1. Rủi ro từ môi trường bên ngoài
1.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Sản phẩm rau củ quả, không phải là một sản phẩm mới trên thị trường. Với rất nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này chính vì thế sẽ rất khó khăn để có thể giành lấy được thị phần với những doanh nghiệp lâu năm trên thị trường. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc thị trường cho dòng sản phẩm này là không có, theo một báo cáo gần đây nhất của bộ công thương thì dù tình hình đại dịch diễn biến phức tạp tuy nhiên tốc độ tăng trưởng, cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm rau củ tăng nhanh do đó thị trường này luôn là một sân chơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một sân chơi rất áp lực vì để đạt được mặt hiệu quả về kinh doanh thì ban quản lý dự án cần phải có các chiến lược rất cụ thể trong quá trình thâm nhập và giành lấy thị phần để có thể cạnh tranh với các đối thủ đã chiếm lĩnh thị trường lâu năm.
1.2. Rào cản gia nhập ngành
Rào cản gia nhập ngành lớn nhất đối với dự án có 2 yếu tố đó chính là kinh phí và công nghệ. Đối với một dự án lớn sẽ cần rất nhiều nguồn vốn để có thể vận hành ổn định dự án tuy nhiên trong đó hơn phân nửa chi phí của dự án sẽ đem đi đầu tư cho máy móc, trang thiết bị cần thiết dù cho các tài sản này có tính khấu hao sau khi dự án kết thúc tuy nhiên nguồn chi phí để đầu tư sẽ rất lớn. Gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hoạt động kêu gọi vốn gặp nhiều khó khăn quá trình này ảnh hưởng đến tiến trình đầu tư và tiến độ thực hiện dự án. Yếu tố công nghệ cũng là một trong những nhân tố rào cản hạn chế khả năng gia nhập ngành, hiện nay các công nghệ nuôi trồng của các công ty đang dần được chuyển đổi số và gia tăng năng suất.
1.3. Áp lực từ nhà cung cấp
Nguyên liệu đầu vào chính của dự án là hạt giống hoặc cây con giống được thu mua từ các nhà vườn tại các tỉnh chuyên cung cấp nông sản như Đà Lạt, Sơn La,... Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay với nhu cầu nông sản trong nước gia tăng đột ngột do tình hình dịch bệnh kéo dài, nguồn cung lương thực giảm nên từ đó việc thu mua cũng gặp nhiều khó khăn khi đàm phán về giá cả với nhà vườn. Bên cạnh đó để có được những nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn theo quy định của cục an toàn thực phẩm cũng là một vấn đề nan giải bởi không phải tất cả những nhà vườn hiện tại đều được đào tạo bài bản về quy trình vì thế sản lượng đầu vào không đảm bảo tiêu chuẩn cũng là một điều dễ thấy.
1.4. Áp lực từ người mua
Thực phẩm an toàn và bảo đảo sức khỏe là điều rất cần thiết trong cuộc sống, tuy nhiên do áp lực từ dịch COVID 19 lên kinh tế xã hội đặc biệt là việc làm nên thu nhập khách hàng
giảm, điều đó gia tăng rủi ro cho lượng khách đến đặt sản phẩm. Vì thế, cần phải thường xuyên điều chỉnh giá cả phù hợp với thu nhập của khách hàng và với nguồn nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra những sản phẩm phù hợp với khách hàng. Mặt khác, nhu cầu, sở thích của khách hàng thường xuyên thay đổi, khó nắm bắt và mô hình kinh doanh này phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của người dân
1.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Đối thủ cạnh tranh của dự án là các cơ sở phân phối rau củ quả đã và đang hoạt động tốt trên thị trường. Việc phân tích đối thủ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, từ đó rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm, vạch ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Hàng ngoại nhập là một trở ngại lớn với sản phẩm rau củ quả trong nước. Tâm lý hàng ngoại tốt hơn hàng Việt đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Tuy là một nước có sản lượng rau củ quả lớn, hằng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn rau củ ngoại. Để giải quyết nút thắt này, cần phải có chiến lược chú trọng vào chất lượng sản phẩm nội, củng cố niềm tin với người tiêu dùng trong nước.
Hầu hết, các “ông lớn” trong ngành đã có lịch sử hoạt động lâu đời. Điểm chung là quy mô lớn, sản phẩm đa dạng, tập trung vào phát triển sản phẩm hữu cơ và sạch, an toàn. Nhiều thương hiệu có tiềm năng xuất khẩu tới các thị trường lớn. Họ không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý.
1.6. Áp lực từ cung việc cung cấp dịch vụ và đơn hàng
Để có thể thống nhất các đơn hàng có lẽ là một việc vô cùng khó khăn đối với hầu hết tất cả các dự án liên quan đến tiêu dùng. Để giảm bớt áp lực từ việc cung cấp dịch vụ và đơn hàng dự án chuyển sang mô hình cung cấp chuyển giao sản phẩm cho nhà cung ứng từ đó tạo nên một mạng lưới phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.
