VIII. KẾT LUẬN VỀ DỰ ÁN
2. Kết quả đạt được của dự án
2. 1. Kết quả về kinh tế, tài chính
Dự án “Dự án trồng và cung cấp rau sạch cho Thành phố Hồ Chí Minh” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực, nhà nước, địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực nông nghiệp, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như:
-NPV = 664 triệu đồng.
-Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 15%.
-Thời gian hòa vốn sau có chiết khấu là 2 năm 8 tháng.
→ Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn rủi ro thanh toán nợ vay thấp và thu hồi vốn đầu tư nhanh.
- Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước.
- Tạo việc làm thường xuyên cho lực lượng người lao động ở Long An, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân.
- Nâng cao năng lực sản xuất cho nhân dân trong vùng nhằm từng bước đưa kinh tế phát triển góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.
- Tạo ra diện mạo nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án.
39
- Nâng cao nhận thức mua sắm hàng hóa sạch của người tiêu dùng.
- Phát triển kênh bán hàng online, nâng cao trình độ tiếp cận công nghệ, dịch vụ đến người tiêu dùng
- Sau 5 năm hoạt động, dự án đã ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp như: Sài Gòn Co. op, Công ty Bách hóa xanh, Siêu thị Go!, Vinmart, Co-op Food, Coop Mart, Metro,.. Doanh thu hàng năm đạt hàng tỷ đồng, với sản lượng bình quân 1,8 tấn/ngày, 54 tấn/tháng.
2.2. Kết quả về xã hội
- Bảo vệ môi trường, giảm rác thải: Thông qua việc giảm sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và điều tiết nước.
- Tăng tính cạnh tranh: cạnh tranh với các doanh nghiệp ổn định, chất lượng được cải thiện, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc làm tăng tính cạnh tranh. Vì lợi ích của cộng đồng, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.
- Thúc đẩy cơ giới hóa: hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp từ nông trại chất lượng cao trên địa bàn, cải tạo mở rộng đường nội bộ cho các máy móc có công suất lớn.
- Sản xuất gắn với thị trường: sản xuất theo yêu cầu thị trường do các doanh nghiệp đề ra về số lượng, loại giống, chất lượng sản xuất tiêu thụ hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp.
- Ngoài ra, dự án trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đóng góp một phần lợi ích kinh tế của mình cho địa phương thông qua các nguồn thuế phải đóng như thuế GTGT, thuế TNDN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] N. Thắng, "QUY TRÌNH CANH TÁC RAU KHÍ CANH TRỤ ĐỨNG,"
https://blog.muaban.net/cach-trich-dan-tai-lieu-tham-khao-dung-chuan/, 2017. [2] T. N. Vương, "Mô hình trồng rau theo phương pháp khí canh,"
https://www.thietbithuycanh.vn/he-thong-trong-rau-khi-canh/, 2020. [3] I. Nir, "GROWING PLANTS IN AEROPONICS GROWTH SYSTEM,"
Symposium on Substrates in Horticulture other than Soils In Situ, 1986.
[4] R. Montoya, "DEVELOPMENT OF AN AEROPONIC SYSTEM FOR VEGETABLE PRODUCTION," II International Symposium on Soilless Culture and Hydroponics, 2018.
[5] A. Abou-Hadid, "PRELIMINARY STUDIES ON THE USE OF AEROPONICS FOR VEGETABLE CROPS UNDER LOCAL CONDITIONS,"
International Symposium on New Cultivation Systems in Greenhouse, 1993.