Văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Vai trò của quang trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 39 - 40)

7. Bố cục dự kiến

3.4. Văn hóa, giáo dục

Quang Trung lập Sùng Chính Viện chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ nôm làm tài liệu học tập và giúp vua về mặt văn hoa. Mục đích của Quang Trung là nhằm đưa chữ nôm lên thành quốc ngữ chính thức thay cho chữ Hán. Bên cạnh Nho giáo, Quang Trung vẫn chấp nhận Phật giáo và Thiên Chúa giáo. “Chữ nôm được đưa vào khoa cử, trong các kỳ thi quan trường phải ra đề thị bằng chữ nôm, người thi đến kỳ tam trường phải làm thơ, phú bằng văn nôm. Chữ nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung, một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta”(Lương Ninh, 2000, tr. 296). Những chính sách văn hoá, giáo dục của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền học thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân.

Những cải cách của Quang Trung có nhiều mặt tích cực, thể hiện một tư tưởng tiến bộ nhằm đưa đất nước nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng sau chiến tranh kéo dài để vươn lên sánh vai cùng các quốc gia phát triển đương thời, những chính sách cải cách đó đã và sẽ tạo khả năng mở đường, phát triển của đất nước, của dân tộc.

Bên cạnh việc ban hành những chính sách văn hóa tiến bộ, Quang Trung còn có thái độ khoan dung đối với các tín ngưỡng khác của nhân dân, trong khi Nho giáo vẫn được Quang Trung coi trọng. Quang Trung cũng đã quan tâm tới việc tu sửa nhà Văn Miếu và dựng lại những tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ông đã tự tay phê chuẩn vào Bài sớ của nông dân trại Văn Chương rằng: “Mai này dọn lại nước nhà, Bia nghè dựng lại trên tòa muôn giang” (Trần Thị Vinh, 2017, tr.431).

Tuy nhiên, về mặt thực hiện những chính sách cải cách của Quang Trung đã gặp nhiều trở ngại, thời gian thực hiện lại quá ngắn ngủi. Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), Quang Trung - Nguyễn Huệ - người anh hùng của dân tộc, đột ngột qua đời giữa lúc những cải cách mới được bắt đầu thực hiện. Triều đại Quang Toàn tiếp sau đó bất lực, không còn tiếp tục thực hiện được những cải cách của Quang Trung và đã bị Nguyễn Ánh lật đổ vào đầu năm 1802.

Một phần của tài liệu Vai trò của quang trung đối với lich sử dân tộc thế kỉ XVIII (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)