Một số gợi mở cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc (Trang 88 - 108)

6. Bố cục đề tài

3.3. Một số gợi mở cho Việt Nam

Công cuộc đổi mới mở cửa đất nước của Việt Nam cho đến nay đã tiến hành được 23 năm. Cho dù diễn ra chậm hơn cải cách mở cửa của Trung Quốc gần một thập kỷ, song giữa cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng về hoàn cảnh và đặc điểm. Cải cách của Trung Quốc bắt đầu những bước đột phá từ nông nghiệp với cơ chế

khoán sản phẩm đến hộ gia đình, giải phóng nông dân khỏi những trói buộc trong thời kỳ công xã nhân dân, nông dân được trao quyền sử dụng ruộng đất, có quyền tự do quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó sức sản xuất nông nghiệp được giải phóng khiến cho kinh tế nông thôn có một diện mạo mới tốt đẹp hơn hẳn so với trước khi cải cách.

Còn với đổi mới, Việt Nam cũng đã bắt đầu đột phá từ nông nghiệp với chính sách và cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong hợp tác xã đến khoán tới hộ gia đình nông dân. Lợi ích cá nhân của người lao động nông dân được coi trọng và kinh tế hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn. Phát triển kinh tế hàng hoá và áp dụng cơ chế thị trường đã đem lại luồng sinh khí mới cho các cộng đồng xã hội ở nông thôn trong đổi mới, đã tạo được động lực thực sự cho nông dân bằng việc giải quyết hợp lý các quan hệ lợi ích trong nông nghiệp và nông thôn, giúp cho bộ mặt kinh tế nông thôn có bước thay đổi to lớn. Từ một nước nhập khẩu lương thực trước khi đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới, địa vị cơ sở của nông nghiệp được củng cố, trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn được nâng lên nhiều, đời sống khó khăn của người nông dân bấy lâu được cải thiện rõ rệt, điều này không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh xã hội, củng cố vững chắc cơ sở chính quyền, mà còn nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro của cả nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng minh, thành tựu của cải cách và đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam gắn liền với việc chọn đúng khâu đột phá, phát hiện đúng vấn đề của phát triển và đề ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đất nước, nhiều vấn đề tam nông bức xúc cũng đã xuất hiện ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Kinh tế thị trường phát triển kèm theo nó là các hoạt động canh tranh, tình trạng phân hoá giàu nghèo, đói nghèo của một bộ phận nông dân, nhất là ở những

vùng nông thôn đặc biệt khó khăn trở thành một hệ luỵ xã hội nhức nhối. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá khiến cho nhiều nông dân bị mất đất và việc định hướng việc làm cho họ còn là vấn đề làm đầu các cấp lãnh đạo. Mặc dù nhìn chung đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, song cũng giống như Trung Quốc, mức thu nhập và khả năng tích luỹ của người dân nông thôn Việt Nam còn tương đối thấp, năm 2006, mức thu nhập bình quân hộ nông dân chỉ đạt 506.000 đồng/người/tháng, trung bình mỗi người nông dân chỉ để dành được 1.592.000 đồng/năm [19], mức tích lũy thấp như vậy, người nông dân rất khó để mua công cụ, đầu tư thiết bị, kỹ thuật mới để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả. Mặt khác, với mức thu nhập từ nông nghiệp quá thấp như hiện nay khiến cho nhiều lao động ở nông thôn phải di cư ra thành thị tìm việc để tăng thêm thu nhập, cũng làm tăng áp lực cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là những vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt. Những vấn đề đó nếu không được giải quyết một cách kịp thời thì sẽ không đảm bảo được sự ổn định của xã hội – tiền đề cơ bản để cho đất nước phát triển toàn diện và lâu dài.

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng to lớn của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn, nhằm chuyển nước ta từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp về cơ bản vào năm 2020, gần đây Hội nghị Trung ương 7 khoá X ĐCS Việt Nam (7/2008) đã xác định rõ: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt” [5].

Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nước nông nghiệp, lại đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá. Những vấn đề tam nông mà Việt Nam đang đối mặt cũng là những vấn đề mà Trung Quốc đang tìm cách giải quyết. Vì vậy, tìm hiểu những cách thức giải quyết tốt vấn đề tam nông của Trung Quốc hiện nay, trong đó có vấn đề tăng thu nhập cho nông dân có giá trị gợi mở tốt cho Việt Nam.

