Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua

Một phần của tài liệu hợp tác thương mại việt nam – liên minh châu âu trong lĩnh vực dệt may trước và sau năm 1986 (Trang 33 - 39)

2. Một số đánh giá về thực trạng thương mại dệt may Việt Nam-EU.

2.3.Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu

EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của cả thế giới. Sức tiêu thụ ngày một tăng cao. Không những vậy, thị trường EU là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Có thể thấy qua vài con số về kim ngạch nhập khẩu:

Bảng : KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua

Đơn vị: triệu USD

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

KNXK 841 1243 1459 1704 1644 2158 2600 2500

% tăng 27,42 47,8 17,37 16,79 -3,7 31,26 20,5 -3,8

Năm 2005, việc EU không áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may của Việt Nam hơn cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Thị trường EU có mức tăng trưởng khá ổn định, đạt được 841 triệu USD tăng 27,42% so với năm 2004

Giai đoạn từ 2006 là giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO và chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng tình hình xuất khẩu dệt may sang EU vẫn phát triển.Riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào EU đạt 1243 triệu USD, tăng 47,8% so với 2005.

Trong số các nước EU thì Đức là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2008, Đức với kim ngạch 19,4 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm đạt 59,2 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kì năm 2007. Tiếp đến là Anh, xuất khẩu tháng 2 đạt 12 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đạt 44,2 triệu USD, tăng 31,4%

so với cùng kì; kim ngạch xuất khẩu sang Pháp 2 tháng đầu năm đạt 22,4 triệu USD, tăng 17,8%; sang Hà Lan 22,35 triệu USD, tăng 40%; sang Tây Ban Nha đạt 20,8 triệu USD, tăng 24,6%... Nhưng tốc độ xuất khẩu của ngành dệt may trong tháng 3/2008 đã chững lại, khi tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng này chỉ xấp xỉ mức tháng 2/2008. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng như tuân thủ quy chế mới về an toàn cho người tiêu dùng. Do đó, dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này giảm hơn 11% so với cùng kì năm trước.

Năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may may của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn bởi kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái; Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không còn hạn ngạch; Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU vẫn đạt 1644 triệu USD (giảm 3,7% so năm 2008).

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh 31,26% so với năm 2009, và dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trắ top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 2.6 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2010. Năm 2012, mặc dù đặt nhiều kỳ vọng xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường EU, nhưng yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm dệt may tại thị trường này có phần khắt khe hơn ở Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến hàng dệt may sang EU không tăng như mong đợi. Đây là nguyên nhân chắnh khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU đạt 2,5 tỷ USD, giảm 3.8% so với năm 2011.

Về tỷ trọng, mặc dù thị trường EU từ vị trắ số 1 đã tụt xuống vị trắ thứ 2 trong KNXK dệt may của Việt Nam, nhưng trong thời gian tới EU vẫn được xác định là thị trường mục tiêu của dệt may Việt Nam, một thị trường đầy tiềm năng, chỉ tiêu đặt ra trong năm 2013 này là KNXK đạt 2,4 tỷ USD. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tăng KNXK sang EU nhiều hơn.

2.3.2. C ơ cấu m ặt h àng dệt m ay Việt Nam xu ấ t khẩu s ang E U

Có thể nhận thấy rằng dệt may Việt Nam đang trong tình trạng thiếu trầm trọng đội ngũ thiết kế giỏi, do đó những mặt hàng xuất khẩu của chúng ta thường đơn giản về mẫu mã, chủng loại và màu sắc. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may đã nỗ lực nhiều trong khâu thiết kế và đa dạng hoá sản phẩm nhưng do một số điều kiện có hạn nên sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang EU nói riêng vẫn chỉ là những sản phẩm truyền thống như: áo sơ mi, áo khoác, quần âu, áo jacketẦ

