Giới thiệu từng thiết bị trong mô hình

Một phần của tài liệu THIẾT kế mô HÌNH hệ THỐNG lưu KHO tự ĐỘNG sử DỤNG PLC s7 1200 (Trang 46)

3.2.1 Khối PLC ➢ Sử dụng PLC 1214C DC/DC/DC Hình 3. 4. PLC S7-1200 1214C DC/DC/DC ➢ Chức năng • Nhận tín hiệu từ các thành phần

✓ Cảm biến tiệm cận nhận biết sản phẩm.

✓ Tín hiệu từ HMI.

✓ Tín hiệu từ nút nhấn

• Xử lý và xuất tín hiệu điều khiển vào và đưa kết quả điều khiển tới các khối xử lí trong mô hình ➢ Thông số kỹ thuật • DI: 14x24VDC • DQ: 10x24VDC 0.5A • AI: 2x10 BIT 0-10VDC • Version 4.2

• Để biết thêm chi tiết xem phần phụ lục 1.

3.2.2 Khối Nguồn

• 24VDC cấp nguồn cho PLC

• 12vDC cấp nguồn cho Driver TB6600

• Điện Áp Đầu Vào AC 220V (chân L và N )

• Công Suất: 120W

• Điện áp ra điều chỉnh +/-10%

• Phạm vi điện áp đầu vào: 85 ~ 132VAC / 180 ~ 264VAC

• Dòng vào: 2.6a / 115V 1.3a / 230V

• Rò rỉ: <1mA / 240VAC

• Bảo vệ quá tải

• Bảo vệ quá áp

• Bảo vệ nhiệt độ cao

• Khả năng chống sốc: 10 ~ 500Hz, 2G 10min. / 1 chu kỳ, thời kỳ cho 60 phút mỗi trục

• Nhiệt độ hoạt động và độ ẩm: -10 ℃~ + 60 ℃, 20% ~ 90% RH

• Nhiệt độ bảo quản, nhiệt độ: -20 ℃~ + 85 ℃, 10% ~ 95RH

• Kích thước: 199 * 98 * 38mm

• Trọng lượng: 0.52Kg

• Tiêu chuẩn an toàn đáp ứng các yêu cầu của UL1012

Hình 3. 5. Nguồn tổ ong

3.2.3 Khối cảm biến và công tắc hành trình

Cảm biến vật cản hồng ngoại E3F-DS30C4 dùng ánh sáng hồng ngoại để xác định khoảng cách tới vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt nhận và phát tia hồng ngoại theo tần số riêng biệt. Cảm biến có thể chỉnh khoảng cách báo mong muốn thông qua biến trở, ngõ ra cảm biến ở dạng cực thu hở nên cần thêm 1 trở treo lên nguồn ở chân output khi sử dụng.

• Nguồn điện cung cấp: 6 ~ 36VDC.

• Khoảng cách phát hiện: 5 ~ 30cm.

• Có thể điều chỉnh khoảng cách qua biến trở.

• Dòng kích ngõ ra: 300mA.

• Ngõ ra dạng NPN cực thu hở giúp tùy biến được điện áp ngõ ra, trở treo lên áp bao nhiêu sẽ tạo thành điện áp ngõ ra bấy nhiêu.

• Chất liệu sản phẩm: nhựa.

• Có led hiển thị ngõ ra màu đỏ.

• Kích thước: 1.8cm (D) x 7.0cm (L). • Sơ đồ dây: - Nâu: VCC. - Đen: Ra tín hiệu. - Xanh dương: GND Hình 3. 6 Cảm biến hồng ngoại ➢ Cảm biến phát hiện kim loại tiệm cận LJ12A3

• Cung cấp điện áp: DC 6-36 V • Dòng tiêu thụ: 300 mA • Ngõ ra: NPN • Khoảng cách đo: 0 -> 4mm • Chiều Dài cáp: 110 cm Hình 3.7 Cảm biến tiệm cận

➢ Công tắc hành trình: dùng để giới hạn hành trình Vitme

Hình 3.8 Công tắc hành trình

3.2.4 Khối băng tải và sản phẩm

Băng tải được kéo bằng động cơ bước, trên băng tải có gắn cảm biến hồng ngoại để nhận biết sản phẩm, sản phẩm làm bằng gỗ.

Hình 3.9 Băng tải

3.2.5 Động cơ bước

3.1.5.1 Giới thiệu về động cơ bước

Động cơ bước thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của roto và có khả năng cố định roto vào những vị trí cần thiết. Động cơ bước làm việc được là nhờ có bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo một thứ tự và một tần số nhất định. Tổng số góc quay của roto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của roto, phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi. Khi một xung điện áp đặt vào cuộn dây stato (phần ứng) của động cơ bước thì roto (phần cảm) của động cơ sẽ quay đi một góc nhất định, góc ấy là một bước quay của động cơ. Khi các xung điện áp đặt vào các cuộn dây phần ứng thay đổi liên tục thì roto sẽ quay liên tục (nhưng thực chất chuyển động đó vẫn là theo các bước rời rạc).

