Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

a. Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Hải Phịng 70 km về phía Tây Nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hải Phịng ở phía Đơng Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây Nam. Phía Đơng là biển Đơng (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằmtrong vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thái Bình là tỉnh được bao quanh bởi hệ thống sơng Thái Bình với nhiều bãi bồi ven sơng nên tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp như dệt chiếu, xe đay, dệt vải và vùng nguyên liệu cho chế biến nơng sản. Tỉnh có 54 km bờ biển thuận lợi

cho cơng nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, du lịch và vận tải biển.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc điểm tự nhiên của tỉnh tiềm năng lớn nhất đó là khai thác khí đốt, phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất gốm sứ và may mặc...

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2016-2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhất là những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và bệnh Dịch tả lợn Châu phi gây ra đã tác động lớn đến phát triển KT-XH và đời sống nhân dân. Nhưng Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh Thái Bình đã đồn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá và tồn diện các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Bảng 2.1.1 Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay

Đơn vị tính: %

Năm Tổng số

Chia ra Nơng, lâm nghiệp,

thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại Dịch vụ 2016 11,4 2,8 15,6 11,5

2017 11,0 2,46 22,1 8,43 2018 10,53 3,97 20,07 6,68 2019 10,3 -0,78 21,2 7,3 2020 3,2 3,4 3,9 3,4 6 tháng đầu năm 2021 4,92 1,71 7,93 4,35

Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 đến nay

Sáu tháng đầu năm 2021 có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng 6 tháng

đầu năm 2020 (3,69%). Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước đạt 26,947 tỷ đồng, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm 2020. Khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6,571 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ; Khu vực Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 10,770 tỷ đồng, tăng 7,93%; Khu vực Dịch vụ ước đạt 8,089 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ.

Theo đó, tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh năm 2010) bình quân 5 năm (2016-

2020) ước tăng 9,286%/năm, vượt mục tiêu Đại hội XIX đề ra (8,6%/năm), cao hơn mức trung bình cả nước và gấp 1,3 lần mức tăng trưởng của 5 năm 2011-2015

(6,7%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng cơng nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đạt 75,5%, tăng 9,5% so với năm 2015.

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016-2020) ước đạt 235,5 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần giai đoạn 2011-2015, tăng bình quân 7,8%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm ln vượt dự tốn được giao; năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, gấp 1,35 lần năm 2015.

Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất bình quân 5 năm (2016-2020) tăng 2,5%/năm, đạt mục tiêu Đại hội đề ra. Giữ vững năng suất lúa trên 132 tạ/ha/năm, tăng 1,6 tạ/ha so với bình quân nhiệm kỳ trước, sản lượng thóc duy

trì trên 1 triệu tấn/năm. Diện tích cây vụ Đơng hằng năm đạt 36.000 ha, giá trị sản xuất chiếm 25% tổng giá trị sản xuất trồng trọt. Diện tích đất nơng nghiệp được tích tụ, tập trung (theo các hình thức: thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đạt 7.883,6 ha, gấp 10,7 lần so với năm đầu nhiệm kỳ. Hầu hết các mơ hình tích tụ, tập trung ruộng đất đều có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với trước khi chưa được tích tụ, tập trung.

Đặc biệt, đã hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh, vượt trước 3 năm so với mục tiêu Đại hội XIX. 100% dân cư trong tỉnh được cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt (sớm 2 năm so với mục tiêu Đại hội XIX). Xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả bước đầu; phấn đấu hết năm 2021, tồn tỉnh có 6% số xã đạt nơng thơn mới nâng cao.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 15,2%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (13,8%/năm). Một số dự án quy mô lớn (Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhà máy sản xuất Amơn nitrat, hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ...) hồn thành đầu tư đúng tiến độ, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Năng lực sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với năm đầu nhiệm kỳ. Đến nay, tồn tỉnh có 1.060 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký trên 130,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, có trên 850 dự án đang sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 115 nghìn lao động. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất đã thu hồi tại các khu công nghiệp đạt 93,5%, cụm công nghiệp đạt 68,3%. Nghề, làng nghề truyền thống có thị trường tiêu thụ sản phẩm được tạo điều kiện phát triển; đã rà soát, loại bỏ 106 làng nghề không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh (Trang 26 - 28)