Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng trongcho vay học sinh sinh viêncủa

Một phần của tài liệu Tài liệu chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên (Trang 44)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng trongcho vay học sinh sinh viêncủa

Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh sinh viên của một số chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội khác

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thƣơng mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hải Phòng là một thành phố có dƣ nợ tín dụng HSSV ở mức cao trong hệ thống NHCSXH. Thực hiện

phƣơng châm (Giao dịch tại xã, giải ngân tận hộ) dƣ nợ tín dụng HSSV tăng “từ

6.388 tỷ đồng năm 2015 lên 10.731,4 tỷ đồng năm 2019. Khoản tín dụng này đã có mặt tất cả các xã/ phƣờng, quận/ huyện trong toàn thành phố. HSSV ngày càng dễ dàng tiếp cận với vốn cho vay của chính sách, và chính sách đã phát huy hiệu quả, đó chính là kết quả đạt đƣợc khá ấn tƣợng của NHCSXH Hải Phòng sau 16 năm hoạt động. Sở dĩ đạt đƣợc kết quả trên là nhờ các biện pháp cụ thể của ban lãnh đạo chi nhánh NHCSXH Hải Phòng trong công tác quản lý tín dụng cho HSSV Cụ thể:

- NHCSXH TP đã tích cực tham mƣu cho UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT, ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện; tổ chức tập huấn đến cán bộ

của NHCSXH trong toàn thành phố, cán bộ chủ chốt của UBND cấp xã/ phƣờng, cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội cấp quận/ huyện, xã/ phƣờng và Ban quản lý tổ TK&VV; sự chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của các cấp lãnh đạo đã kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc cho cơ sở để chƣơng trình tín dụng HSSV đƣợc thực hiện nhanh, đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng.

- Thực hiện nhiều biện pháp để củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ TK&VV, của hoạt động ủy thác với các tổ chức hội đoàn thể các cấp, của các Tổ giao dịch lƣu động và điểm giao dịch tại xã/ phƣờng. Hiện nay với mạng lƣới tổ TK&VV phủ kín trên khắp các thôn, xóm trong toàn TP cùng với nhiều điểm giao dịch tại xã/ phƣờng của NHCSXH; đồng thời thực hiện đƣợc dân chủ công khai từ cơ sở, góp phần xã hội hóa hoạt động của chƣơng trình.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh cũng nhƣ các cơ quan báo đài từ TW để tuyên truyền sâu rộng nội dung của chƣơng trình để mọi ngƣời dân cũng nhƣ các cấp tham gia biết để vừa phối hợp vừa giám sát, đảm bảo chƣơng trình thực hiện công khai dân chủ, kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót và khắc phục. NHCSXH thành phố đã thực hiện 5 phóng sự, 17 bài báo trên tất cả các kênh từ TW đến địa phƣơng. Tổ chức giao dịch theo lịch cố định, niêm yết công khai chính sách, quy trình, thủ tục, danh sách hộ vay tại 100% UBND các xã/phƣờng trong toàn TP đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong quá trình vay vốn, trả nợ.

- Để tạo thuận lợi cho hộ gia đình và HSSV trong việc vay vốn và sử dụng tiền vay, NHCSXH đã phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng công thƣơng tổ chức giải ngân tiền vay qua thẻ ATM mang tên SV lập nghiệp. Qua hơn 1 năm triển khai đã phát hành đƣợc 15.334 thẻ với số tiền 222,3 tỷ đồng. Việc giải ngân qua thẻ đảm bảo an toàn cho khách hàng, tiết giảm chi phí lƣu thông.

- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chƣơng trình tín dụng đối với học sinh, SV không chỉ riêng NHCSXH mà là trách nhiệm của chính quyền, các ban, ngành liên quan từ TW đến địa phƣơng từ khâu bình xét, xác nhận, phê duyệt đối tƣợng vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay đến khâu kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành trả nợ cho Nhà nƣớc khi nợ đến hạn,… Do đó NHCSXH Hải Phòng đã tích

cực tham mƣu cho UBND, Ban đại diện HĐQT ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, các Sở, ngành liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo vốn đến đúng đối tƣợng, đúng mục đích, thu hồi vốn an toàn.

