Phục hồi và sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của quang trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 36 - 38)

7. Bố cục dự kiến

3.3.1. Phục hồi và sản xuất nông nghiệp

Sau những năm chiến tranh binh lửa vào cuối thế kỷ XVIII, tình hình Bắc Hà hết sức khó khăn, tình trạng "luôn năm mất mùa đói kém, dân gian trôi giạt lưu ly" là một thực trạng được phản ánh trong sử sách. “Vào thời điểm năm 1789, lúc vừa diễn ra chiến sự lớn, đánh đuổi quân Thanh, ở Thanh Hóa "một hạt gạo cũng không có", dân gian đói khổ, lại thêm "bệnh dịch hoành hành", "chết không biết bao nhiêu mà kể”(Trương Hữu Quýnh, 2008, tr. 428). Ở Nghệ An thì cũng bị “mất mùa, dịch tật, kẻ thì chết đói, người thì xiêu bạt, còn lại chỉ mười phần có năm, sáu mà thôi”, ruộng đất bị bỏ hoang khắp nơi, không người cây cấy. Tình hình này đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho chính quyền vừa mới ra đời sau chiến tranh là phải nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung.

Khi cuộc chiến tranh vừa kết thúc, Quang Trung đã bắt tay vào việc phục hồi nền kinh tế của đất nước, trước hết là kinh tế nông nghiệp. “Ngay năm 1789, Quang Trung đã ban bố "Chiếu khuyến nông" kêu gọi dân lưu tán trở về khai khẩn ruộng nương, kêu gọi dân du thù du thực trở về làm ruộng”(Trần Thị Vinh, 2017, tr. 418). Trong tờ Chiếu khuyến nông, Quang Trung nhấn mạnh: Từ trái qua loạn lạc đến nay. binh hòa liên miền, lại thêm đói kém, nhân dân lưu tán, ruộng đất bỏ hoang. Thực số định điều chẳng được bổn năm phần mười khi trước. Trẫm chịu mệnh trời giữ nghiệp lớn, bốn bề trong lặng. Nay buổi đầu đại định chính sách khuyến khích sản xuất làm cho dân giàu, phải được tiến hành lần lượt... Cái đạo che chở dân, chẳng gì bằng bắt dân du thù du thực trở về làm ruộng. Quang Trung đã giao cho quan lại địa phương thôn trưởng, xã trưởng quán xuyến công việc này và quy định đến tháng 9 năm Quang Trung thứ hai (1789) phải đệ trình sổ điền thổ, kê khai sổ dân đinh, số ruộng hiện có và số ruộng bỏ hoang mới khai khẩn để Nhà nước quy định ngạch thuế. Nhà nước cũng quy định thời hạn ngắn nhất, các địa phương phải đảm bảo giải quyết hết diện tích ruộng đất bỏ hoang. Hết thời hạn quy định, ruộng đất còn bỏ hoang không khai khẩn, nếu là ruộng công thì sẽ chiếu theo ngạch thuế điền thu gấp đôi, nếu là ruộng tư sẽ tịch thu thành ruộng công. Những biện pháp này tuy chưa làm thay đổi gì nhiều về kết cấu kinh tế - xã hội của đất nước lúc bấy giờ nhưng nó đã đưa đến kết quả là giải quyết được tình trạng ruộng đất bỏ hoang, tạo điều kiện cho người dân lao động có cơ hội làm ăn và đặc biệt là thanh toán được tình trạng phiêu bạt của nhân dân sau bao năm binh lửa, như lời mở đầu trong tờ Chiếu khuyến nông. Quang Trung có nhấn mạnh là làm sao cho dân được yên ổn, có ruộng đất cày cấy, để rồi trong nước không có dân lười biếng ngoài đồng không có ruộng bỏ hoang. Nhờ thế, nền sản xuất nông nghiệp của đất nước đang bị đình đổn sau bao năm chiến tranh đến đây đã phần nào được hồi phục.

Nhìn chung, chính sách khuyến nông của Quang Trung tuy chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề ruộng đất ở cuối thế kỷ XVII (vì chưa đụng đến quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ tịch thu ruộng đất từ bỏ hoang quá hạn và ruộng đất của những phần tử chống đối), nhưng xét trong bối cảnh xã hội đương thời, việc chia ruộng đất công cho dân để có điều kiện sản xuất, chấm dứt tình trạng phân tán như thế là mang ý nghĩa tích cực và về mặt nào đó nó cũng đưa lại một số hiệu quả nhất định.

Nhờ đó, chỉ trong vòng ba, bốn năm, sản xuất nông nghiệp đã đượcphục hồi nhanh chóng, đời sống nhân dân dần được ổn định. Sử cũ chép, năm 1791, “mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục lại được cảnh thái bình”(Lê Minh Đủ, 2013, tr. 36).

Một phần của tài liệu Vai trò của quang trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)