Các sản phẩm quần âu, áo sơ mi, áo jacket chiếm phần lớn trong KNXK của nước ta. Các sản phẩm này là các sản phẩm truyền thống của ta, là những sản phẩm dễ làm, không có độ phức tạp cao. Giai đoạn 2002-2004 là giai đoạn xuất khẩu dệt may sang EU tăng cao, một phần là do EU tăng hạn ngạch dệt may sau khi ký Hiệp định khung về quan hệ Việt Nam Ờ EU. Đến năm 2006, các mặt hàng có KNXK cao và tăng mạnh là: áo jacket, áo sơ mi, quần âu, áo khoácẦ bên cạnh đó lại giảm xuất ở các

mặt hàng như: áo len, đồ lót, khăn, càvạtẦ

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2011 các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là: áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần shortẦ và giảm xuất ở một số mặt hàng như: áo len, đồ lót, khăn, áo nỉ, găng tay, hàng may mặcẦ Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có KNXK tăng cao nhất. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket. Tuy nhiên xét theo tổng KNXK thì áo jacket là mặt hàng có KNXK cao nhất

Năm 2012 là năm kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU giảm đáng kể do nhu cầu tiêu dùng tại các nước EU đã sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người tiêu dùng EU phải thắt chặt chi tiêu. Hy vọng trong những năm tới KNXK dệt may sang thị trường EU sẽ tiếp tục lấy lại đươc đà tăng trưởng. Trong những năm tới việc đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm và sự quan tâm nhiều hơn của chắnh phủ, các bộ ban ngành liên quan đến ngành dệt may sẽ có những chiến lược phát triển ngành dệt may phù hợp hơn, có những chắnh sách hỗ trợ đào tạo cán bộ cũng như công nhân có trình độ cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khoa học công nghệ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang EU sẽ đa dạng hơn về mẫu mã và chất lượng, ngày càng có nhiều những sản phẩm có tắnh phức tạp được sản xuất và xuất khẩu

Đối với hàng hoá trong lĩnh vự dệt may nhập từ EU vào Việt Nam, tỷ lệ hàng thành phẩm rất ắt, chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu và hoá chất. Mặc dù chất lượng hàng dệt may của EU rất cao, nhưng kắch thước mẫu mã mầu sắc lại không phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam.

Nhìn chung cơ cấu trao đổi hàng hoá đã thể hiện đúng khả năng và nhu cầu của mỗi bên. Cơ cấu trao đổi này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Việt Nam đang theo đuổi. Trong những năm tới, chúng ta cần phải tiếp tục khai thác thị trường EU theo hướng này. Có như vậy chúng ta mới tận dụng được tiềm năng của mình và khai thác được các mặt mạnh của EU

.

Thành quả đã đạt được trong những năm qua là kết quả của những lỗ lực từ hai phắa. Phắa Việt Nam, chúng ta không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu các khách hàng EU. Ngược lại EU cũng dành cho chúng ta những điều kiện có lợi để thúc đẩy quan hệ buôn bán mặt hàng này. Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường kỹ tắnh như EU trong khi chúng ta chưa phải là thành viên của WTO quả là đIều hết sức khó khăn. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường EU có tăng, song đó vẫn chưa phải là tất cả những gì chúng ta mong đợi. Nguyên nhân của việc này cũng chắnh là khó khăn thách thức má các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối đầu khi thâm nhập thị trường EU.

Thứ nhất : Phương châm Ộmay làm lối ra cho dệtỢ chưa được thể hiện trong việc sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU. Vải sản xuất trong nước không đáp ứng được độ đồng đều về mầu sắc, độ co rút sự đa dạng chủng loại, tắnh thời trang Ầ Chẳng hạn với tiêu chuẩn vải may sơ mi xuất khẩu sang thị trường EU là sợi bông 100% nhưng yêu cầu hình thức như Polyeste thì các công ty dệt may Việt Nam đều không đáp ứng được . Ngoài chênh lệch sản phẩm giữa dùng sợi nội và sợi ngoại là khá lớn, giá bán vải nội có khi còn cao hơn cả giá vải nhập khẩu, dùng vải nội phải chịu mấy lần tắnh thuế ( thuế sợi, vải mộc, vải thành phẩm Ầ). Với tình hình trên phắa các doanh nghiệp may chưa tìm thấy sự hấp dẫn của vải nội và cũng chưa tắch cực tìm kiếm cơ hội. Mặt khác vấn đề nguyên liệu chắnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phương thức gia công chiếm tỷ lệ chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU.

Thứ hai : Ở Việt Nam ngành kinh doanh mẫu mốt chưa trở thành một ngành kinh tế độc lập. Trong khi Châu Âu là cái nôi thời trang của thế giới, người Châu Âu nổi tiếng Ộsành ăn , sành mặcỢ. Chắnh vì thế, hầu hết mẫu mã của hàng dệt may sang thị trường EU do phắa đối tác cung cấp. Với khả năng hiện tại, mẫu mã sản phẩm chúng ta chưa có tắnh chủ động, sáng tạo, có bản sắc riêng mà được khách hàng EU chấp nhận.