Qua 2 đợt kiểm tra của các đoàn liên ngành cấp Bộ (Bộ Giáo dục, Lao động thƣơng binh xã hội, NHCSXH), 2 đợt kiểm tra toàn diện của NHCSXH Hải Phòng, các đợt kiểm tra thƣờng niên theo kế hoạch của NHNN, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, đặc biệt là 2 đợt kiểm tra của Ban Kiểm tra Hải Phòng và Kiểm toán Nhà nƣớc trong năm 2019 đã kiểm tra đƣợc 23.965 lƣợt hộ vay. Các đoàn kiểm tra đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của NHCSXH cũng nhƣ các ban, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình. Kết quả kiểm tra khẳng định vốn vay đƣợc chuyển tải đúng đối tƣợng thụ hƣởng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của

ngƣời dân, tỷ lệ xác nhận đối tƣợng tín dụng sai thấp 87 hộ” chỉ chiếm 0,08% so với

tổng số hộ đƣợc vay. Các trƣờng hợp sai sót đã đƣợc chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung Tây Nguyên, với 55 NHTM, một NHCSXH, và nhiều tổ chức tài chính khác,… Việc thực hiện tín dụng đối với HSSV đến nay đã hơn 20 năm và là một trong những địa phƣơng thực hiện chƣơng trình này khá sớm, đồng bộ cho tất cả các nơi trên địa phƣơng và đạt đƣợc những kết quả khả thi. Dƣ nợ tín dụng HSSV đến cuối tháng 12/2019 là 14,529 tỷ đồng, với 2.688 hộ vay, nâng tổng số dƣ nợ tín dụng HSSV trên địa bàn lên hơn 317 tỷ đồng với 15.969 hộ vay. Nguồn vốn đã tạo điều kiện giúp cho hàng nghìn HSSV theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung

cấp chuyên nghiệp ở trong và ngoài thành phố đƣợc vay vốn phục vụ học “tập.

Thành phố đã quán triệt cho vây đúng đối tƣợng. Nét nổi bật trong hoạt động này là: - Ngân hàng khảo sát lại số lƣợng, nhu cầu vay vốn của các em. PGD

NHCSXH các quận, huyện cũng nhƣ các điểm giao dịch các xã, phƣờng cùng với chính quyền, đoàn thể cơ sở, các tổ TK&VV đã thông báo tới các thôn, tổ về nội dung chƣơng trình tín dụng đối với HSSV, phổ biến tiêu chuẩn, hƣớng dẫn thủ tục vay vốn, mức vay mới…

- Để công tác giải ngân vốn tín dụng HSSV năm học mới hiệu quả, kịp thời và đúng đối tƣợng, NHCSXH thành phố đã chỉ đạo toàn hệ thống tập trung ƣu tiên cho nguồn vốn vay HSSV, kịp thời đƣa nguồn vốn này tới các hộ nghèo, với mục tiêu không để em nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. PGD các quận, huyện, xã, phƣờng chủ động làm việc với chính quyền các cấp, thôn trƣởng, tổ trƣởng tổ TK&VV cùng các thành phần liên quan bình xét công khai, dân chủ, chính xác ngay từ các thôn, tổ làm cơ sở để tín dụng đúng đối tƣợng.

- Chƣơng trình tín dụng cho HSSV sẽ nhanh chóng giải ngân khi đúng đối tƣợng vay. Để không mất chi phí đi lại của ngƣời dân, hiện trên địa bàn thành phố có 1.796 Tổ TK&VV với 56 điểm giao dịch tại 56 xã, phƣờng đã sẵn sàng phục vụ ngƣời có nhu cầu vay.

