2. Một số đánh giá về thực trạng thương mại dệt may Việt Nam-EU.
2.1.2.1. Vị trắ của xuất kh ẩu hàng dệt may t rong nền kinh tế Việt Nam
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò tắch cực trong việc tạo vốn tắch luỹ cho quá trình công nghiệp hoá, đây là ngành không đòi hỏi lượng vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Công nghiệp dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, không chỉ tạo việc làm cho những công nhân trực tiếp trong ngành mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động của những ngành phụ trợ, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nền kinh tế.
- Ngành công nghiệp dệt may phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác như ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may, ngành nông nghiệp trồng bông, trồng dâu, nuôi tằmẦ
- Xuất khẩu dệt may tạo nguồn thu ngoại tế phục vụ nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
2.1.2.2. Một s ố t h oả t huận g iữa Việt Nam và E U về h àng dệt m ay
Chắnh sách của EU đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU dựa trên cơ sở các Hiệp định về dệt may và Hiệp định hợp tác được ký kết giữa Việt Nam và EU. Những chắnh sách này được điều chỉnh thay đổi phụ thuộc vào từng thời kỳ, theo mức độ phát triển kinh tế của hai bên. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU.
- Ngày 18/12/1992 Việt Nam và EU đã ký Hiệp định về các sản phẩm dệt may, tạo hành lang pháp lý đầu tiên cho việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Theo đó các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU được chia làm 2 loại, mặt hàng xuất
khẩu theo hạn ngạch và mặt hàng tự do xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sang EU 151 chủng loại hàng trong đó có 46 loại xuất khẩu tự do vào EU và 105 loại xuất khẩu theo hạn ngạch.
- Tháng 8/1995 Việt Nam và EU đã ký kết sửa đổi Hiệp định dệt may. Trong lần sửa đổi này, EU đã đồng ý tăng hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam từ
20-23%, đồng thời giảm số chủng loại hàng chịu hạn ngạch từ 105 xuống còn 54 mặt hàng. Hiệp định lần này giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng hạn ngạch, tăng KNXK hàng dệt may vào thị trường EU, góp phần đưa ngành dêt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, biến thị trường EU thành thị trường trọng điểm của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam.
- Ngày 7/11/1997 Hiệp định hàng dệt may Việt Nam Ờ EU một lần nữa được ký lại. EU đồng ý tăng 40% khối lượng hạn ngạch so với Hiệp định lần trước và cho phép Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc, nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU hưởng thuế suất 0%.
- Ngày 3/11/2004 Việt Nam Ờ EU đã ký tắt thoả thuận hạn nghạch dệt may, từ ngày 1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU không bị hạn chế về số lượng. Đây là một thoả thuận có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
- Đặc biệt là kể từ 11/01/2007 Việt Nam chắnh thức tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, khung pháp lý về thị trường thương mại dịch vụ giữa Việt Nam Ờ EU đã được mở hoàn toàn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tham gia các thị trường trên thế giới.
2.1.2.3. E U là Ộ t hị t rư ờ ng vàngỢ cho xu ấ t kh ẩ u hàng dệt m ay của Vi ệ t Nam
EU là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, chiếm 46% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của toàn thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loại đem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước xuất khẩu hàng dệt may trong đó có Việt Nam. Năm 2005 sau khi hạn ngạch được dỡ bỏ giữa các nước thành viên WTO nhập khẩu hàng dệt may của EU tăng mạnh, tăng 21,5% so với năm 2004. Sang năm 2006, EU nhập khẩu 165.549 triệu USD hàng dệt may tăng 12% so với năm 2005.
Theo thống kê của cơ quan thống kê EU (EUROSTAT), thị phần dệt may của EU trên thế giới là khoảng 26% với kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên tới 60 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Các nước trong EU xuất khẩu chủ yếu
là sản phẩm da cao cấp, quần áo thời trang, dạ hội, áo lông thú. Như vậy các nước EU chỉ quan tâm tới những sản phẩm may mặc cao cấp mà vẫn bỏ ngỏ thị trường sản phẩm may mặc đại trà phục vụ cho nhu cầu ăn mặc thông thường, trong khi đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được khoảng trống này.
Thị trường EU tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác. EU không chỉ được biết đến là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới mà còn là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. EU nhập khẩu hàng dệt may từ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam dưới hình thức gia công hoặc đặt hàng trực tiếp sau đó đưa vào kênh bán lẻ trên khắp châu Âu, bán trực tiếp sang các thị trường khác dưới những thương hiệu của nhà bán lẻ.
Như vâỵ, thị trường EU chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị buôn bán hàng dệt may của thế giới, là một trong những thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và EU về dệt may, với vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang một thị trường tiềm năng như EU là thiết thực và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
2.2.
Nhu cầu tiêu thụ
EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Mặc dù đặt nhiều kỳ vọng xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường EU, nhưng yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm dệt may tại thị trường này có phần khắt khe hơn ở Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến hàng dệt may sang EU không tăng như mong đợi. Đây là nguyên nhân chắnh khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU tắnh đến hết đạt 2,5 tỷ USD, giảm 3.8% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê, cứ 100 người được hỏi thì đều có yêu cầu về mốt, thẩm mỹ, thời trang rất cao, chiếm 85 - 90%, chỉ 10 - 15% có nhu cầu để bảo vệ thân thể.
Mức tiêu thụ ở thị trường này vào loại cao trên thế giới: 17 kg vải/người/năm. Trong khi đó ở các nơi khác mức tiêu thụ thấp hơn: Thái Lan: 2,8 kg; Inđônêsia: 2,0 kg; Trung Quốc: 5,5 kg; Hồng Kông: 11,9 kg; Hàn Quốc: 14,3 kg; Việt Nam chỉ có 0,84 kg.
Người tiêu dùng ở EU được chia làm bốn nhóm: + Nhóm dẫn mốt
+ Nhóm ăn mặc đứng đắn + Nhóm sau mốt
Trong đó, tỷ lệ nhóm dẫn mốt cao nhất ở Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch và Đức. Tỷ lệ thấp nhất là ở Anh.
Tuy nhiên, nhìn chung toàn EU, nhóm những người thực dụng và nhóm những người sau mốt chiếm khoảng 70-75% tổng số người tiêu dùng, nên sản phẩm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự phong phú về mẫu mốt và có giá bán cao hơn các khu vực khác trên thế giới.