6. Bố cục đề tài
3.1.1. Mức thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống được cải thiệ n
Trải qua 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, phá vỡ mọi kỷ lục trên thế giới về nhịp độ tăng trưởng GDP nhanh liên tục, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm xấp xỉ 10% (9,8%) [64]. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nông thôn cũng đạt được những thành tựu đáng mừng, đời sống của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, thu nhập của nông dân cũng dần tăng lên. Có được những thành tựu kể trên một phần lớn là nhờ vào các chính sách và biện pháp đúng đắn thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc được áp dụng qua từng thời kỳ.
Sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách nông thôn, thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình, phân tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh đất đai, gắn lợi ích kinh tế của người nông dân với hiệu quả sản xuất kinh doanh đã tháo gỡ được tình trạng trì trệ tồn tại một thời gian dài dưới chế độ công xã nhân dân, giúp cho sức sản xuất ở nông thôn được phát triển tối đa, thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng lên nhanh chóng.
Bước vào thế kỷ mới, Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc kiên trì phương châm “cho nhiều, thu ít, làm sống động”, không ngừng tăng cường các chính sách trợ nông, huệ nông, xoá bỏ toàn diện trong cả nước thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp, tiến hành “bốn loại trợ cấp” (trợ cấp trực tiếp, trợ cấp giống tốt, trợ cấp thu mua máy móc nông nghiệp và trợ cấp tổng hợp tư liệu sản xuất nông nghiệp) đối với người nông dân trồng lương thực, tiến hành chính sách giá thu mua bảo hộ đối với các loại lương thực chủ yếu, giúp cho sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, liên tục, thu nhập của nông dân tăng lên. Theo thống kê, thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn năm 1978 là 133,6 NDT, đến năm 2000 là 2.253 NDT, tăng gấp khoảng 16,9 lần và năm 2008 là 4.761 NDT, tăng gấp hơn 30 lần so với năm 1978. Tính từ năm 1981 – 2008, tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế bình quân mỗi năm đạt xấp xỉ 7%.
Bảng 3.1: Thu nhập và tốc độ tăng trưởng thu nhập của cư dân nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2008
Năm Thu nhập thuần bình quân đầu ngƣời của cƣ dân nông thôn (NDT) Tốc độ tăng trƣởng thực tế so với năm trƣớc (%)3 1978 133,6 - 1979 160,2 19,2 1980 191 17,3 1981 223 16,8 1982 270 15,2 1983 309,8 14,7 1984 355,3 14,7 1985 397 11,8 1986 424 6,7 1987 463 5,3
1988 545 6,3 1989 602 -1,8 1990 630 1,8 1991 710 2 1992 784 5,9 1993 921 3,2 1994 1220 5 1995 1578 5,3 1996 1926 9 1997 2090 4,6 1998 2162 4,3 1999 2210 3,8 2000 2253 2,1 2001 2366 4,2 2002 2476 4,8 2003 2622 4,3 2004 2936 6,8 2005 3255 6,2 2006 3587 7,4 2007 4140 9,5 2008 4761 8 Nguồn: [65]
Trong thời gian qua, thu nhập không ngừng tăng lên đã tạo điều kiện để người nông dân cải thiện đời sống của mình. Từ năm 1978 đến năm 2008, mức tiêu dùng cho sinh hoạt bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng từ 116 NDT lên 3661 NDT [82]. Đời sống của cư dân nông thôn được nâng dần lên theo mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Điều này được thể hiện chủ yếu trên các mặt:
Một là, kết cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn không ngừng được nâng cấp. Hệ số Engel4
từ mức 67,7% năm 1978 giảm xuống còn 43,1% năm 2007, giảm 24,6%, điều này chứng tỏ kết cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn không ngừng được ưu hoá [83].