- Hầu nhƣ tất cả các quận, huyện đều có gia đình có nhu cầu vay vốn cho con em học tập. Số lƣợng HSSV này tăng dần theo thời gian, và tăng khá cao trong khoảng thời gian đầu năm học mới này. Vì vậy, lãnh đạo NHCSXH Thành phố đề nghị chính quyền các xã, phƣờng ƣu tiên dành thời gian xác nhận cho hộ đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ.

- Phối hợp với các tổ TK&VV để kiểm tra bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo… Liên hệ với các đơn vị trƣờng học của HSSV vay vốn để kiểm tra việc đóng học phí. Sau đó, NH gửi kết quả về lại cho tổ vay vốn đối với các trƣờng hợp sử dụng vốn sai mục đích. Trên cơ sở đó, Tổ vay vốn kết hợp với các tổ trƣởng dân phố, thông báo tình hình đến các hộ gia đình (ngƣời đi vay) để tìm hƣớng xử lý.

- Yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch với NH. Và NH cần phải kiểm tra sổ sách của ban quản lý tổ, việc bình xét tín dụng.

- Tổ chức các buổi tập huấn có thể diễn ra định kỳ 1 tháng/1 lần. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ với Tổ trƣởng tổ TK&VV tại các điểm giao dịch tại xã, phát động các phong trào thi đua khen thƣởng xã, phƣờng, tổ không có nợ quá hạn.

1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội

Thứ nhất, về đối tƣợng tín dụng. Cần đặt ra tiêu chí tín dụng, điều này rất cần thiết vì tiêu chí sẽ tạo động lực giúp HSSV học tập tốt hơn đây là yếu tố quan trọng để HSSV dễ dàng tìm kiếm đƣợc việc làm, có thu nhập cao, hoàn thành tốt việc trả nợ ngân hàng. NHCSXH chi nhánh Hà Nội cũng cần học tập kinh nghiệm này đƣa vào tiêu chí xét giảm lãi suất cho HSSV có thành tích học tập tốt.

Thứ hai, về mức vay: Mức tín dụng hiện nay của Việt Nam còn quá thấp chƣa đủ chi phí cho sinh hoạt, chƣa kể đến chi phí mua các đồ dùng thiết yếu cho học tập của HSSV. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý của các hộ gia đình có HCKK, vì:

(1) Mức vay thấp thủ tục phức tạp, họ không muốn vay từ NHCSXH mà vay ngoài với lãi suất cao hơn; (2) Mức vay thấp, họ phải bỏ thêm một lƣợng chi phí quá lớn điều này vƣợt qua khả năng tài chính của hộ nghèo, họ buộc phải cho con nghỉ học. Mục tiêu giải quyết khó khăn về tài chính cho HSSV không đạt đƣợc. (3) Bên cạnh đó tín dụng định mức cố định nhƣ hiện nay cũng không phù hợp, bởi các ngành học khác nhau mức học phí khác nhau, chi phí mua sắm đồ dùng học tập khác nhau. Theo kinh nghiệm của các quốc gia mức vay phù hợp phải đảm bảo ba yếu tố cần thiết: đủ kinh phí tài trợ, thông tin về nhu cầu tài chính của SV (có thể qua khảo sát về chi tiêu của SV) và các chính sách phân bổ phù hợp tránh cào bằng về mức vay.

Thứ ba, về phƣơng thức tín dụng và giải ngân vốn vay. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, tín dụng theo tổ nhóm có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả tổ trong việc thụ hƣởng tín dụng ƣu đãi, đồng thời cho phép các tổ có quyền quyết định cách thức giải ngân vốn, điều này có tác dụng tích cực khuyến khích sự hoạt động và trách nhiệm của tổ trƣởng, tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm cao hơn trong mỗi tổ, vốn ƣu đãi đến đúng hộ gia đình HSSV có HCKK. Thông thƣờng các

quốc gia thực hiện giải ngân qua thẻ, điều này nhằm mục đích hạn chế tối đa HSSV sử dụng tiền tín dụng đóng học phí không đúng mục đích, học phí luôn đến đƣợc nơi cần thu (nhà trƣờng), ngân hàng kiểm soát đƣợc vốn vay.