Hiện nay đa số các cơ sở thiết kế thời trang của ta thường làm theo kiểu Photocopy bằng cách cóp nhặt tổng hợp các mẫu mã vốn đã được lăng xê thành sản phẩm trước đó . Ngay ở Viện mẫu thời trang Ờ nơi được xem là cơ sở làm việc có bài bản nhất ở Việt Nam thì các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu mẫu mốt có thể nói gần như không có gì :

không có hệ thống máy vi tắnh, việc thiết kế làm bằng thủ công, sự hiểu biết thị hiếu mẫu mốt nước ngoài quá ắt ( vì không có tài chắnh cử cán bộ đi khảo sát ), cán bộ nghiên cứu của Viện vốn được đào tạo cơ bản nhưng so với tình hình hiện giờ thì đã lạc hậu, không được bổ túc thêm.

Thứ ba : Trong phương thức gia công, các doanh nghiệp của ta phần lớn phải chấp nhận Ộphương thức tam giácỢ, 3 đỉnh của tam giác gồm: nhà sản xuất ( doanh nghiệp Việt Nam ) khách hàng ( doanh nghiệp EU ) Ờ người tiêu dùng. Chắnh khách hàng EU mới là người khai thác thị trường. Họ đưa mẫu, nguyên phụ liệu, ta sản xuất, họ đóng gói mác, nhãn hiệu. Người tiêu dùng chỉ biết đến họ với tư cách là nguồn cung cấp chứ không quan tâm đến nhà sản xuất. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp thu được một số ắt ngoại tệ ắt ỏi nhưng uy tắn sản phẩm của ta không hề được biết đến, tất cả những yếu tố thị trường ( giá cả, sức mua, tâm lý tiêu dùng, sự biến đổi sở thắch Ầ ) ta hoàn toàn không nắm được. Nói cách khác, Ộtrong phương thức tam giácỢ ta chỉ là nhà sản xuất, còn thị trường là của đối tác EU.

Thứ tư : năm 2004, những hạng mục cuối cùng trong thỏa thuận toàn cầu Multi-Fiber Arrangement (MFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ấn định phần bánh chia cho các nước nghèo chuyên xuất khẩu hàng dệt-may vào các nước phát triển sẽ lần lượt hết hiệu lực. Và từ ngày 1.1.2005 trở đi, về nguyên tắc, hệ thống hạn ngạch này sẽ không còn nữa. Nếu như sẽ có nhiều nước đang phát triển vui mừng vì điều này thì cũng sẽ có không ắt nước khác có thể bị lâm vào tình cảnh khó khăn vì suy cho cùng chế độ hạn ngạch (quota) này đã từng là chìa khóa giúp nền kinh tế của họ có thể sống được trong những năm qua. Điều này gây khó khăn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU.

Việc sử dụng các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ EU để làm hàng thành phẩm xuất khẩu trở lại EU là một giải pháp tình thế không có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam . nếu dùng nguyên phụ liệu tương tự nhập khẩu từ các nước Châu á với giá thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo số lượng mà được EU chấp nhận thì sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .

Theo đánh giá của Bộ thương mại , trong những năm tới thị trường Mỹ còn có nhều phức tạp , thị trường các nước Châu á vẫn chịu ảnh hưởng vủa cuộc khủng hoảng nên trọng tâm của thị trường hàng dệt may Việt Nam sẽ là liên minh Châu Âu và các nước Liên Xô cũ . Trong đó , thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ đạo . Để khai thác thị trường EU có hiệu quả , các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nỗ lực để tranh thủ

tốt nhất những lợi thế hạn chế những bất lợi . Đặc biệt phải phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm , cải tiến mẫu mã đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng , nâng cao uy tắn để chủ động chiếm lĩnh thị trường Châu Âu .

Chương 3

Các giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam Ờ EU trong lĩnh vực dệt Ờ may

Một phần của tài liệu hợp tác thương mại việt nam – liên minh châu âu trong lĩnh vực dệt may trước và sau năm 1986 (Trang 33 - 39)