Thêm vào điểm thứ hai.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 3 pps (Trang 35 - 42)

, vì vấn đề đó nói lên bằng ngôn ngữ chính trị sự khác nhau giữa sự thống trị của

1) Thêm vào điểm thứ hai.

đoạt là một điều tất nhiên không thể tránh khỏi, ― nghị luận đó có một "tính chất hoàn toàn biện chứng". "Lý tưởng" của Mác về quyền công hữu ruộng đất và tư bản, "coi là một điều tất nhiên và một điều không còn nghi ngờ gì được, thì hoàn toàn đứng vào cuối cái xích ba mắt của Hê-ghen".

Luận cứ đó là hoàn toàn lấy của Đuy-rinh, ― kẻ đã dùng nó trong cuốn "Kritische Geschichte der Nationalửkonomie und des Sozialismus" (3-te Aufl., 1879. S. 486 - 487)1). ấy thế mà ông Mi- khai-lốp-xki lại không nói nửa lời đến Đuy-rinh. Vậy có lẽ chính ông ta đã tự mình nghĩ ra cách xuyên tạc Mác như thế chăng?

V. I. L ê - n i n

212

Ăng-ghen đã trả lời lại Đuy-rinh một cách tuyệt diệu, và vì ông cũng trích dẫn lời phê phán của Đuy-rinh, nên chúng tôi chỉ dẫn ra câu trả lời đó của Ăng-ghen thôi52

. Bạn đọc sẽ thấy là câu trả lời đó cũng hoàn toàn có thể dùng để trả lời ông Mi- khai-lốp-xki được.

Đuy-rinh nói: "Sự phác họa lịch sử đó (sự phát sinh của cái gọi là sự tích lũy ban đầu của tư bản ở Anh), còn là đoạn tương đối tốt trong cuốn sách của Mác, và có lẽ nó sẽ còn tốt hơn thế nữa, nếu ngoài những cái nạng khoa học ra, nó không dùng thêm những cái nạng biện chứng nữa. Vì thiếu những luận cứ vững hơn và rõ ràng hơn, nên ở đây sự phủ định cái phủ định của Hê-ghen đóng vai trò một bà đỡ đẻ đỡ cho tương lai thoát thai từ trong lòng quá khứ mà ra. Việc xoá bỏ quyền sở hữu cá nhân, đã được thực hiện từ thế kỷ XVI theo phương thức nói trên, là sự phủ định thứ nhất. Tiếp sau nó là một sự phủ định khác, được gọi là sự phủ định cái phủ định và đồng thời cũng được gọi là sự phục hồi lại "chế độ sở hữu cá nhân", nhưng dưới một hình thức cao hơn, dựa

1) ― "Lịch sử có tính chất phê phán của nền kinh tế quốc dân và của chủ nghĩa xã hội" (xuất bản l ần thứ ba, 1879. Tr. 486 - 487) của chủ nghĩa xã hội" (xuất bản l ần thứ ba, 1879. Tr. 486 - 487) trên sự sở hữu chung về ruộng đất và công cụ lao động. Nếu cái "chế độ sở hữu cá nhân" mới đó, ông Mác cũng gọi là "chế độ công hữu", thì chính ở đây đã thể hiện sự thống nhất tối cao của Hê-ghen, trong đó mâu thuẫn bị xoá bỏ (aufgehoben ― thuật ngữ riêng của Hê-ghen), nghĩa là, nói theo lối chơi chữ của Hê-ghen, vừa bị khắc phục lại vừa được bảo tồn.

... Vậy, việc tước đoạt bọn đi tước đoạt có thể nói là một sản phẩm tự nhiên của hiện thực lịch sử trong những điều kiện vật chất bên ngoài của nó... Vị tất đã có một người nào

