CHƯƠNG 7 TÍNH TỐN MĨNG KHUNG TRỤC 1
7.2. Lựa chọn giải pháp móng
Các lớp đất ở bên trên như lớp 1 (đất sét - sét pha trạng thái chảy), lớp 2 (đất sét trạng thái nửa cứng), lớp 3 (đất sét pha trạng thái dẻo cứng đôi chỗ dẻo mền) lớp 4 (đất cát pha), lớp 5 (cát hạt mịn trạng thái chặt vừa) là các lớp đất hoặc là quá mỏng, hoặc là có khả năng chịu tải kém khơng ổn định về tính chất cơ lý và bề dày. Ta nhận thấy chỉ có lớp 6 (cát thô lẫn cuội sỏi), là các lớp đất vừa nằm ở dưới sâu, vừa có khả năng chịu tải lớn phù hợp với các công trình cao tầng.
Căn cứ vào tình hình địa chất, qui mô công trình cũng như tải trọng tác dụng xuống móng thì giải pháp móng sâu (móng cọc) là hợp lí hơn cả. Mũi cọc sẽ đựơc ngàm vào lớp đất 6. Các phương án móng cọc:
7.2.1. Cọc ép
Nếu dùng móng cọc ép (ép trước khi đào đất) có thể cho cọc đặt vào lớp đất 6,việc hạ cọc sẽ gặp khó khăn khi cần xuyên vào lớp 2,3,4,5 có chiều sâu lớn, có thể phải khoan dẫn .
Ưu điểm: là giá thành rẻ, thích hợp với điều kiện xây chen, không gây chấn động đến các công trình xung quanh. Dễ kiểm tra chất lượng của từng đoạn cọc được thử dưới lực ép. Xác định được sức chịu tải của cọc ép qua lực ép cuối cùng.
Nhược điểm: kích thước và sức chịu tải của cọc bị hạn chế do tiết diện cọc, chiều dài cọc không có khả năng mở rộng và phát triển do thiết bị thi công cọc bị hạn chế hơn so với các công nghệ khác ,thời gian thi công kéo dài hay gặp độ chối giả khi đóng. Với qui mô công trình sẽ gặp khơng ít khó khăn.
7.2.2. Cọc khoan nhồi
Nếu dùng móng cọc khoan nhồi, có thể đặt cọc lên lớp cát thô lẫn cuội sỏi tuỳ thuộc vào điều kiện cân bằng sức chịu tải của cọc tính theo cường độ vật liệu cọc và tính theo cường dộ đất nền.
Ưu điểm:Có thể tạo ra những cọc có đường kính lớn, do đó sức chịu tải của cọc khá cao.Do cách thi công, mặt bên của cọc nhồi thường sần sùi, do đó ma sát giữa đất và cọc nói chung có trị số lớn hơn so với các loại cọc khác. Tớn ít cớt thép vì khơng phải vận chuyển cọc. Khi thi công không gây ra những chấn động làm nguy hại đến các công trình lân cận. Nếu dùng cọc nhồi thì điều kiện mở rộng chân cọc ( nhằm tăng sức chịu tải của cọc ) tương đối dễ dàng hơn .
Nhược điểm:Khó kiểm tra chất lượng cọc.Thiết bị thi công tương đối phức tạp.Công trường dễ bị bẩn trong quá trình thi công.
Căn cứ vào tải trọng tác dụng truyền xuống móng, điều kiện địa chất và trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm của các loại cọc , khả năng thi công ta chọn phương án móng cọc khoan nhồi thiết kế cho công trình , một phương án đang được sử dụng phổ biến hiện nay.