Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên (Trang 98 - 102)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2.Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Mô hình Tổ TK&VV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, 6/9 công đoạn NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã ủy thác cho tổ chức hội, đoàn thể đảm nhiệm. Chính vì thế để nâng cao chất lƣợng cho vay HSSV của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thì việc củng cố và hoàn thiện Tổ TK&VV là việc làm rất quan trọng. Để làm đƣợc việc này, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

- Quán triệt và chấn chỉnh hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội: Tổ TK&VV bao gồm các tổ viên là các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách cƣ trú trên địa bàn dân cƣ trong phạm vi cấp thôn, do các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập. Tổ TK&VV thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp một số khâu trong quy trình cho vay, cụ thể: Nhận đơn xin vay vốn của ngƣời vay, tổ chức họp bình xét công khai danh sách và trình UBND xã phê duyệt; gửi bộ hồ sơ đƣợc UBND xã phê duyệt lên Ngân hàng nơi phục vụ để phê duyệt; khi có thông báo giải ngân của Ngân hàng, thông báo cho ngƣời vay đến địa điểm giao dịch của Ngân hàng để nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi đến hạn hoặc Tổ trƣởng tổ TK&VV trực tiếp nộp số lãi thu đƣợc trong kỳ cho Ngân hàng (nếu đƣợc ủy nhiệm thu lãi, có ghi trong hợp đồng ủy thác đã ký với Tổ); thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; phát hiện kịp thời những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho cán bộ Ngân hàng tại buổi giao ban hàng tháng để lập biên bản xử lý theo quy định.

- Trên địa bàn của thôn có nhiều hộ thuộc đối tƣợng vay vốn, có nhu cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thỏa thuận với các tổ chức chính trị - xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để có nội dung thi đua phong phú cho hoạt động của hội, đoàn thể tại thôn, bản. Tổ viên trong Tổ TK&VV không nhất thiết là hội viên của tổ chức hội (ví dụ: Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập tổ thì tổ viên có thể là phụ nữ, nông dân hoặc cựu chiến binh, miễn là ngƣời vay vốn tin tƣởng và tự nguyện gia nhập); Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập, quản lý và giám sát thì tổ đó là Tổ TK&VV của Đoàn Thanh niên.

- Thƣờng vụ của tổ chức hội, đoàn thể cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thƣờng trực) không đƣợc kiêm nhiệm tham gia Ban quản lý tổ, Tổ trƣởng tổ TK&VV. Phải tách bạch bằng đƣợc chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của Tổ TK&VV. Thƣờng vụ các tổ chức hội ở cấp xã cũng không đƣợc chỉ định các chi hội trƣởng ở cấp thôn làm Tổ trƣởng; chấm dứt mọi hình thức tổ nhỏ trong tổ lớn (Tổ lớn do hội đoàn thể cấp xã và tổ nhỏ là chi hội đoàn thể ở thôn), việc bình xét Ban quản lý tổ, Tổ trƣởng Tổ TK&VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.

- Các đơn vị Ngân hàng chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn để thực hiện cho vay với số lƣợng tổ viên nên có từ 35 đến 50 ngƣời. Tổ TK&VV phải có Ban quản lý tổ có từ 2 đến 3 ngƣời biết ghi chép sổ sách. Tổ TK&VV phải có số lƣợng tổ viên nhƣ vậy thì thu nhập từ tiền hoa hồng do NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trả mới đáng kể và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn. Trừ một số nơi vùng sâu, vùng xã có số hộ ở trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau; việc sắp xếp tổ chức lại Tổ TK&VV đồng thời là việc phải tổ chức bầu chọn Tổ trƣởng, Ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ Ngân hàng cùng phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hƣớng dẫn Tổ TK&VV chọn ngƣời có đủ năng lực, có uy tín đứng ra làm Tổ trƣởng. Tiền phí dịch vụ hoa hồng NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trả cho Tổ TK&VV là thu nhập thuộc toàn quyền sử dụng của Tổ, ngoài sử dụng cho chi phí sinh hoạt chung của Tổ thì phần lớn (80% - 90%) dùng để bồi dƣỡng cho Ban quản lý Tổ.

- Tiếp tục củng cố tổ chức Tổ TK&VV, bảo đảm hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức chính trị - xã hội và theo địa bàn dân cƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể hóa các điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ tổ chức chính trị - xã hội và Ban quản lý Tổ TK&VV tham gia dịch vụ ủy thác.

- Để tổ chức hội nhận ủy thác tích cực đôn đốc thu hồi hộ vay trả nợ theo phân kỳ thì trong tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động của tổ chức hội nên bổ sung tiêu chí tỷ lệ thu nợ phân kỳ nói riêng và tỷ lệ thu nợ chung của chƣơng trình HSSV.