Những "người bạn dân" là t hế nào 213

có đầu óc suy nghĩ mà lại bằng những trò ảo thuật của Hê- ghen như sự phủ định cái phủ định, để tin rằng chế độ công hữu về ruộng đất và về tư bản là tất yếu. Vả lại, tính chất kỳ quặc mơ hồ của những quan niệm của Mác không thể làm ngạc nhiên những ai đã biết rằng với một chất liệu khoa học như phép biện chứng của Hê-ghen thì có thể làm ra được cái gì hay nói cho đúng hơn là rút ra được những điều phi lý như thế nào. Đối với những kẻ chưa hay biết gì về những trò đó, tôi xin nói thẳng ra rằng ở Hê-ghen thì sự phủ định thứ nhất đóng vai trò khái niệm về tội tổ tông mượn trong sách giáo lý vấn đáp, còn sự phủ định thứ hai thì đóng vai trò sự thống nhất tối cao dẫn đến sự chuộc tội. Dĩ nhiên là không thể lấy những trò ảo thuật loại suy mượn trong lĩnh vực tôn giáo như thế để làm căn cứ cho lô-gích của các sự kiện được... Ông Mác bình thản với cái tư tưởng mơ hồ của ông về chế độ sở hữu vừa cá nhân vừa công cộng, và để mặc cho các môn đồ của ông tự giải quyết lấy cái bí ẩn biện chứng sâu xa đó". Ông Đuy-rinh nói như vậy đấy.

Ăng-ghen kết luận: như thế thì Mác không thể chứng minh được tính tất yếu của cách mạng xã hội, tính tất yếu của việc kiến lập chế độ công hữu về ruộng đất và về tư liệu sản xuất do lao động tạo ra, nếu không dùng đến sự phủ định cái phủ định của Hê-ghen; khi xây dựng lý luận xã hội chủ nghĩa của mình trên những trò ảo thuật loại suy đó, mượn trong tôn giáo, Mác đã đi đến kết luận là trong xã hội tương lai sẽ tồn tại một chế độ sở hữu vừa cá nhân, vừa công cộng, với tư cách là sự thống nhất tối cao, kiểu Hê-ghen, của cái mâu thuẫn đã bị xoá bỏ*.

Bây giờ, chúng ta hãy tạm thời để sự phủ định cái phủ định sang một bên, và hãy xét cái "chế độ sở hữu vừa cá nhân vừa công cộng" đó. Ông Đuy-rinh cho điều đó là "mơ hồ", và kỳ lạ thay, về điểm ấy thì ông ta lại thật sự

V. I. L ê - n i n

214

có lý. Nhưng chỉ khốn nỗi là hoàn toàn không phải Mác đang ở trong cái "mơ hồ" đó, mà cũng vẫn lại đích thân ông Đu y-rinh... Sửa đổi Mác theo Hê-ghen, ông ta đã gán cho Mác cái thống nhất tối cao của chế độ sở hữu , cái mà Mác chẳng hề nói đến nửa lời.

* Lời nhận định như vậy về những quan điểm của Đuy-rinh cũng hoàn toàn dùng được cho những quan điểm của ông Mi-khai-lốp-xki, đó là điều còn được chứng minh trong đoạn sau đây của bài báo của ông ta: "Các Mác trước sự phán xét của ông I-u. Giu-cốp-xki". Phản đối ông Giu-cốp-xki, kẻ đã cho rằng Mác là người biện hộ cho chế độ tư hữu, ông Mi-khai-lốp-xki viện đến cái công thức đó của Mác và giải thích công thức đó như sau: "Mác đã luồn vào trong công thức của ông hai trò ảo thuật mà ai cũng biết của phép biện chứng của Hê-ghen: thứ nhất, công thức đó được xây dựng theo quy luật của tam đoạn thức của Hê- ghen; thứ hai, hợp đề thì dựa trên sự đồng nhất của những cái đối lập: chế độ sở hữu cá nhân và chế độ công hữu. Vậy thì chữ "cá nhân" ở đây có một ý nghĩa riêng biệt, thuần túy có tính chất ước lệ của một bộ phận tổ thành của quá trình biện chứng, và người ta tuyệt đối không thể mảy may căn cứ vào nó được". Điều này là do một người có thiện ý nhất nói ra khi ông ta, đứng trước mặt công chúng Nga, đang bênh vực "con người nhiệt huyết" Mác chống lại nhà tư sản Giu-cốp- xki. Và chính là với những ý đồ tốt nhất đó mà ông Mi-khai-lốp-xki đã giải thích Mác một cách như là Mác đã xây dựng quan niệm của mình về quá trình trên cơ sở "những trò ảo thuật"! Từ đó, ông Mi-khai-lốp-xki có thể rút ra được một đạo lý không phải là không có ích cho mình là: đối với bất cứ việc gì, nếu chỉ có thiện ý không thôi thì hãy còn hơi ít quá.

