Kết cấu nguồn thu nhập ngày càng đa dạng, nông dân có nhiều

Một phần của tài liệu Tài liệu Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc (Trang 74 - 76)

6. Bố cục đề tài

3.1.3. Kết cấu nguồn thu nhập ngày càng đa dạng, nông dân có nhiều

cơ hội lựa chọn việc làm phi nông nghiệp hơn

Kể từ những năm 50 của thế kỷ trước khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện hợp tác hoá, tập thể hoá nông nghiệp, sản xuất kinh doanh của nông dân là quảng canh, nguồn thu nhập đơn nhất, thu nhập của nông dân chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh tập thể thống nhất. Sau khi cải cách mở cửa, nhất là từ cuối những năm 1980 đến nay, cùng với những điều chỉnh của kết cấu kinh tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và những chính sách thúc đẩy tăng thu nhập của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, kết cấu thu nhập và việc làm của nông dân cũng thay đổi từ đơn nhất sang ngày càng đa dạng hoá với các đặc trưng sau:

Một là, thu nhập từ kinh doanh gia đình trở thành chủ thể thu nhập của

nông dân. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, với mô hình kinh tế “lấy sản xuất

lương thực là chính”, nguồn thu nhập của nông dân là đơn nhất. Năm 1978,

trong thu nhập thuần của cư dân nông thôn, thì có đến 66,3% là thu nhập từ kinh doanh tập thể thống nhất, chỉ có 26,8% là thu nhập từ kinh doanh gia đình. Kể từ khi thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ, các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh doanh độc lập, nguồn thu nhập của nông dân chuyển từ chỗ lấy thu nhập từ kinh doanh tập thể thống nhất làm chủ sang thu nhập từ kinh doanh gia đình làm chủ. Đến năm 1990, tỉ trọng thu nhập từ kinh doanh gia đình của trong thu nhập thuần của cư dân nông thôn đạt 75,6%, tăng 48,8% so với mức 26,8% năm 1978; năm 2008, tỉ trọng có giảm đi, nhưng vẫn đạt 51,2% (Xem thêm số liệu bảng 3.2). Thu nhập thuần từ kinh doanh gia đình bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng từ 35,79 NDT năm 1978 lên 2.436 NDT năm 2008, tăng 68 lần [61].

Hai là, sự phát triển của kinh tế dịch vụ và tiến trình công nghiệp hoá,

đô thị hoá ở nông thôn đã thúc đẩy thu nhập mang tính tiền lương từ các việc làm phi nông nghiệp của nông dân tăng trưởng nhanh chóng, tầm quan trọng

của thu nhập mang tính tiền lương trong thu nhập của nông dân đang dần tăng lên. Cùng với việc chính quyền các cấp của Trung Quốc coi phát triển kinh tế dịch vụ là đột phá khẩu giải quyết vấn đề “tam nông”, đã thúc đẩy thu nhập mang tính tiền lương của nông dân tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2008 thu nhập mang tính tiền lương bình quân đầu người nông dân là 1.854 NDT, tăng gần 26 lần so với mức 71,71 NDT năm 1985; tỉ trọng thu nhập mang tính tiền lương chiếm trong thu nhập thuần tăng từ 18% năm 1985 lên 38,9% năm 2008, tăng 20,9% [61]. Có thể nói thu nhập mang tính tiền lương từ những việc làm phi nông nghiệp đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong thu nhập của người nông dân. Nhìn vào bảng 3.2 ta có thể thấy, không giống như các nguồn thu nhập khác, tỉ trọng thu nhập mang tính tiền lương tăng trưởng ổn định đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, dường như thu nhập của người nông dân tăng là phải dựa vào sự gia tăng của thu nhập mang tính tiền lương. (Xem thêm số liệu bảng 3.2)

Bảng 3.2: Thay đổi kết cấu thu nhập của cư dân nông thôn

Đơn vị: % Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thu nhập thuần 100 100 100 100 100 100 100 100 Thu nhập mang tính tiền lương 18,1 20.2 22.4 31.2 35,0 38.3 38.6 38,9 Thu nhập từ kinh doanh gia đình 70 75.6 71.4 63.3 58,7 53.8 53.0 51,2 Thu nhập mang tính chuyển dịch - 4.2 2.6 2.0 3,7 2.8 3.1 6,8 Thu nhập mang tính tài sản - 0.0 3.6 3.5 2,5 5.0 5.4 3,1 Nguồn: [61]

Ba là, tiến trình thương mại hoá sản xuất được đẩy nhanh, tỉ lệ thu nhập

tiền mặt của cư dân nông thôn được nâng cao. Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc từng bước đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá, thương mại

hoá nông thôn, đã làm thay đổi kết cấu sản xuất đơn nhất, thay đổi nền kinh tế tự cung tự cấp, bán tự cung tự cấp với sản xuất nông nghiệp là chủ đạo tồn tại trong suốt một thời kỳ tương đối dài ở nông thôn, bên cạnh đó tình trạng thu nhập hiện vật chiếm vai trò chủ đạo cũng đã dần bị thay thế bởi thu nhập tiền mặt. Năm 2008, thu nhập tiền mặt của nông dân đạt 4.030 NDT, tăng 35,6 lần so với mức 113,12 NDT năm 1980, tỉ lệ thu nhập tiền mặt nâng cao 84,6%, tăng 32,3% so với mức 52,3% năm 1980 [61]. Trình độ tiền mặt hoá thu nhập của nông dân được nâng cao đã tăng cường năng lực khống chế tiêu dùng, thúc đẩy sự chuyển biến phương thức tăng trưởng thu nhập và phương thức tiêu dùng của người nông dân, giúp cho đời sống, sản xuất và tiêu dùng của người nông dân ngày càng được thu nạp vào vòng tuần hoàn kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy nhanh tiến độ tăng thu nhập cho người nông dân.

Tóm lại, mặc dù thu nhập từ sản xuất kinh doanh gia đình lấy thu nhập

từ nông nghiệp làm chủ vẫn chiếm vai trò chủ đạo, song việc thu nhập mang tính tiền lương ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong sự tăng trưởng thu nhập của người nông dân chứng minh kết cấu thu nhập của người nông dân Trung Quốc đang chuyển dịch dần theo hướng phi nông nghiệp. Đây là một hướng đi đúng đắn. Vì theo kinh nghiệm trên thế giới, không có nước nào có thể giàu từ làm nông nghiệp, muốn cho nông dân giàu, thì phải chuyển dịch kết cấu thu nhập và việc làm sang các ngành phi nông nghiệp, tức là phải phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)