1. Môi trường kinh tế
35
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước và luôn có tỷ lệ đóng góp cao vào GDP cả nước.
Quy mô kinh tế của thành phố thậm chí lớn hơn một số nước trong khu vực, trong đó có sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TEP). Cơ cấu kinh tế thành phố đã chuyển dịch đúng hướng, gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Do đó, đây là một thị trường hàng đầu cho các dự án mới phát triển và mở rộng.
Xu hướng phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã thay đổi rất nhiều đến từ việc hội nhập với sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Cụ thể, từ những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ một cách trực tiếp đã chuyển sang hình thức online ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Lợi ích của hình thức kinh doanh online là không thể chối cãi khi doanh nghiệp được đưa đến gần hơn với khách hàng, đưa lợi nhuận tăng thêm và tạo ra nhiều sự tiện lợi cho khách hàng trên nhiều phương diện.
Là một trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học lớn của cả nước, một địa bàn quan trọng và nhạy cảm về chính trị-xã hội, thành phố Hồ Chí Minh có khả năng vừa tạo ra năng lực nội sinh to lớn, vừa thu hút nguồn lực và tụ hội nhân tài từ nhiều nơi, đồng thờí có sức lan toả không chỉ trong vùng mà còn tác động đến cả nước. Với dân cư chiếm 6,6% dân số cả nước, hiện nay Thành phố đóng góp 19,3% tổng sản phẩm trong nước, 29,4% giá trị sản xuất công nghiệp, 25% giá trị gia tăng các ngành dịch vụ, 42% kim ngạch xuất khẩu, 3 l ,6% tổng thu ngân sách quốc gia. Thành phố đứng đầu cả nước về mức GDP bình quân đầu người, gấp 3 lần mức bình quân chung, tạo khả năng vượt trội về sức mua và tích luỹ đầu tư.
UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch nhằm thúc đẩy ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và người tiêu dùng, phát huy vai trò chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển TMĐT Việt Nam; mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thị trường quốc tế; phối hợp điều hành thị trường TMĐT phát triển lành mạnh, có tính cạnh tranh để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu xuyên suốt là thúc đẩy giao dịch TMĐT bằng cách phát triển dịch vụ hoàn tất đơn hàng và thanh toán trực tuyến để giúp doanh nghiệp ứng dụng TMĐT theo chiều sâu, theo hướng thương mại trên thiết bị di động được thuận lợi hơn; giúp doanh nghiệp phát triển tốt trên thị trường trong nước để băt đầu mở rộng ra thị trường quốc tế.
Để đạt được mục tiêu trên, thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai thực hiện 4 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT; phát triển TMĐT trong doanh nghiệp; phát triển giao dịch TMĐT trong cộng đồng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực TMĐT. Sự năng động và cập nhật liên tục của thành phố Hồ Chí Minh đã giúp nơi đây trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và là môi trường hoàn hảo cho sự phát triển
36
của các doanh nghiệp.
2. Môi trường văn hóa – xã hội
Tính đến tháng 7/2021, theo website World Population Review thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh đạt 9.077.158 người. Trở thành nơi có dân số đông nhất cả nước, tăng 1.8 triệu người so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó nam chiếm 48,7%, nữ 51,3%. Trong đó, dân số thành thị hiện tại là 7.125.494 người, dân số nông thôn chiếm 1.867.589 người. Tuy nhiên, nếu tính thêm những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của TPHCM khoảng hơn 14 triệu người.
Trình độ dân số thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của dân số. Nhìn chung, phần lớn các đối tượng đều tăng qua các giai đoạn biểu hiện được tầng lớp trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng tăng lên. Từ đó, ở trình độ cao hơn, họ sẽ có nhu cầu lựa chọn thực phẩm sạch để sức khỏe trở nên tốt hơn.
Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề “thực phẩm bẩn”, họ chú trọng hơn đến sức khỏe của gia đình do đó người dân có xu hướng lựa chọn thực phẩm đạt chuẩn VietGap, Globalgap, HACCP…do đó hiện nay, các sản phẩm này đã được đưa ra thị trường kinh doanh phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm rộng lớn mà còn là đầu mối chế biến, kinh doanh, cung cấp nông sản, thực phẩm cho các tỉnh và xuất khẩu, đồng thời là nơi tiếp nhận khối lượng lớn nông sản, thực phẩm từ các tỉnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và sự tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội.
Sở Công Thương thành phố cũng đang khuyến khích sở, ngành các địa phương tìm kiếm, giới thiệu những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGap, Globalgap, HACCP… vào hệ thống phân phối của thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ người tiêu dùng.