Giới hạn cuối cùng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 3 pps (Trang 26 - 31)

V. I Lê nin

1) giới hạn cuối cùng

nhân dân tộc đó lại thành một đạo quân công nhân quốc tế duy nhất để đấu tranh chống tư bản quốc tế. Còn về lời khẳng định rằng Quốc tế không ngăn cản được công nhân tàn sát lẫn nhau thì chỉ cần nhắc ông Mi-khai-lốp-xki nhớ lại những sự biến của Công xã Pa-ri, những sự biến đã chứng tỏ thái độ thật sự của giai cấp vô sản có tổ chức đối với những giai cấp cầm quyền đang tiến hành chiến tranh.

Trong toàn bộ luận chiến đó của ông Mi-khai-lốp-xki, điều đặc biệt làm cho người ta bực mình chính là những thủ đoạn của ông ấy. Nếu quả ông ta không hài lòng về sách lược của Quốc tế, nếu quả ông không tán thành những tư tưởng mà công nhân châu Âu hiện đang tự tổ chức lại để thực hiện, ― thì ít ra, ông ta cứ việc phê phán thẳng thắn và

Những "người bạn dân" là t hế nào 195

trực tiếp những tư tưởng đó, cứ việc trình bày những quan niệm của ông ta về một sách lược hợp lý hơn, về những quan điểm đúng đắn hơn. Nhưng người ta chẳng thấy ông ta đưa ra một lời phản đối nào rõ ràng và cụ thể cả, mà rải rác đây đó trong vô vàn những câu nói suông, người ta chỉ thấy những lời giễu cợt vô nghĩa. Vậy có thể nào không gọi cái đó là bùn nhơ, nhất là nếu người ta chú ý rằng ở Nga, pháp luật không cho phép bảo vệ những tư tưởng và sách lược của Quốc tế? Những thủ đoạn của ông Mi-khai-lốp-xki khi luận chiến với những nhà mác-xít Nga cũng vẫn như thế: không chịu khó nêu ra một cách trung thực và chính xác những luận điểm này nọ của các nhà mác-xít Nga để đem ra phê phán một cách thẳng thắn và rõ ràng, mà lại cứ thích bám lấy những mẩu luận cứ mác-xít vụn vặt đã nghe được, rồi đem xuyên tạc đi. Bạn đọc hãy phán xét lời ông ta nói: "Mác đã quá thông minh và quá uyên bác để tưởng rằng chính mình đã phát hiện ra ý niệm về tính tất yếu lịch sử và tính hợp quy luật lịch sử của những hiện tượng xã hội... ở những nấc dưới (của cái thang mác-xít)* người ta không biết điều đó (không biết rằng "ý niệm tất yếu lịch sử không phải là một điều mới do Mác phát minh hay phát hiện ra, mà là một chân lý đã được xác lập từ lâu rồi") hay dù sao thì cũng chỉ có một ý niệm lờ mờ về cái trí lực và tinh lực đã tiêu phí hàng bao thế kỷ nay để xác lập chân lý đó".

Hiển nhiên là những lời tuyên bố như vậy có thể thực sự gây được ấn tượng đối với công chúng mới nghe nói đến chủ nghĩa Mác lần đầu tiên, và đối với họ, nhà phê phán có thể dễ dàng đạt được mục đích của mình: xuyên tạc, chế giễu và "chiến thắng" (người ta bảo rằng những cộng tác viên của tạp chí "Của cải nước Nga" nói về những bài báo của ông Mi-khai-lốp- xki như thế đấy). Ai đã đọc Mác, dù là ít thôi, cũng sẽ thấy

V. I. L ê - n i n

196

ngay được tất cả tính chất giả dối và không vững của những thủ đoạn đó. Người ta có thể không đồng ý với Mác, nhưng không thể không công nhận rằng Mác đã nêu lên một cách hết sức rõ ràng những quan điểm của mình, những quan điểm này là mới so với những quan điểm của những nhà xã hội chủ nghĩa trước kia. Cái mới đó là ở chỗ những nhà xã hội chủ nghĩa trước kia cho rằng muốn luận chứng cho những quan điểm của mình thì chỉ cần vạch ra ách áp bức quần chúng dưới chế độ hiện tại, vạch ra tính ưu việt của một chế độ trong

* Nhân từ ngữ vô nghĩa đó, cần nêu lên rằng ông Mi-khai-lốp-xki đã xếp Mác riêng ra (Mác quá thông minh và quá uyên bác cho nên nhà phê phán của chúng ta không thể phê phán một cách thẳng thắn và trực tiếp nguyên lý này nọ của Mác); rồi ông ta xếp đến Ăng-ghen ("một người ít có óc sáng tạo hơn"), sau đến những người ít nhiều có kiến giải độc lập, như Cau-xky, ― và cuối cùng đến những người mác-xít khác. Thử hỏi một sự xếp loại như vậy có thể có ý nghĩa đúng đắn được chăng? Nếu nhà phê bình không hài lòng về những người phổ biến chủ nghĩa Mác, ― thì ai đã cấm ông ta căn cứ vào học thuyết của Mác mà sửa chữa cho những người đó? Ông ta không làm như thế. Rõ ràng là ông ta muốn tỏ ra sắc sảo, nhưng kết cục lại chỉ là tầm thường mà thôi. đó mọi người sẽ nhận được cái do mình sản xuất ra; vạch ra rằng chế độ lý tưởng đó là hợp với "bản tính con người", hợp với khái niệm về một đời sống hợp lý và đạo đức, v. v.. Mác cho là không thể hài lòng về một thứ chủ nghĩa xã hội như thế. Không chỉ hạn chế ở việc nhận định chế độ hiện tại, ở việc đánh giá và lên án chế độ đó, Mác còn giải thích một cách khoa học chế độ đó, quy chế độ hiện tại đó, cái chế độ khác nhau ở các nước khác nhau thuộc châu Âu và không thuộc châu Âu, vào một cơ sở chung là hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa, và ông đem những quy luật vận hành và phát triển của hình thái đó ra phân tích một cách khách quan (ông đã chỉ rõ