Hình 3.10 Sơ đồ khối động cơ bước

➢ DC.SUPPLY: Có nhiệm vụ cung cấp nguồn một chiều cho hệ thống. Nguồn một chiều này có thể lấy từ pin nếu động cơ có công suất nhỏ. Với các động cơ có công suất lớn có thể dùng nguồn điện được chỉnh lưu từ nguồn xoay chiều.

➢ CONTROL LOGIC: Đây là khối điều khiển logic. Có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điều khiển động cơ. Khối logic này có thể là một nguồn xung, hoặc có thể là một hệ thống mạch điện tử. Nó tạo ra các xung điều khiển. Động cơ bước có thể điều khiển theo cả bước hoặc theo nửa bước.

➢ POWER DRIVER: Có nhiệm vụ cấp nguồn điện đã được điều chỉnh để đưa vào động cơ. Nó lấy điện từ nguồn cung cấp và xung điều khiển từ khối điều khiển để tạo ra dòng điện cấp cho động cơ hoạt động.

➢ STEPPER MOTOR: Động cơ bước. Các thông số của động cơ gồm có: Bước góc, sai số bước góc, mômen kéo, mômen hãm, mômen làm việc. Đối với hệ điều khiển động cơ bước, ta thấy đó là một hệ thống khá đơn giản vì không hề có phần tử phản hồi. Điều này có được vì động cơ bước trong quá trình hoạt động không gây ra sai số tích lũy, sai số của động cơ do sai số trong khi chế

tạo. Việc sử dụng động cơ bước tuy đem lai độ chính xác chưa cao nhưng ngày càng được sử dụng phổ biến. Vì công suất và độ chính xác của bước góc đang ngày càng được cải thiện.

➢ Bảng tiêu chuẩn về Bước Góc của động cơ bước:

Bảng 3. 1 Bảng Bước góc của động cơ bước

Step angle Steps per revolution 0.9 400 1.8 200 3.6 100 3.75 96 7.5 48 15 24

➢ Nguyên tắc điều khiển động cơ bước đơn cực:

Động cơ bước đơn cực, (có thể là động cơ vĩnh cửu hoặc động cơ hỗn hợp) có 5,6 hoặc 8 dây ra thường được quấn như sơ đồ dưới. Khi dùng, các đầu nối trung tâm thường được nối vào cực dương nguồn cấp, và hai đầu còn lại của mỗi mấu lần lượt nối đất để đảo chiều từ trường tạo bởi quận đó.

Hình 3.11 Cuộn dây động cơ bước

➢ Mạch điều khiển động cơ bước bao gồm một số chức năng sau đây: Tạo các xung với những tần số khác nhau.

Chuyển đổi các phần cho phù hợp với thứ tự kích từ. Làm giảm các dao động cơ học.

Đầu vào của mạch điều khiển là các xung. Thành phần của mạch là các bán dẫn, vi mạch. Kích thích các phần của động cơ bước theo thứ tự 1-2-3-4 do

các transistor công suất T1 đến T4 thực hiện.Với việc thay đổi vị trí bộ chuyển mạch, động cơ có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Điện áp được cấp qua các khoá chuyển để nuôi các cuộn dây, tạo ra từ trường làm quay rotor. Các khoá ở đây không cụ thể, có thể là bất cứ thiết bị đóng cắt nào điều khiển được như rơle, transitor công suất… Tín hiệu điều khiển có thể được đưa ra từ bộ điều khiển như vi mạch chuyên dụng, máy tính.

Hình 3.12 Sơ đồ mạch điện động cơ bước

Các loại động cơ bước thông dụng và các cách điều khiển động cơ bước.

• Động cơ bước có nhiều loại như động cơ biến trở từ, động cơ đơn cực, động cơ lưỡng cực.

• Về step thì có loại là 0.36 độ/ 1step, loại 0.72/1step. Và thông dụng nhất là loại 1.8 độ/ 1 step. Tức là 200 step sẽ được 1 vòng

• Trên thị trường chúng ta hay gặp nhất là động cơ đơn cực và lưỡng cực. Khi đi mua thì hay gặp động cơ 4 dây, 5 dây, 6 dây, 8 dây. Trong đó 4 dây là 6 dây là gặp thường xuyên nhất. Dưới đây là sơ đồ dây của hãng Oriental

Hình 3.13 Sơ đồ cuộn dây của các loại động cơ bước

➢ Động cơ bước có nhiều cách điều khiển. Có thể điều khiển các dây trực tiếp qua 4 cổng qua MCU thông qua Driver đệm công suất. Cách này hơi phức tạp một chút, cần phải hiểu rõ bên trong động cơ và thường chỉ điều khiển được full bước.

