7. Bố cục dự kiến
3.5. Quan hệ ngoại giao
Sau khi đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, một văn đề lớn được đặt ra cho triều Quang Trung là nhanh chóng đạt được mối quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh.
Từ lúc đem quân đi đánh quân Thanh, Quang Trung đã nối với Ngô Thời Nhậm: "nay ta đến đây, từ đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kẻ cả rồi... Nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến 10 lần, bị thua chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thực không phải là phúc của nhân dân, lòng ta sao nỡ. Vì vậy, sau khi thắng trận phải khéo dùng từ lệnh thì mối dịp tốt được lừa binh" (Trương Hữu Quýnh, 2008, tr. 430).
Về phía nhà Thanh, sau thất bại của Tôn Sĩ Nghị, vua Càn Long rất lo ngại muốn thu xếp việc giảng hòa nhưng vẫn cử Phúc Khang An làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, phao tin điều động 50 vạn quân sang trả thù. Biết ý của Càn Long, Phúc Khang An đã cử người sang để nghị hòa hảo. Quang Trung cho viết biểu cầu hòa, sẵn sàng triều cống. Mùa thu năm 1789, Càn Long đã sai sứ sang phong Quang Trung làm An Nam quốc vương. Sứ bộ của ca cũng sang nhà Thanh đưa thư cầu hòa.
Nước Vạn Tượng vốn xưa là nước Ai Lao, một nước láng giềng ở phía Tây. Vào cuối thế kỷ XI (năm 1067) dưới thời vua Lý Thánh Tông, đã có quan hệ thông hiếu, rồi lại thôi. Đến thế kỳ XV khi Lê Lợi khởi binh, có kết hiếu với nước ấy, sau vì hiềm khích lại cắt đứt quan hệ giao hiếu. Sau nước Vạn Tượng bị lệ thuộc vào nước Xiêm. Lúc đầu, Xiêm lập Chiêu Nan làm Quốc trưởng, sau lại phế Chiêu Nan, lập Chiêu Ẩn. Năm 1786, Chiêu Án sang chầu nước Xiêm, lúc ấy Nguyễn Ánh đang trú chân ở Vọng Các, Chiêu Ấn đến yết kiến, lòng rất kính mộ. Khi Chiêu Ân vừa về Vạn Tượng, nghe tin Nguyễn Ánh đã lấy được Gia Định, muốn sai sứ sang nộp lễ vật nhưng bị nghẽn đường không đến được. Vào năm 1791, Quang Trung sai người đòi hỏi lễ cống, Chiêu Ẩn không chịu, bèn sai Trần Quang Diệu đem hơn 1 vạn quân sang đánh. Đó là cái cớ để Quang Trung điều quân, còn thực chất của việc đi đánh dẹp này là muốn để cắt đứt âm mưu cùa bè lũ Lê Duy Chi (là em Lê Chiêu Thống). Lê Duy Chi không trốn được cùng Lê Chiếu Thống ra nước ngoài, đã lẩn trốn chiếm cứ ở vùng Tuyên Quang, Cao Bằng nương tựa vào bọn thổ tù Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng rồi liên kết với bọn Mán ở Vạn Tượng, Trấn Ninh, Trịnh Cao, Quy Hợp để đánh phá thành Nghệ An. “Tướng Trần Quang Diệu được cử làm Đại tổng quản cùng vói Đô đốc Nguyễn Văn Uyên đem binh đi đánh lấy được Trấn Ninh, diệt được Trịnh Cao, Quy Hợp, tiến sâu vào đất Vạn Tượng. Quốc trưởng của nước Vạn Tượng phải bỏ thành chạy, Quang Diệu bắt được voi ngựa chiêng trống, đuổi mãi tới tận địa giới Xiêm La, chém được tướng Phạm Duy ở bên tả, Phan Siêu ở
bên hữu. Cuối cùng Lê Duy Chi cùng Phúc Tấn, Văn Đồng thế lực không địch được đều bị hại” (Trần Thị Vinh, 2017, tr. 438 - 439).
Triều đại Quang Trung đang đi dần vào thế ổn định với xu thế tiến bởi cuộc sống của nhân dân cũng đang khôi phục, thì, tháng 9 năm 1792, Quang Trung mất đột ngột (39 tuổi). Hơn 4 năm cầm quyền trong bối cảnh một đất nước vừa thoát ra khỏi cảnh suy thoái, loạn lạc, chiến tranh ác liệt người anh hùng áo vải, Quang Trung chưa thể làm gì hơn để đưa xã hội phong kiến Đại Việt vượt qua được cuộc khủng hoảng, vươn mình lên cùng thế giới tiên tiến.