Các dịch vụ khuyến mãi của sản phẩm còn phụ thuộc vào hoạt động và chiến lược marketing của dự án chính vì thế việc nắm bắt hành vi mua hàng từ đó triển khai các dịch vụ hậu mãi về sau cũng là một câu chuyện khá áp lực đối với dự án.
1.7. Rủi ro tài nguyên
Các thiết bị máy móc quan trọng trong quá trình sản xuất có thể bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc trong quá trình sản xuất từ đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất phía sau chính vì thế luôn có một đội ngũ bảo trì kiểm tra thường xuyên là một điều vô cùng cần thiết bên cạnh đó việc chọn lựa đầu vào trang thiết bị với những công nghệ đến từ các nhà cung cấp có uy tín cũng là một trong những sự phòng hờ rủi ro hỏng móc có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
Dây chuyền nuôi trồng xuống cấp do nhiều yếu tố: Do tác động của nhiều yếu tố, những sự cố gặp ở “phần cứng” thường khó xử lý hơn, hoặc là chỉ có biện pháp cải tạo lại hoàn toàn mới khắc phục được. Rủi ro từ môi trường như bão, gió lốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến các thiết bị của dự án
2. Yếu tố rủi ro nội bộ
2.1. Rủi ro hoạt động : Vi phạm quy chế quản lý & vấn đề nguồn lực của doanh nghiệp
34
Là những rủi ro tiềm ẩn bên trong. Những rủi ro xuất phát từ nội bộ của dự án thường thấy như sai lầm của lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược không thích hợp thời cuộc. Cơ cấu tài chính không lành mạnh, không được kiểm soát chặt chẽ, phân bổ và sử dụng không hợp lý. Hoạt động kinh doanh không mở rộng và phát triển. “Chảy máu chất xám” và thiếu hụt nhân sự không đạt yêu cầu, trình độ chuyên môn và năng suất lao động của nhân viên không được cải thiện, Thông tin nội bộ sai lệnh, rò rỉ thông tin ra bên ngoài, Công tác bảo quản cơ sở vật chất dự án không tốt gây thất thoát, hư hao tài sản. An ninh, an toàn lao động, PCCC, xử lý môi trường không được đảm bảo, Chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, chậm đổi mới và phát triển sản phẩm, Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại dự án quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo. Xung đột giữa người lao động và người lao động trong dự án.
Cụ thể:
- Giai đoạn đầu dự án sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình sản xuất như vận hành sai làm hư hỏng máy móc thiết bị, thiếu hụt nguyên vật liệu do chưa tìm được đối tác cung ứng phù hợp,…
- Nguồn vốn: Việc xuống tay quá trớn để đầu tư vào kinh doanh cửa hàng mà không có kế hoạch cụ thể sẽ đưa cửa hàng đến tình trạng hụt vốn, thiếu vốn trong quá trình hoạt động làm tiến độ sản xuất chưa được hiệu quả như mục tiêu đề ra.
- Thị trường kinh doanh – đối tượng khách hàng: Việc lựa chọn sai phân khúc khách hàng, định giá sản phẩm quá cao,… đó chính là biểu hiện của việc phân tích thị trường không kỹ càng và hợp lý.
- Vấn đề tài chính: Việc không kiểm soát được vấn đề doanh thu hàng ngày, hàng tuần,.. sẽ dẫn đến thất thoát nguồn thu của cửa hàng. Rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho các khoản phải trả và nợ vay,có thể dẫn đến chi phí tài chính tăng (nếu phải vay thêm nợ), hoặc trễ hạn nợ, ảnh hưởng đến hạng tín nhiệm của công ty,…
2.2. Rủi ro tuân thủ : Vi phạm pháp luật nhà nước
Lãnh đạo dự án không nắm rõ các quy định và luật pháp của nhà nước, và phổ biến kịp thời cho nhân viên thực thi..
Đa số lãnh đạo đều ý thức được về tuân thu quy đinh thuê thu nhâp ca nhân va an sinh xa hôi va cac yêu câu vê bao cao tiên lương, giam thiêu viêc soat xet va chât vân cua cơ quan thuê, va quan ly rui ro thuê thu nhâp ca nhân va thu nhâp doanh nghiêp nên đã thuê tư vấn bên ngoài là các công ty tư vấn kiểm toán và quản trị rủi ro cho dự án của mình. Tuy nhiên, các nhà tư vấn này có sự chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và tính khách quan nhưng họ không bên trong dự án và không tham gia dự án hàng ngày nên nhìn nhận về rủi ro của họ khó có thể được toàn diện và sâu sắc
Có thể vi phạm một số quy định về an toàn và chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nếu quy trình sản xuất không đảm bảo chất lượng.