Mác nói: "Đó là sự phủ định cái phủ định. Nó tái lập chế độ sở hữu cá nhân, nhưng trên cơ sở những thành quả của thời đại tư bản chủ nghĩa; nghĩa là trên cơ sở sự hợp tác của những người lao động tự do và quyền công hữu của họ về ruộng đất và về những tư liệu sản xuất do họ tạo ra. Việc biến chế độ tư hữu phân tán của các cá nhân, dựa trên lao động của bản thân thành chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, đương nhiên là một quá trình vô cùng lâu hơn, gay go hơn và khó khăn hơn rất nhiều so với việc biến chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, chế độ thực tế đã

Những "người bạn dân" là t hế nào 215

dựa trên một quá trình sản xuất xã hội, thành chế độ công hữu". Tất cả chỉ có thế. Như thế là cái chế độ do việc tước đoạt bọn đi tước đoạt tạo ra, được coi là sự khôi phục chế độ sở hữu cá nhân trêncơ sở chế độ công hữu về ruộng đất và về tư liệu sản xuất do bản thân những người lao động tạo ra. Đối với những ai hiểu được tiếng Đức (và cả tiếng Nga nữa, ông Mi-khai-lốp- xki ạ, vì bản dịch hoàn toàn đúng), điều đó, đều có nghĩa là chế độ công hữu bao trùm cả ruộng đất lẫn các tư liệu sản xuất khác, còn chế độ sở hữu cá nhân thì bao trùm những sản phẩm khác, nghĩa là những vật phẩm tiêu dùng. Và muốn cho ngay cả trẻ em sáu tuổi cũng hiểu được điều đó, nên ở trang 56 (bản tiếng Nga, tr. 30)53 Mác giả định ra một "hiệp hội những người tự do, làm việc bằng những tư liệu sản xuất công cộng và tiêu phí một cách có kế hoạch những sức lao động cá nhân của họ coi đó là một sức lao động xã hội", tức là một hiệp hội được tổ chức theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, và ông nói: "Toàn bộ sản phẩm lao động là một sản phẩm xã hội. Một phần sản phẩm đó lại được dùng làm tư liệu sản xuất. Phần đó vẫn là công hữu. Nhưng phần kia là do những thành viên của hiệp hội tiêu dùng làm tư liệu sinh hoạt. Bởi vậy, phần đó phải được phân phối giữa họ với nhau". Như thế là cũng phải là khá rõ ràng ngay cả đối với ông Đuy-rinh nữa.

Chế độ sở hữu vừa cá nhân vừa công cộng, ― cái điều kỳ quái hồ đồ ấy, cái điều phi lý do phép biện chứng của Hê-ghen mà ra ấy, cái điều lẫn lộn ấy, cái bí ẩn biện chứng sâu xa ấy, mà Mác đã để cho các môn đồ của Mác phải tự giải quyết lấy, ― đó cũng lại là một cái mà ông Đuy-rinh tùy tiện bịa ra và tưởng tượng ra...

Ăng-ghen nói tiếp: vậy thì ở Mác sự phủ định cái phủ định đóng vai trò gì? ở trang 791 và những trang sau (bản tiếng Nga,

V. I. L ê - n i n

216

tr. 648 và những trang sau)54 ông đối chiếu những kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu kinh tế và lịch sử về cái gọi là tích lũy ban đầu của tư bản, đã được trình bày trong 50 trang (bản tiếng Nga, 35 trang) trước đó. Trước thời đại tư bản chủ nghĩa thì đã có, ít ra cũng là ở nước Anh, nền tiểu sản xuất dựa trên cơ sở quyền tư hữu của người lao động về những tư liệu sản xuất của mình. Cái gọi là tích lũy ban đầu của tư bản, ở đây chính là việc tước đoạt những người sản xuất trực tiếp ấy, nghĩa là tiêu diệt chế độ tư hữu dựa trên lao động của bản thân. Sự tiêu diệt đó sở dĩ có thể thực hiện được là vì nền tiểu sản xuất mà chúng ta đã nói đó chỉ tương dung được với một nền sản xuất và một xã hội có những khuôn khổ nhỏ hẹp và nguyên thuỷ, và khi phát triển đến một trình độ nhất định thì tự nó nền tiểu sản xuất tạo ra những cơ sở vật chất để tự tiêu diệt. Sự tiêu diệt đó, ― tức là việc biến những công cụ sản xuất cá nhân và phân tán thành những tư liệu sản xuất xã hội tập trung, ― tạo ra lịch sử ban đầu của tư bản. Ngay khi những người lao động biến thành vô sản và tư liệu sản xuất của họ biến thành tư bản, ngay khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đứng vững được thì việc tiếp tục xã hội hoá lao động và việc tiếp tục biến ruộng đất và những tư liệu sản xuất khác (thành tư bản), và do đó cả việc tiếp tục tước đoạt những người tư hữu, liền mang một hình thức mới. "Bây giờ, kẻ phải bị tước đoạt, không phải là người lao động làm cho bản thân mình nữa, mà là nhà tư bản bóc lột nhiều công nhân. Sự tước đoạt ấy được thực hiện nhờ tác dụng của những quy luật nội tại của chính ngay nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhờ sự tích tụ tư bản. Một nhà tư bản này bóp chết nhiều nhà tư bản khác. Song song với sự tích tụ đó, hay với việc một số nhỏ nhà tư bản tước đoạt số nhiều các nhà tư bản thì hình thức hợp tác của quá trình lao động cũng phát triển theo những quy mô ngày càng lớn, việc ứng dụng một cách tự giác khoa

