Định hướng của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu hợp tác thương mại việt nam – liên minh châu âu trong lĩnh vực dệt may trước và sau năm 1986 (Trang 39 - 41)

2. Một số đánh giá về thực trạng thương mại dệt may Việt Nam-EU.

3.1. Định hướng của ngành dệt may Việt Nam

Phát triển ngành dệt may ngang tầm nhiệm vụ một ngành công nghiệp chủ lực và sánh ngang trình độ phát triển của ngành dệt may các nước trong khu vực và phát triển trên thế giới , ngành dệt may đã xây dựng một quy hoạch phát triển đến năm 2015 . Trong đó mục tiêu và những định hướng được xác định cụ thể như sau:

Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 5: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1. Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000

2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000

3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300

- Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650

- Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000

- Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000

4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra đến năm 2015 nghành dệt may cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là: Tập trung đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hoá nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài, từ khu vực tư nhân để tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Lý giải về vấn đề này, theo ông Trần Quang Nghị, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam là một trong những vắ dụ tiêu biểu cho việc thực hiện thành công công tác cổ phần hoá. Trước khi cổ phần hoá (năm 2001), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của các đơn vị thành viên của Tập đoàn chỉ đạt 3,2%. Nhưng sau khi thực hiện cổ phần hoá, lợi nhuận tăng tới 12,3 lần, doanh thu tăng 4 lần và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 24,6%. Tập đoàn là đơn vị có vốn nhà nước nhỏ nhất trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt gấp 14 lần vốn chủ sở hữu, xuất siêu gấp 7,6 lần vốn chủ sở hữu. Tập đoàn cũng tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 120.000 lao động và rất nhiều lao động của các ngành phụ trợ.

Hai là: Tập trung vốn vào các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng ngành nghề cốt lõi. Thực hiện đầu tư phát triển theo chủ trương: với ngành dệt, nguyên liệu tập trung, gần các khu công nghiệp sản xuất sợi-dệt-nhuộm. Còn đối với ngành may, thực hiện đầu tư phân tán, ưu tiên khu vực miền Trung và các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Kết hợp phát triển đầu tư ngành may gắn liền với công tác xoá đói giảm nghèo. Phấn đấu đạt mục tiêu Ộmỗi người công nhân dệt may có thu nhập nuôi được thêm ắt nhất một người phụ thuộc theo mặt bằng chi phắ tại nơi doanh nghiệp đóngỢ.

Ba là: Nâng cao chất lượng dự báo và đánh giá thị trường; theo dõi sát sao tình hình tại các thị trường dệt may chắnh là Mỹ, EU và Nhật Bản; tìm kiếm và khai thác cơ hội tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Nga, Đông Âu, Nam MỹẦ nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các thị trường dệt may chắnh và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Ông Trần Quang Nghị cho rằng, Tập đoàn cần thay đổi tầm nhìn đối với thị trường Trung Quốc, không chỉ coi thị trường này là nguồn cung cấp

nguyên phụ liệu dệt may chủ yếu mà còn coi đây là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.

Bốn là: đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thị trường nội địa, phát triển thương hiệu và mẫu mã với mục tiêu đảm bảo phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Phát triển hệ thống tiêu thụ rộng khắp tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn, nơi có 70% dân số của cả nước.

Năm là: tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trung và cao cấp theo các chuyên ngành quản lý, công nghệ. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang chất lượng cao; đào tạo gắn với quy hoạch phát triển theo vùng, miền.

Sáu là: chuyển dần phương thức sản xuất gia công sang hình thức FOB và ODM, phấn đấu đến năm 2015 tăng tỷ lệ FOB từ 38% lên khoảng 50% và ODM từ 5% lên 10%.

Bảy là: hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu thông qua tăng cường sử dụng xơ PE từ các doanh nghiệp trong nước, mở rộng diện tắch trồng bông và các loại cây có sợi khác.

Tám là: chất lượng sản phẩm. Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như quản lý tinh gọn, quản lý chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về mọi mặt.

Chắn là: phân định trách nhiệm từng đối tượng tham gia thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu hợp tác thương mại việt nam – liên minh châu âu trong lĩnh vực dệt may trước và sau năm 1986 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w