Thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực của tỉnh Thái Bình

Chính sách này hỗ trợ đào tạo nhân lực của tỉnh Thái Bình hướng tới mục tiêu hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng lao động làng nghề, phấn đấu đạt chỉ tiêu 100%

làng nghề có lao động được đào tạo qua các nghiệp vụ; thơng qua đó tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn tại các làng nghề đồng thời hướng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện các biện pháp cơ bản như sau:

- Khuyến khích nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề; các lớp đào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và người thiết kế mẫu trong các làng nghề và hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc thơng qua vận động truyền nghề, đào tạo nghề cho lao động trẻ nhằm đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động làng nghề.

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, trong đó có đào tạo nghề nhằm phục vụ cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Người có hộ khẩu thường trú tại Thái Bình được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ: Kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng) từ ngân sách địa phương, mức hỗ trợ đào tạo nghề không quá 600.000đồng/người/tháng nhưng tối đa khơng q 03 triệu đồng/người/khóa học, mỗi vị trí lao động chỉ được hỗ trợ một lần. Kinh phí này được hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng lao động khi có đủ hồ sơ, chứng từ liên quan theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và bản cam kết sử dụng số lao động này từ 12 tháng trở lên của doanh nghiệp. (Quyết định 18/2014/QĐ-UBND

về chính sách khuyến khích đầu tư lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020)

- Đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động; đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ cơng nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn. (Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến cơng trên địa bàn tỉnh Thái Bình)

Những năm qua, công tác phát triển đào tạo, dạy nghề được các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh xác định là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển KT-XH. Do vậy công tác phát triển nghề đã được quan tâm, chú trọng, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từng bước được nâng

lên. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực là hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề, đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề của nghệ nhân, thợ thủ cơng và các hình thức hỗ trợ chi phí đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện theo quy định hiện hành và theo

Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-

2020; Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc học nghề và truyền nghề trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số

207/2015/NQ- HĐND ngày 22/12/2015.

Theo Sở Cơng Thương tỉnh Thái Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm 04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp và 18 trung tâm (12 trung tâm công lập, 06 trung tâm tư thục); 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã cóTrung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 – 2025;

Kế hoạch hành động số 31-KH/TU ngày 05/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quy hoạch 821 cán bộ nhiệm kỳ 2015

– 2020, quy hoạch 984 cán bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 392.357 lượt cán bộ, đảng viên; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, hiệp y bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử cho 448 cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tỉnh đã hỗ trợ cho 11.274 người đào tạo nghề, số lao động có việc làm sau đào tạo là 9.637 người, đạt 85,5%.

Bảng 2.2.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: %

Năm Tỷ lệ lao động qua đào tạo Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

2016 - 44,5

2017 59,4 30,6

2018 64 50

2019 - 52,5

2020 70 56,5

Nguồn: Sở Cơng thương tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, số người học nghề hàng năm tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 44,5% (năm 2016) lên 50% (năm 2018), đến năm 2019 đạt 52,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng qua các năm đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm. Tính trong 5 năm (2016 - 2020) thông qua các giải pháp về việc làm, ước tính tồn tỉnh tạo việc làm mới cho 166.540 lao động, bình quân đạt 33.310 lao động/năm và đạt 101% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Bên cạnh đó, cơng tácphát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề luôn được quan tâm. Đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đượcnâng cao về chuyên mơn, nghiệp vụ đã góp phần nâng cao tỷ lệ giáo viên chuẩn hóa của tỉnh cũng như đáp ứng được yêu cầu về giáo viên, người dạy nghề.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tình hình thực tế, giáo dục nghề nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo hướng cầu của thị trường lao động; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội

khác. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tư vấn, tuyển sinh học nghề đối với người lao động.Việc phối hợp, liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được tổ chức thực hiện. Đặc biệtchính sách về dạy nghề được đổi mới, đặc biệt ưu đãi đối với nhóm lao động thuộc hộ nghèo, hộ gia đình người có cơng với cách mạng, hộ bị thu hồi đất, phụ nữ bị mất việc làm... đã khuyến khích được nhiều người lao động tham gia học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, ổn định đời sống và an sinh xã hội, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh hàng năm.

Công tác phát triển chiến lược dạy nghề giai đoạn 2016-2020 ở Thái Bình với sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành, các cấp bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của xã hội, người dân, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp đã có những bước chuyển tích cực. Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế, khó khăn trong nhận thức của một số bộ phận người dân vẫnchú trọng việc học đại học; coi việc học nghề chưa phải là chỗ dựa vững chắc đối với việc lập nghiệp; công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của cơng tác đào tạo nghề nghiệp; chưa có chế tài cụ thể để gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo có địa chỉ và thực hiện tốt việc giải quyết việc làm sau đào tạo.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)