Thứ tƣ, công tác thu hồi nợ, có thể áp dụng một số biện pháp nhƣ Tín dụng phần gốc trả lãi theo tháng để tạo lập cho hộ gia đình nghèo thói quen tiết kiệm trả lãi dần; có chế độ khen thƣởng đối với các tổ TK&VV kết hợp thông tin đại chúng gửi các thông điệp tích cực thu hút bổn phận công dân; thành lập bộ phận thu hồi nợ và thực thi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, cập nhật thông tin về thị trƣờng lao động để HSSV có thể tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Thứ năm, công tác thông tin. Thành lập trung tâm quản lý thông tin dữ liệu liên quan đến HSSV nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách sẽ giúp cho cán bộ tín dụng NH có đủ dữ liệu phân tích đánh giá hiệu quả của vốn vay, nhƣ thông tin về gia đình, thu nhập chính của gia đình, trƣờng học, ngành học, kết quả học tập đồng thời những thông tin về nhu cầu vay vốn của HSSV để NHCSXH chủ động nguồn vốn đảm bảo tất cả HSSV đều đƣợc vay vốn, giải ngân kịp thời nhƣ ở Hải Phòng.

Thứ sáu, công tác cán bộ. Quan tâm đến đào tạo bồi dƣỡng cán bộ ngân hàng ngoài việc giỏi về chuyên môn, rất cần đến giáo dục đạo đức, nghề nghiệp, phong cách giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng bởi vì khách hàng là những gia đình HSSV

nghèo, HSSV mồ côi tâm lý tự ti, dễ mặc cảm cho” nên cán bộ NHCSXH cần tạo ra

sự quan tâm gần gũi với các khách hàng, để ngƣời nghèo coi NHCSXH là ngƣời bạn gần gũi và họ mới thực sự giữ chữ tín với ngân hàng.

Thứ bảy, Phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội liên quan đến tín dụng cho HSSV. Công tác bình xét, sử dụng vốn vay, trả nợ sau khi HSSV có việc làm. Muốn làm tốt công việc này cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình, thủ tục, biểu mẫu hóa các đơn từ, mẫu xác nhận, cam kết trả nợ. Công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng cho HSSV.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRONGCHO VAYĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NHCSXH CHI NHÁNH THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh

Chi nhánh “Ngân hàng chính sách xã hội TP. Hà Nội (NHCSXH Hà Nội) đƣợc

thành lập theo Quyết định Số 18/QĐ –HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Đây là đơn vị thành viên của NHCSXH. Ngày 11/04/2003, Chi nhánh Hà Nội đã khai trƣơng đi vào hoạt động với chức năng, nhiệm vụ là: Nhận bàn giao vốn từ Kho Bạc Hà Nội, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhận uỷ thác từ các chủ dự án, từ ngân sách Thành phố, Ngân sách các Quận/Huyện và vốn huy động trên thị trƣờng để cho vay các đối tƣợng:

(1) Hộ nghèo: Gồm các hộ nghèo ở vùng II, III và các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa; hộ nghèo thuộc các khu vực khác trên cả nƣớc.

(2) Các đối tƣợng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các tổ chức sản xuất của thƣơng binh, ngƣời tàn tật và các đối tƣợng chính sách khác.

(3) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vay vốn để mua sắm phƣơng tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập.

(4) Các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài, cho vay xuất khẩu lao động, vay vốn để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay…

(5) Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn

(6) Một số đối tƣợng khác theo quyết định của Chính phủ: Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho các hộ dân, cho vay làm nhà vƣợt lũ Đồng bằng sông Cửu Long…

Do đƣợc hình thành từ việc cải tổ hoạt động của mô hình Ngân hàng Ngƣời nghèo, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trƣớc

Một phần của tài liệu Tài liệu chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên (Trang 44)