Những "người bạn dân" là t hế nào 217

học vào kỹ thuật, việc khai khẩn ruộng đất do xã hội tiến hành một cách có kế hoạch, việc biến những công cụ lao động thành những công cụ chỉ có thể dùng chung được thôi, và việc tiết kiệm tất cả mọi tư liệu sản xuất nhờ được dùng làm công cụ sản xuất công cộng cho một lao động xã hội kết hợp, cũng phát triển. Song song với tình trạng ngày càng giảm bớt con số những bọn tư bản đầu sỏ tiếm đoạt và độc chiếm tất cả những cái lợi của quá trình chuyển biến ấy thì người ta cũng thấy ngày càng tăng lên, không những sự khốn cùng, sự áp bức, sự nô dịch, sự thoái hoá và sự bóc lột, mà cả sự phẫn nộ của giai cấp công nhân là giai cấp đang không ngừng đông thêm và được chính ngay bộ máy sản xuất tư bản chủ nghĩa rèn luyện, đoàn kết và tổ chức. Tư bản trở thành xiềng xích trói buộc cái phương thức sản xuất đã nẩy nở cùng với nó và được nó che chở. Sự tập trung những tư liệu sản xuất và việc xã hội hoá lao động đạt tới một trình độ trở thành không tương dung được với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của nó nữa. Cái vỏ này bị phá vỡ. Giờ cáo chung của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm. Bọn đi tước đoạt bị tước đoạt".

Và bây giờ tôi xin hỏi bạn đọc: vậy đâu là những nét hoa hòe hoa sói biện chứng và tinh xảo, đâu là sự lẫn lộn khái niệm quy tất cả mọi sự khác biệt thành con số không, đâu là những phép mầu biện chứng dành cho các tín đồ và những trò ảo thuật kiểu học thuyết của Hê-ghen về lô-gốt mà, theo lời ông Đuy-rinh, nếu không có nó thì Mác không thể nào hoàn thành được sự trình bày của mình? Mác dựa vào lịch sử để chứng minh, và ở đây Mác đã tóm tắt lại rằng nếu trước kia, nền sản xuất nhỏ đã do chính sự phát triển của mình mà tạo ra những điều kiện tiêu diệt mình thì ngày nay cũng vậy, bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tự nó đã sản sinh ra những điều kiện vật chất khiến nó phải

V. I. L ê - n i n

218

tiêu vong. Quá trình lịch sử là như vậy, và nếu đồng thời đó cũng là một quá trình biện chứng, thì dù ông Đuy-rinh có coi điều ấy là một điều thiên định như thế nào đi chăng nữa, đó cũng không phải là lỗi tại Mác.

Chỉ sau khi đã trình bày xong sự chứng minh lịch sử - kinh tế của mình rồi, Mác mới nói tiếp: "Phương thức sản xuất và chiếm hữu tư bản chủ nghĩa, và do đó cả chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, là sự phủ định thứ nhất của chế độ sở hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân. Với tính tất yếu của một quá trình lịch sử - tự nhiên, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tự mình phủ định mình. Đó là phủ định cái phủ định", v. v. (như đã trích dẫn trên kia).

Như vậy, khi gọi quá trình đó là phủ định cái phủ định thì Mác cũng không nghĩ đến việc coi đó là sự chứng minh cho tính tất yếu lịch sử của quá trình đó. Trái hẳn lại: sau khi Mác đã dựa vào lịch sử mà chứng minh rằng quá trình đó một phần đã được thực hiện rồi, và một phần nữa nhất định sẽ được thực hiện, chỉ lúc đó ông mới gọi nó là quá trình

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 3 pps (Trang 35 - 42)