Hai là, các khoản chi tiêu mang tính phát triển và hưởng thu tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2007, mức chi tiêu cho văn hoá giáo dục, vui chơi giải trí bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 306 NDT, tỉ trọng chiếm trong tổng chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tăng 4,4% so với năm 1980, mức chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người là 210 NDT, tỉ trọng chiếm trong tổng chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tăng 4,4% so với năm 1980, và mức chi tiêu dùng cho thông tin, giao thông bình quân đầu người của cư dân nông thôn 328 NDT, tỉ trọng chiếm trong tổng chi tiêu cho sinh hoạt gia đình tăng 9,8% so với năm 1980 [83] .
Ba là, sinh hoạt gia đình của cư dân nông thôn dần bước vào thời đại
điện khí hoá, thông tin hoá. Năm 1978, các gia đình ở nông thôn hầu hết không có các thiết bị đồ điện gia dụng, đến năm 2007, hầu hết các gia đình ở nông thôn đã có ti vi, tủ lạnh, máy giặt. Tỉ lệ bình quân các sản phẩm tiêu dùng lâu bền như ti vi, tủ lạnh, máy giặt trên 100 hộ gia đình cư dân nông thôn lần lượt là 106,5 chiếc, 26,1 chiếc và 45,9 chiếc. Bên cạnh đó, việc phổ cập các thiết bị thông tin ở nông thôn cũng không ngừng tăng lên, năm 2007, tỉ lệ bình quân số máy điện thoại cố định, điện thoại di động và máy vi tính trên 100 gia đình cư dân nông thôn lần lượt đạt 68,4 cái, 77,8 cái và 3,7 cái [83].
3.1.2. Bước đầu giải quyết được vấn đề xoá đói giảm nghèo
4Hệ số Engel là chỉ tỷ lệ phần trăm trong tổng chi tiêu mà một gia đình dùng cho vấn đề
thực phẩm. Thông thường, hệ số Engel của cư dân một quốc gia hay khu vựcbình quân vượt quá 60% thì họ được tính là cư dân nghèo, từ 50% - 59% là no đủ, từ 40 – 49% là tiểu khang, từ 30% – 39% là tương đi giàu, từ 20% - 29% là giàu có và dưới 20% là rất giàu có.
Kể từ khi thực hiện cải cách nông thôn năm 1978, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách tích cực thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân, nhờ đó đã cơ bản giải quyết được vấn đề no ấm của người dân nghèo khó ở nông thôn. Căn cứ vào tiêu chuẩn xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Trung Quốc, số người nghèo đói ở nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 14,79 triệu người năm 2007, tỉ lệ nghèo đói giảm từ 30,7% xuống còn 1,6%. Đồng thời, tỉ lệ người có thu nhập thấp và không ổn định giảm từ 62,13 triệu người năm 2000 xuống còn 28,41 triệu người [9]. Mức thu nhập và chất lượng sống của người dân nghèo cũng được nâng lên rất nhiều.
Những thành tựu về xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc đã góp phần đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo trên thế giới. Căn cứ theo số liệu của các tổ chức quốc tế, từ năm 1990 đến năm 2007, tổng số người nghèo mà Trung Quốc giảm được chiếm hơn 70% tỉ lệ số người nghèo trên toàn thế giới [9]. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc là giảm một nửa số dân nghèo khó. Cùng với việc nỗ lực giải quyết vấn đề nghèo khó của nước mình, Trung Quốc cũng đã tích cực tham gia vào sự nghiệp giảm nghèo trên toàn cầu. Thông qua cung cấp viện trợ giúp phát triển, giao lưu kinh nghiệm giảm nghèo và triển khai hợp tác quốc tế, Trung Quốc đã giúp đỡ các nước đang phát triển và các khu vực xóa bỏ nghèo khó. Năm 2004, tại Hội nghị xóa đói giảm nghèo toàn cầu ở Thượng Hải, Chính phủ Trung Quốc đã cam kết: Trung Quốc sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam Nam, trong khả năng có thể của mình, từng bước tăng viện trợ phát triển cho các nước nghèo. Có thể nói, thành tựu xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ của một nước có dân số đông nhất thế giới, mà đây còn là thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiến bộ chung của nhân loại.