Tăng cƣờng đôn đốc thu hồi nợ của Tổ TK&VV

Chƣơng trình tín dụng HSSV đƣợc thực hiện theo phƣơng thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua việc bình xét của TK&VV ở thôn, tổ dân phố. Khi vay vốn, ngƣời vay phải gia nhập tổ TK&VV do tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cho NHCSXH quản lý. Tổ TK&VV đƣợc thành lập theo thôn, tổ dân phố. Tổ TK&VV là những ngƣời gần gũi nhất với hộ gia đình, nắm bắt đƣợc mức thu nhập, nguồn thu nhập của hộ gia đình, nắm bắt đƣợc những biến động về đời sống kinh tế, xã hội của hộ gia đình vay vốn; có trách nhiệm đôn đốc hộ gia đình trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã cam kết thông qua các buổi sinh hoạt Tổ TK&VV.

Mặt khác, khi gia đình ngƣời vay gặp rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì Tổ TK&VV cũng là ngƣời nắm rõ nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại để kịp thời thông báo cho tổ chức Hội, cho ngân hàng để có thể đề xuất biện pháp xử lý thích hợp hỗ trợ hộ gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

- Đối tƣợng phục vụ của NHCSXH phải là những đối tƣợng chính sách theo đúng các quy định của Nhà nƣớc và của các đơn vị ủy thác, đƣợc tổ chức vào các Tổ TK&VV; mỗi lần vay vốn phải đƣợc bình xét công khai tại các Tổ TK&VV và đƣợc chính quyền cấp xã, phƣờng xác nhận.

- Các thành viên của Tổ TK&VV giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn vay. Khi một thành viên của Tổ gặp rủi ro không trả đƣợc nợ, các thành viên khác có trách nhiệm giúp đỡ; trƣờng hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan, cùng nhau tìm biện pháp khắc phục và đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

- Thành viên các Tổ TK&VV có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ, các lớp tập huấn do NHCSXH, các đoàn thể và các ngành tổ chức; kiến nghị với NHCSXH khi phát hiện những quy định không phù hợp và những tồn tại, thiếu sót trong việc sử dụng vốn vay của các thành viên khác.

Việc trả nợ phân kỳ phải đƣợc nhắc nhở tại mỗi kỳ họp của Tổ, tạo ý thức, trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ. Ngƣời tổ trƣởng phải nắm đƣợc nợ đến

hạn của từng thành viên. Tổ trƣởng đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận.

Ngoài việc hàng tháng ngƣời tổ trƣởng thu lãi, phải quan tâm nhắc nhở đôn đốc tổ viên trả nợ theo đúng phân kỳ. Trong cuộc họp, tổ trƣởng phải động viên, khuyến khích, biểu dƣơng những ngƣời thực hiện tốt phân kỳ trả nợ. Để các tổ viên luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, sắp xếp hợp lý nguồn thu nhập gia đình để có tiền trả nợ theo phân kỳ.

- Đánh giá phân loại tổ TK&VV cần phải bổ sung thêm tiêu chí tỷ lệ thu nợ phân kỳ, tỷ lệ thu nợ kỳ cuối, tỷ lệ thu nợ chung của chƣơng trình HSSV để tính điểm khi xếp loại, từ đó các tổ TK&VV sẽ quan tâm, nâng cao trách nhiệm của mình hơn trong việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đồng thời cũng giúp cho NHCSXH đánh giá đƣợc sát đúng hơn khả năng trả nợ của khách hàng và chất lƣợng tín dụng của chƣơng trình.

- Thông qua giao ban tại điểm giao dịch, Tổ TK&VV phải báo cáo cụ thể nguyên nhân những hộ chƣa trả đƣợc nợ, đề xuất biện pháp xử lý.

Tóm lại, Tổ TK&VV là một thành tố rất quan trọng trong chuỗi quy trình hoạt động cấp tín dụng ƣu đãi của NHCSXH.Tổ TK&VV hoạt động có chất lƣợng tốt thì vốn và chất lƣợng tín dụng sẽ đƣợc đảm bảo.

Đối với công tác thu hồi nợ chƣơng trình tín dụng HSSV, tổ trƣởng và tổ TK&VV cần phải đảm bảo 5 biết là: biết nợ đến hạn, biết kiểm tra đôn đốc, biết khó khăn vƣớng mắc, biết khả năng trả nợ và biết xử lý nợ.

Một phần của tài liệu Tài liệu chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên (Trang 98 - 102)