Thông qua việc tìm hiểu các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi nước này tiến hành cải cách mở cửa đến nay, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, phải luôn luôn kiên trì chuẩn mực cơ bản bảo đảm lợi ích kinh

tế của nông dân, tôn trọng quyền lợi dân chủ của nông dân, kiên trì cải cách phải lấy thực hiện, bảo vệ và phát triển lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân làm gốc. Thực tế đã chứng minh trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, chỉ khi nào ĐCS Trung Quốc đặt việc bảo đảm quyền lợi của nông dân lên vị trí hàng đầu để đề ra các chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì khi đó mới phát huy được đầy đủ tính tích cực của hàng trăm triệu nông dân, khi đó sản xuất nông nghiệp mới phát triển, kinh tế nông thôn mới ổn định. Trong những năm gần đây, ĐCS Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách tăng cường nông nghiệp, làm lợi cho nông nghiệp, cải cách thuế phí giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, tăng cường mạnh mẽ công tác giáo dục, y tế, văn hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đã huy động và phát huy mạnh mẽ tính tích cực của đông đảo quần chúng nông dân, giúp cho kinh tế nông thôn, đời sống nông dân có bước chuyển biến mới tích cực.

Hai là, phải luôn luôn kiên trì lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý, kiên trì lấy nông nghiệp có phát triển hay không, nông dân có tăng thu nhập hay không, nông thôn có ổn định hay không làm tiêu chuẩn kiểm nghiệm cải cách có thành công hay không.

Ba là, phải luôn luôn tôn trọng tinh thần sáng tạo của quần chúng nông dân và kinh nghiệm phong phú do cơ sở sáng tạo, đối với những việc nhất thời chưa chắc chắn thì cho phép làm thử, để thực tiễn kiểm nghiệm. Trong hơn 30 năm qua, mỗi khi cải cách nông thôn được đẩy lên một bước, mỗi một sáng tạo, mỗi một lần thành công đều bắt nguồn từ sự sáng tạo ở cơ sở và của nông dân. Khoán sản phẩm đến hộ gia đình, mô hình xí nghiệp hương trấn ở nông thôn… đều là những sáng tạo của người nông dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ông Đặng Tiểu Bình – kiến trúc sư của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng: “Nông thôn thực hiện khoán sản phẩm đến hộ gia đình, bản quyền phát minh này là của nông dân. Rất nhiều mặt tốt trong cải cách nông thôn, đều là do cơ sở sáng

tạo ra, chúng ta nắm lấy nó nâng cao lên rồi chỉ đạo ra cả nước”[20,14]. Vì

vậy, kiên trì xuất phát từ thực tế, cho phép và khuyến khích nông dân mạnh dạn tìm tòi, tôn trọng một loạt sáng tạo từ phía nông dân, và kịp thời tổng kết những thứ có tính quy luật từ trong sáng tạo thực tiễn của nông dân, không ngừng nâng lên thành chính sách, pháp luật, pháp quy của Đảng và Nhà nước, đây là một kinh nghiệm cơ bản trong chỉ đạo công tác nông thôn, nông dân của ĐCS Trung Quốc, là sự đảm bảo quan trọng để cải cách nông thôn của Trung Quốc không ngừng được thúc đẩy và tiến hành thuận lợi.

Bốn là, phải kiên trì thúc đẩy cải cách có tính toán phát triển tổng thể thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp. Mô hình hy sinh nông nghiệp, nông thôn trước để làm công nghiệp hoá, đô thị hoá, rồi bù đắp lại, hàng trăm năm sau đó, chắc chắn không thể thực hiện được. Muốn công nghiệp hoá và đô thị hoá, trước hết phải xử lý thành công các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Kinh nghiệm 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc cho thấy, chính vì chiến lược phát triển nghiêng lệch ưu tiên cho công nghiệp và thành thị, biến nông nghiệp thành nơi cung cấp tích luỹ nguyên thủy cho công nghiệp, cho một lượng vốn lớn từ nông nghiệp chuyển dịch vào công nghiệp, làm cho nông nghiệp phải đảm trách quá nhiều gánh

nặng cho tiến trình công nghiệp hoá, khiến nông nghiệp mất đi cơ hội phát triển, người nông dân phải chịu nhiều thiệt thòi so với người dân thành thị, gây ra hiện trượng chênh lệch giàu nghèo đến mức báo động như hiện nay của Trung Quốc. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, con đường đúng đắn để đưa đất nước đi lên đó là cần phải thực hiện chiến lược tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, theo cách nói của người Trung Quốc đó là “công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, thành thị lôi kéo nông thôn”. Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy, để giải quyết tốt vấn đề tam nông nói chung, vấn đề thu nhập của nông dân nói riêng, hiện nay không thể chỉ dựa riêng vào làm nông nghiệp, mà phải dựa vào các ngành nghề phi nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn, đáng để Việt Nam học hỏi, nhất là ở các làng quê Việt Nam hiện nay còn nhiều ngành nghề thủ công truyền thống – tiền đề để phát triển công nghiệp nông thôn còn chưa hoạt động thực sự có hiệu quả, mặc dù đã được Nhà nước đầu tư khai thác và định hướng phát triển.