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Trước bối cảnh đất nước bị chia cắt, chiến tranh kéo dài, vua Quang Trung đã nhìn thấy những đòi hỏi cấp thiết của xã hội lúc bấy giờ, nên ông đã tiến hành một cuộc cải cách trên tất cả các mặt nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết ấy. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong các chính sách về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục,… Đó chính là những mặt tích cực và tiến bộ mà triều đại Quang Trung đã tiến hành trong khoảng thời gian cai trị ngắn ngủi của triều đại mình, nhằm góp phần khôi phục và chấn hưng lại sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, đem lại cuộc sống no ấm cho người dân.
KẾT LUẬN
Tất cả những chiến công rực rỡ, những chiến lược, chiến thuật tài tình và những cải cách mang tính thời đại của hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) như đã trình bày trên công trình này, tự nó đã nói rất rõ về vai trò to lớn của Nguyễn Huệ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XVIII.
Quang Trung, đã vừa là một lãnh tụ kiệt xuất của nông dân Tây Sơn, vừa là một anh hùng vĩ đại của dân tộc, vừa là một tướng lĩnh tài giỏi bậc nhất của thời đại. Ông đã đưa phong trào tiến tới hoàn thành mọi nhiệm vụ vĩ đại mà lịch sử đã trao cho và đã lãnh đạo nông dân lần lượt đánh đổ mọi tập đoàn phong kiến ở trong nước, tạo cơ sở cho việc thống nhất của nước nhà. Bằng tài năng kiệt xuất của mình vua Quang Trung đã đánh tan mọi cuộc xâm lăng và can thiệp vũ trang của nước ngoài, giữ vùng nền độc lập của Tổ quốc. Trong suốt 20 năm trời, khi đánh quân Xiêm, khi đánh quân Thanh, lúc nào Nguyễn Huệ cũng phải chiến đấu với những kẻ định đông hơn mình có nhiều vũ khí và phương tiện chiến đấu hơn mình. Nhưng ông không bao giờ nao núng, bao giờ ông cũng kiên quyết đánh địch và lần nào cũng dành chiến tháng rất huy hoàng.
Sau này khi trở thành vị lãnh tụ tối cao của cả nước, vua Quang Trung đã nhìn thấy những đòi hỏi cấp thiết của xã hội lúc bấy giờ, nên ông đã tiến hành một cuộc cải cách trên tất cả các mặt nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết ấy. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong các chính sách về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục,… Đó chính là những mặt tích cực và tiến bộ mà triều đại Quang Trung đã tiến hành trong khoảng thời gian cai trị ngắn ngủi của triều đại mình, nhằm góp phần khôi phục và chấn hưng lại sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, đem lại cuộc sống no ấm cho người dân thời kì khủng hoảng và chiến tranh kéo dài. Trong thời gian ngắn ngủi bốn năm kể từ khi lên ngôi Hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc cạnh dân dụng nước cùng với những hoài bão lớn lao của Quang Trung chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng, nhưng cũng cho thủy tầm vóc, tài năng ý chỉ của Hoàng đế Quang Trung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. Đỗ Bang. (2011). Những khám phá bí mật về hoàng đế Quang Trung. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
2. Lương Ninh. (2000). Lịch sử Việt Nam giản yếu. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Nguyễn Quang Ngọc. (2007). Tiến trình lịch sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng. (1977). Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. Thành phố Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
5. Ngô Sĩ Liên. (1972). Đại Việt sử kí toàn thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức. 6. Phan Huy Lê - Bùi Đăng Dũng - Phan Đại Doãn - Phạm Thị Tâm & Trần Bá Chi. (2019). Một số trận quyết chiến chiến lược. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
7. Phan Huy Lê. (2019). Huế và triều Nguyễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 8. Trương Hữu Quýnh - Đinh Xuân Lâm & Lê Mậu Hãn. (2008). Đại cương lịch sử Việt Nam. Vĩnh Phúc: Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Trần Trọng Kim. (2020). Việt Nam sử lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học Đông Á. 10. Trần Thị Vinh. (2017). Lịch sử Việt Nam tập 4 từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
11. Tạ Chí Đại Trường. (2007). Việt Nam thời Tây Sơn - Lịch sử nội chiến 1771-1802. Hà Nội: Nhà xuất bản Công An nhân dân.
12. Vũ Ngọc Khánh. (2004). Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thanh niên.
Tài liệu Internet
1. Lê Minh Đủ. (2013). Công cuộc cải cách trong triều đại Quang Trung: thành tựu và hạn chế. Khóa luận tốt nghiệp trường đại học Cần Thơ. Truy cập tại: https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/cong-cuoc-cai-cach-trong-trieu-dai-quang- trung-thanh-tuu-va-han-che-231988.html
2. Nguyễn Sương. (2018). Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và chiến công thống nhất nước nhà. Báo Dân việt. Truy cập tại: https://danviet.vn/anh-hung-ao-vai- nguyen-hue-va-chien-cong-thong-nhat-nuoc-nha-7777874817.htm
Ngày truy cập: 17/5/2022
3. Văn Duyên, (2021), 2-9-1945: Lời Người vang vọng núi sông. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập tại: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/2-9- 1945-loi-nguoi-vang-vong-nui-song-668809