➢ Cách thông dụng nhất là dùng các IC chuyên dụng điều khiển động cơ bước. Các IC hay gặp nhất làTB6560, TB6600, L297, A4988, DRV8825, MA860H… Việc lựa chọn dùng loại Driver nào phụ thuộc vào loại động cơ và công suất động cơ định điều khiển. Ví dụ như A4988, DRV8825 dùng để điều khiển các loại động cơ nhỏ có công suất bé ví dụ như trong máy photo hoặc máy in 3d, TB6560 hoặc TB6600 thì lại dùng để điều khiển các loại động cơ lớn hơn một chút ví dụ như trong các loại máy cnc mini. Các loại động cơ to thì người ta hay dùng MA860H hoặc các Driver khủng hơn nữa.

➢ Nhìn chung cách giao tiếp với các module Driver này tương đối giống nhau. Chúng đều có 3 port cơ bản là DIR ( để điểu khiển hướng quay động cơ), EN

Một số loại module như tb6560 tb6600 hoặc MA860H thì mỗi port đều có 2 pin. Ví dụ như EN+ EN- CW+ CW- CLK+ CLK-. vì thế người dùng có thể tùy chọn điều khiển theo mức 0 hoặc mức 1.

➢ Điều quan trọng nhất là các module này là chúng có thể điều khiển được vi bước như 1/16 step, 1/8 step, 1/2 step và full step. Nếu full step thì cần 200 step để quay hết 1 vòng đối với loại 1.8 độ 1step. Còn nếu dùng chế độ vi bước 1/16 step thì một xung động cơ chỉ dịch chuyển 1,8/16 độ. Tức là phải cần 200*16=3200 xung để quay hết một vòng, điều này làm tăng độ phân giải và tăng độ chính xác cho step.

➢ Cách kết nối: với động cơ 4 dây thì tìm các dây xem dây nào là kênh A- A+ B- B+ và nối vào Driver. với động cơ 5 dây 6 dây hoặc 8 dây thì cắt bỏ hết những dây chung đi và chỉ sử dụng 4 dây ở 2 đầu cuộn dây để điều khiển.

3.1.5.2 Động cơ bước và mạch điều khiển được sử dụng trong mô hình

Thông số kỹ thuật động cơ bước được sử dụng trong hệ thống:

• Loại động cơ bước: 2 pha

• Điện áp định mức: 4.5-5VDC

• Độ phân giải: 1.8 độ/bước

• Số dây: 6 dây

• Kích thước: 42x42x50

Mạch điều khiển là Driver TB6600:

Hình 3.15 Driver TB 6600

Driver Điều Khiển Động Cơ Bước TB6600 sử dụng IC TB6600HQ/HG, dùng cho các loại động cơ bước: 42/57/86 2 pha hoặc 4 dây có dòng tải là 4A/42VDC. Ứng dụng của mạch điều khiển động cơ bước TB6600 trong làm máy như CNC, Laser hay các máy tự động khác.

Thông số kỹ thuật:

+ Nguồn đầu vào là 9V – 42V. + Dòng cấp tối đa là 4A.

+ Ngõ vào có cách ly quang, tốc độ cao. + Có tích hợp đo quá dòng quá áp. + Cân nặng: 200G.

Hình 3.16 Đấu dây TB6600

Cách đấu dây:

DC+: Nối với nguồn điện từ 9 – 40VDC DC- : Điện áp (-) âm của nguồn

A+ và A -: Nối vào cặp cuộn dây của động cơ bước B+ và B- : Nối với cặp cuộn dây còn lại của động cơ

PUL+: Tín hiệu cấp xung điều khiển tốc độ (+5V) từ BOB cho M6600 PUL-: Tín hiệu cấp xung điều khiển tốc độ (-) từ BOB cho M6600 DIR+: Tín hiệu cấp xung đảo chiều (+5V) từ BOB cho M6600 DIR-: Tín hiệu cấp xung đảo chiều (-) từ BOB cho M6600

ENA+ và ENA -: khi cấp tín hiệu cho cặp này động cơ sẽ không có lực momen giữ và quay nữa

3.2.6 Mô hình tổng thể

➢ Dưới đây là bảng liệt kê các thiết bị phần cứng được sử dụng trong mô hình:

Bảng 3.2 Liệt kê các thiết bị

Thiết bị Ký hiệu trên mô hình

Động cơ bước 1 Băng tải 2 Cảm biến hồng ngoại 3 Công tắc hành trình 4 Khung kệ và sản phẩm 5 Vitme 6 Tay nâng 7 CB nguồn 8 Nguồn 9 PLC S7-1200 10 Driver TB6600 11 Đèn nguồn 12 Nút khẩn cấp 13 ➢ Chức năng của các bộ phận:

• Băng tải đưa sản phẩm đến vị trí trục nâng

• Cảm biến xác định vị trí của sản phẩm trên băng tải

• Các Vitme tạo thành 3 trục XYZ đưa sản phẩm đến vị trí cần đặt

• Công tắc hành trình giới hạn hành trình trục Vitme đề phòng sự cố hư hỏng

• PLC lập trình điều khiển hệ thống

• Driver TB 6600 cấp xung điều khiển động cơ bước

• Nguồn tổ ong cấp nguồn cho hệ thống

Dưới đây là hình ảnh chụp từ mô hình đã hoàn thành:

Hình 3.18 Mô hình tổng thể

3.2.7 Tủ điện

Các thiết bị trong tủ điện:

- CP cấp nguồn cho tủ.

- Nguồn tổ ong 24V.

- PLC S7-1200 DC/DC/DC.

- Dirver TB 6600 điều khiển động cơ bước.

- Cầu đấu dây điện

➢Ta chọn kích thước tủ là 40*30*20 (cm), sử dụng phần mềm autucad để bố trí các 3 1 6 5 7 4 2

Hình 3.19 Sơ đồ bố trí tủ điện Hình 3.20 Tủ điện 12 8 11 10 0 9 13

3.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Quá trình đưa sản phẩm từ băng tải về vị trí kệ hàng chia làm 6 bước:

➢ Bước 1: Khi bắt đầu hoạt động ba trục XYZ về vị trí tọa độ O và sản phẩm được đặt lên băng tải như trong hình.

Hình 3.22 Hoạt động_B1

Vị trí O

➢ Bước 2: Băng tải đưa sản phẩm đến vị trí tay nâng, khi sản phẩm gặp cảm biến băng tải dừng lại, tay nâng đưa vào vị trí sản phẩm nhờ trục Vitme Y.

Hình 3. 23 Hoạt động_B2 Tr ục V it me Y Cảm biến BT

➢ Bước 3: Tay nâng nâng sản phẩm lên nhờ chuyển động của trục Vitme Z.

➢ Bước 4: Tay nâng quay đưa sản phẩm sang vị trí kệ để hàng nhờ cơ cấu trục quay được kéo bởi động cơ bước.

Hình 3. 25 Hoạt động_B4

Trục Xoay Kệ hàng

➢ Bước 5: Sản phẩm được đặt vào đúng vị trí mong muốn nhờ sự kết hợp của 3 trục Vitme XYZ.

➢ Bước 6: Sau khi đặt sản phẩm vào vị trí, trục Y đưa tay nâng ra kết thúc qua trình chuyển một sản phẩm từ băng tải vào kệ hàng.

Hình 3. 27 Hoạt động_B6

3.5Thiết kế giao diện HMI và lập trình hệ thống

3.5.1 Lưu đồ thuật toán

3.5.2 Thiết lập địa chỉ IP

Để kết nối PLC với máy tính ta cần thiết lập địa chỉ IP cho máy tính Bước 1: Vào Network and Sharing Center chọn Change adapter settings

Hình 3. 30 Thiết lập địa chỉ IP cho máy tính_1

Bước 2: Click phải vào Ethernet, chọn Ethernet Properties. Sau đó chọn Internet Protocol Version 4 và nhập địa chỉ IP vào như hình.

Hình 3. 31 Thiết lập địa chỉ IP cho máy tính_2

➢ Địa chỉ IP có dạng 192. 168. xx. yy, trong đó yy chọn giống với PLC, xx chọn khác với PLC.

➢ Để xem địa chỉ IP của PLC, trong giao diện chính click chuột phải vào PLC chọn Properties, xem trong phần Ethernet addresses.

Hình 3. 32 Thiết lập địa chỉ IP cho máy tính_3

3.5.3 Tạo Project mới

Bước 1: Từ màn hình chính máy tính chọn vào biểu tượng TIA Portal V15.1

Bước 2: Nhập tên dự án và địa chỉ lưu su đó chọn Create

Hình 3. 34 Tạo Project mới_2

3.5.4 Thiết kế giao diện HMI

Bước 1: Chọn Devices and Network, add new device, chọn CPU 1214 DC/DC/DC, chọn đúng mã ghi trên nhãn PLC, sau đó chọn Add.

Bước 2: Sau khi add được PLC, tiếp theo là add PC_System , chọn Add new device.

Hình 3. 36 Thiết kế HMI_1

Bước 3: Chọn khối WinCc Runtime, chọn version

Bước 4: Thiết lập WinCC và kết nối với PLC

Một phần của tài liệu THIẾT kế mô HÌNH hệ THỐNG lưu KHO tự ĐỘNG sử DỤNG PLC s7 1200 (Trang 46)