II. TỪ VIẾT TẮT ĐD: Điều dưỡng
4. Kỹ thuật băng
4.2.8. Băng đầu: *Băng trán:
*Băng trán:
-Bắt đầu đặt băng từ trên tai phải, chếch qua phía trên trán, qua tai trái và xương chẩm về chỗ bắt đầu, băng thêm như vậy hai vòng nữa để cố định.
- Băng vài vòng, những vịng sau đến chỗ trán thì thấp hơn vịng trước, đến chỗ xương chẩm thì cao hơn vịng trước.
-Băng thêm một vòng cuối để cố định. *Băng đỉnh đầu:
-Băng hai vịng cố định qua trán, trên tai và phía dưới xương chẩm.
-Khi băng đến giữatrán thìgấp băng lại: Ngón cái và ngón trỏ của tay tráigiữ lấy nếp gấp, tay phải đưa băng qua đỉnh đầu đến dưới xương chẩm gấp băng lại(có thể nhờ bệnh nhân hay người phụ giữ lấy chỗ gấp), băng hai đường từ trán đến chẩm và ngược lại để giữ bông gạc.
- Cứ băng như vậy từ trán đến chẩm và từ chẩm đến trán, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 thân băng, nhưng mỗi vòng phải trở về chỗ ban đầu, lantoả dần sang hai bên cho đến khi kín. Cuối cùng băng hai đường vịng trịn quanh đầu và cố định.
-Nếu khơng có người phụ và bệnh nhân khơng giúp được thì băng hai cuộn: một cuộn băng vòng quanh đầu, một cuộn băng lật từ trước ra sau và từ sau ra trước.
*Băng kiểu Barto:
Dùng trong trường hợp cố định gãy xương hàm dưới, giữ bông gạc đắp ở hàm. -Bắt đầu đặt băng từ dưới chỗ phình xương chẩm, qua sau tai trái, chếch lên đỉnh đầu đến trước tai phải thẳng xuống dưới quai hàm, từ phía trước tai trái qua đỉnh đầu, bắt chéo vòng trước ở giữa đỉnh đầu (đường giữa).
-Từ phía sau tai phải đến chỗ bắt đầu, băng thêm một lần như vậy rồi cố định. -Tiếp đó từ chỗ bắt đầu, qua dưới chỗ tai trái, qua hàm dưới sang tai phải về chỗ ban đầu, băng 3 vòng như vậy, vòng sau đè lên vòng trước và buộc treo xương hàm lên đỉnh đầu.
* Băng một mắt:
-Bắt đầu đặt băng từ thái dương bên mắt đau, vịng qua trán qua phía trên tai bên đối diện, qua dưới chỗ phình xương chẩm về chỗ ban đầu. Băng hai vòng như vậy để cố định.
-Từ dưới chỗ phình xương chẩm, qua dưới tai (nếu là mắt phải), qua trước trán(nếu là mắt trái), qua sát sống mũi lên thái dương, đến chỗ phình xương chẩm. Cứ như vậy vịng sauđè lên vịng trước và chếch dần chođến khi kín mắt. Băng hai vòng quanh đầu để cố định.
BÀI 5: SƠ CỨU GÃY XƯƠNG MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:
1.Phân tích được các loại xương gãy và các triệu chứng của xương gãy.
2.Giải thích được mục đích và nguyên tắc của bất động xương gãy.
3.Trình bày được cách sơ cứu các loại xương gãy đúng quy trình kỹ thuật.
NỘI DUNG
1.Đại cương
Trên thế giới mỗi ngày có trên 16.000 chết (theo TCYTTG) vì tai nạn thương tích và vài nghìn người bị thương trong số đó nhiều người phải mang di chứng vĩnh viễn. Đặc biệt trong giai đoạn đầu đối với nạn nhân (NN) chấn thương. Gãy xương là một trong những tai nạn gặp phải hằng ngày, gãy xương là sự mất liên tục của xương do bị chấn thương hoặc do bệnh lý gây nên. Tuỳ theo từng trường hợp xương bị gãy hoặc có kèm theo bị đa chấn thương khơng mà nạn nhân có biểu hiện sốc hay khơng, thơng thường sốc trong gãy xương là do đau hay mất máu.
2.Phân loại