Năm là, trong điều kiện cơ chế thị trường ngày một phát huy tác dụng,

chú trọng phát huy đúng đắn chức năng của Chính phủ, tăng cường ủng hộ và bảo vệ đối với nông nghiệp, nông dân, tăng cường cung cấp dịch vụ công cộng cho nông dân, tăng cường công tác bồi dưỡng ngành nghề cho người nông dân. Chính quyền các cấp ở địa phương cần phải phát huy vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ người nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề, như việc phổ biến giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân nuôi con gì, trồng cây gì mà thị trường cần… tránh để xảy ra tình trạng các sản phẩm người nông dân nuôi trồng ra không có nơi tiêu thụ, lại phải phá bỏ còn tồn tại tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay.

Tiểu kết

Trải qua hơn 30 năm cải cách mở cửa đất nước, kinh tế nông thôn Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập của người nông dân đã tăng lên, kết cấu thu nhập và việc làm

của người nông dân cũng thay đổi từ đơn nhất sang ngày càng đa dạng. Điều đó phần nào đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Đảng và Chính phủ Trung Quốc trong việc đề ra những chính sách, giải pháp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy một điều rằng mức sống và thu nhập của người nông dân đã được nâng lên so với trước khi cải cách mở cửa, song vẫn còn có một khoảng cách khá xa so với người dân thành thị. Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp, ban hành nhiều chính sách, tìm mọi cách để tăng thu nhập cho nông dân, song việc thực hiện các biện pháp, chính sách đó ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế khiến cho nó vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, những khó khăn trong việc tăng thu nhập và an sinh xã hội cho những người nông dân ra thành phố làm thuê cùng với khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa cư dân nông thôn và cư dân thành thị có xu hướng tiếp tục mở rộng trong thời gian tới vẫn là những vấn đề đang đặt ra cần Trung Quốc tiếp tục tìm hướng giải quyết trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn.

Sự nghiệp đổi mới mở cửa của Việt Nam diễn ra chậm hơn cải cách mở cửa của Trung Quốc gần một thập kỷ, hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước, chúng ta cũng đang phải đối mặt với các vấn đề tam nông bức xúc, trong đó có vấn đề thu nhập của nông dân còn thấp. Vì vậy, tìm hiểu và tham khảo thêm những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân có giá trị gợi mở tốt đối với Việt Nam .

KẾT LUẬN

Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, có dân số nông dân đông. Trong suốt chiều dài lịch sử, nông dân luôn là lực lượng chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đi lên của đất nước. Mặc dù vậy song cho đến nay nông dân Trung Quốc vẫn luôn là “quần thể yếu thế” và phải chịu nhiều thiệt thòi so với các quần thể khác trong xã hội, mà biểu hiện rõ nhất của nó chính là ở chỗ thu nhập của người nông dân vẫn còn thấp và tăng trưởng chậm so với tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân thành thị.

Những nguyên nhân gây nên vấn đề này bắt nguồn từ những chính sách phát triển tạo nên kết cấu kinh tế xã hội nhị nguyên. Chính sách ưu tiên công nghiệp, thiên về thành thị từ khi thành lập nước cho đến tận khi thực hiện cải cách mở cửa đã dẫn đến đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp không đầy đủ, đồng thời tạo nên hố sâu ngăn cách giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Bên cạnh đó chế độ hộ tịch phân biệt thị dân với nông dân đã gây ra những hạn chế trong việc lưu động dân số từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong việc phân chia nguồn lợi công cộng, đẩy người dân có hộ khẩu nông thôn ra ngoài lề của những đảm bảo xã hội. Có thể nói, kết cấu nhị nguyên chưa được khắc phục hoàn toàn, tồn tại dai dẳng trong suốt thời kỳ cải cách, cùng với kết cấu nông nghiệp bất hợp lý, thể chế quản lý lạc hậu, những gánh nặng thuế phí đè lên vai người nông dân và tố chất văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân thấp là những tác nhân kìm hãm sự tăng trưởng thu nhập của nông dân, góp phần khiến cho vấn đề chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc thêm gay gắt, tạo nên những bất ổn định về tâm lý xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.

Nhận thức được vấn đề thu nhập của nông dân tăng chậm không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, sự ổn định của

Một phần của tài liệu Tài liệu Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc (Trang 88 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)