4.3.1. Trục nhám không quay được khi mở máy:
Nguyên nhân:
Động cơ không làm việc được Rơ le nhiệt bị hỏng.
Có vật gì vướng vào trục nhám. Cách khắc phục:
Tên đề tài: Thiết kế Máy Chà Nhám Băng Tải
Kiểm tra lại các bộ phận động cơ điện Kiểm tra lại rơle nhiệt.
Kiểm tra lại truyền động của trục.
4.3.2. Máy không đẩy được chi tiết gia công:
Nguyên nhân:
Do vị trí trục tải phía dưới chưa đúng với mặt bàn.
Do con lăn trên không đủ áp lực để đè ép lên bề mặt chi tiết. Cách khắc phục:
Điều chỉnh lại lực nén của trục tải chủ động.
Điều chỉnh lại vị trí của trục tải bị động so với mặt bàn cho đúng.
4.3.3. Kích thước gia công không đảm bảo:
Nguyên nhân:
Do điều chỉnh bàn không đúng. Giấy nhám đã mòn.
Cách khắc phục:
Chỉnh lại mặt bàn, củng cố lại bàn cho vững. Thay giấy nhám.
4.3.4. Bề mặt gia công không song song với mặt chuẩn của chi tiết:
Nguyên nhân:
Điều chỉnh lưỡi cắt trục nhám không đúng.
Trục tải phía dưới không song song với mặt bàn làm việc. Cách khắc phục:
Điều chỉnh lại vị trí của lưỡi cắt trục nhám song song với mặt bàn làm việc. Điều chỉnh lại vị trí trục tải phía dưới.
4.3.5. Trục đẩy lệch một bên làm cho chi tiết gia công bên dày bên mỏng:
Nguyên nhân:
Ổ bi đỡ trục lắp bị lệch.
Trục giấy nhám mòn không đều. Mặt bàn vênh hoặc bị lắp lệch. Cách khắc phục:
Điều chỉnh lại ổ bi. Thay thế trục nhám mới. Điều chỉnh lại băng tải.
4.3.6. Có những gợn sóng lớn trên mặt gia công:
Sinh viên thực hiện: Lương Hoàng Sang
Nguyên nhân:
Do điều chỉnh lưỡi chà và trục nhám không đúng. Do Trục bị rung động quá quy định.
Cách khắc phục:
Kiểm tra và cân bằng lại trục chà về trọng lượng.
4.4. An toàn lao động:
4.4.1. Các qui định về an toàn khi vận hành:
Chỉ làm việc khi máy và dụng cụ cắt ở tình trạng tốt.
Bộ phận che chắn phải được xem xét, kiểm tra tỉ mỉ trước khi làm việc. Không được làm việc khi thiếu bộ phận bảo hộ và bộ phận đó bị hỏng.
Không được dùng tay hoặc vật gì khác để hãm dụng cụ cắt hoặc bộ phận chuyển động khi đang quay.
Phế liệu, mùn cưa… được đưa về nơi quy định. Khi làm việc, không được lau chùi tra dầu mỡ.
Vỏ động cơ, tủ điều khiển phải được nối đất chắc chắn để đảm bảo an toàn về điện.
4.4.2. An toàn về điện:
Kiểm tra pha: Nếu trong quá trình sản xuất do bất kì lý do gì hay do bất cứ lúc nào nếu bị mất hoặc giảm mất đi một pha hoặc hai pha mà vẫn cho máy hoạt động thì rất nguy hiểm và sẽ cháy máy, cháy động cơ, mô tơ,... Do đó trước khi cho máy vận hành chúng ta phải kiểm tra pha trên toàn xưởng và cho từng máy.
Kiểm tra hiệu điện thế : Nếu trong quá trình sản xuất dù bất cứ lý do gì mà hiệu điện thế tăng hay giảm dều nguy hiểm cho máy. Do vậy trước khi máy hoạt động kiểm tra điện áp.
Nối đất : Để an toàn cho tất cả các máy đều nối đất để đảm bảo cho an toàn. Kiểm tra chiều dòng điện : Trước khi vận hành kiểm tra chiều dòng điện của máy này so với máy khác nếu ngược chiều thì nối lại.
Do mômen khởi động rất lớn nên phải mở từng máy và mở từng động cơ để tránh dòng điện khởi động.
4.4.3. An toàn về cơ:
Trước khi chuẩn bị vận hành máy phải biết cách sử dụng của máy.
Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra xem trên máy có còn vướng bất kỳ vật gì hay không, nếu có thì lấy ra.
Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra xem, trục tải đã được xiết chặt chưa, và các trục phải được quay trơn tru không bị kẹt.
Tên đề tài: Thiết kế Máy Chà Nhám Băng Tải
Trước khi cho vận hành, máy phải trong trường hợp sẳn sàng.
4.4.4. Biện pháp an toàn:
Che chắn các cơ cấu truyền động như băng mài đồng thời làm giảm hoặc triệt tiêu tiếng ồn tại nơi phát sinh.
Đây là biện pháp chống ồn chủ yếu bao gồm việc lắp ráp có chất lượng các máy móc ,động cơ và các chi tiết máy, sửa chửa các chi tiết đã cũ hay bị rơ nếu không đảm bảo yêu cầu thì thay thế các chi tiết đó bằng chi tiết mới để đảm bảo an toàn.
Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất sinh bụi.
- Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn chúng ta cần dùng phương tiện bảo vệ cá nhân: Sử dụng các loại bịt tai để che tai và bao ốp tai để chống ồn. Để chống rung động sử dụng các bao tay có đệm đàn hồi, giầy có đế chống rung.
Hình 4.1 Bịt tai chống ồn
Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (kính ,mũ nón găng tay, Quần áo lao động..).
Hình 4.2 mũ, kính bảo hộ khi mài Găng tay, Giày lao động:
Sinh viên thực hiện: Lương Hoàng Sang
Hình 4.3 Găng tay giày lao động
Khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng cho công nhân.
Tên đề tài: Thiết Kế Máy Chà Nhám Băng Tải
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và tiến hành thực hiện đồ án, được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy hướng dẫn và các thầy giáo bộ môn khoa cơ khí, đến nay đồ án đã hoàn thành và đạt được kết quả như sau:
Tổng hợp được một khối lượng lớn các kiến thức thực tiễn cũng như lý thuyết. Tìm hiểu được cách thức hoạt động,nguyên lí làm việc của máy mài bằng tải. Hoàn thiện hơn trong tư duy thiết kế chế tạo máy.
Nghiên cứu và ứng dụng được máy mài nhám dùng trong ngành công nghiệp.
Sinh viên thực hiện: Lương Hoàng Sang
[1]PGS-TS Trịnh Chất và TS Lê Văn Uyển (2006). Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (tập 1+2),NXB Giáo Dục Việt Nam.
[2]PGS-TS Trịnh Chất (2008). Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy, NXB Khoa Học Kỹ Thuật
[3] GS-TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS-TS Lê Văn Tiến, PGS-TS Ninh Đức Tốn, PGS-TS Trần Xuân Việt (2007). Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
[4] GS-TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS-TS Lê Văn Tiến, PGS-TS Ninh Đức Tốn, PGS-TS Trần Xuân Việt (2005). Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
[5] GS-TS Ninh Đức Tốn (2006). Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo, NXB Giáo Dục. [6] PGS-TS Trần Văn Địch (2000). Sổ Tay &Alas đồ gá, NXB KH&KT,Hà Nội.