Những "người bạn dân" là t hế nào 197

lấy làm thoả mãn với lối khẳng định rằng chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa là phù hợp với bản tính con người, ― như những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại và những kẻ hậu bối đáng thương của họ, tức là những nhà xã hội học chủ quan, vẫn tuyên bố. Cũng nhờ phân tích chế độ tư bản chủ nghĩa một cách khách quan như thế, ông đã chứng minh rằng chế độ đó tất yếuphải chuyển biến thành chế độ xã hội chủ nghĩa. (Về vấn đề Mác đã chứng minh điều đó như thế nào và ông Mi-khai-lốp-xki đã phản đối ra sao, chúng ta sẽ còn phải nói trở lại nữa.) ― Đó là nguồn gốc của sự dẫn chứng về tính tất yếu, mà người ta thấy những người mác-xít thường nêu ra. Sự xuyên tạc của ông Mi-khai-lốp-xki về vấn đề đó đã quá rõ ràng: ông ta đã bỏ qua tất cả nội dung thực tế của lý luận đó, tất cả thực chất của lý luận đó, và ông đã trình bày vấn đề tựa hồ như toàn bộ lý luận đó chung quy chỉ là một từ "tính tất yếu" thôi ("trong những vấn đề thực tiễn phức tạp, mà chỉ viện đến tính tất yếu thôi thì không đủ"), tựa hồ như chứng cứ của lý luận đó là chỗ sự tất yếu lịch sử đòi hỏi phải như thế. Nói một cách khác, ông ta đã im lặng không nói gì đến nội dung của học thuyết, mà chỉ bám lấy cái nhãn bên ngoài của học thuyết đó, và bây giờ lại bắt đầu chế giễu cái "vòng luẩn quẩn vô vị" mà chính bản thân ông ta đã ra công biến học thuyết của Mác thành như thế. Đương nhiên, chúng ta sẽ không nói sâu về cái trò chế giễu ấy, vì chúng ta đã biết đủ rõ về cái đó rồi. Hãy mặc ông ta múa may để giải trí và mua vui cho ông Bu-rê-nin (không phải vô cớ mà ông này đã xoa đầu khen ông Mi-khai-lốp-xki trên tờ "Thời mới" 43), hãy để cho ông ta, sau khi đã kính cẩn cúi chào Mác, lại ngấm ngầm sủa lại Mác: "cuộc luận chiến của Mác chống những người không tưởng và duy tâm dù sao thì cũng phiến diện", nghĩa là ngay cả khi những người mác-xít không lặp lại những lý lẽ của Mác đi nữa thì cũng thế. Chúng ta không thể

V. I. L ê - n i n

198

gọi những lời phỉ báng đó một cách nào khác hơn là những tiếng sủa của chó con, vì ông ta hoàn toàn không có lấy một lời

phản đối nào cụ thể, rõ ràng và có thể kiểm nghiệm được để chống lại luận chiến đó, thành thử, dù cho chúng tôi có rất muốn bàn về đề tài đó chăng nữa, ― vì theo chúng tôi thì cuộc luận chiến đó là rất mực quan trọng để giải quyết những vấn đề xã hội chủ nghĩa ở Nga, ― thì chúng tôi thật cũng không thể nào trả lời lại những tiếng chó con sủa đó được, mà chỉ có thể nhún vai nói rằng:

A! Chó con hẳn phải cứng lắm mới dám sủa voi!1)

Lập luận tiếp theo đó của ông Mi-khai-lốp-xki về tính tất yếu lịch sử không phải là không đáng chú ý, vì lập luận đó cho chúng ta thấy, dù chỉ một phần thôi, cái vốn tư tưởng thật sự của "nhà xã hội học trứ danh của chúng ta" (danh hiệu mà ông Mi-khai- lốp-xki được hưởng ngang với ông v. v., trong đám đại biểu của phái tự do trong cái "xã hội có văn hoá"). Ông ta nói đến "sự xung đột giữa ý niệm tính tất yếu lịch sử và ý nghĩa của hoạt động cá

1) ― Những lời trong bài thơ ngụ ngôn của I. A. Crư-lốp "Con voi và con chó con". con chó con".

nhân": những người hoạt động xã hội đã lầm khi tưởng mình là những lực lượng tác động, kỳ thật họ là những người "bị tác động", là những "con rối do những quy luật nội tại và thần bí của tính tất yếu lịch sử làm cho cử động", ― theo ông ta, đó là cái kết luận nên rút ra từ ý niệm ấy, ý niệm mà vì thế ông cho là "vô bổ" và "mơ hồ". Có lẽ không phải tất cả các bạn đọc đều hiểu được là ông Mi-khai-lốp-xki đã lấy toàn bộ cái mớ phi lý đó, những con rối ấy, v. v., từ đâu ra. Sự thật thì đó là một trong những pháp bảo của nhà triết học chủ quan của chúng ta: tư tưởng về sự xung đột giữa quyết định luận và đạo đức, giữa tính tất yếu lịch sử và vai trò của cá nhân. Về vấn đề đó, ông ta đã bôi đen ngòm hàng đống giấy, thốt ra vô số những

Những "người bạn dân" là t hế nào 199

lời nhảm nhí theo lối tình cảm và tiểu thị dân để giải quyết sự xung đột đó một cách có lợi cho đạo đức và vai trò cá nhân. Thật ra thì ở đó chẳng có một sự xung đột nào cả: sự xung đột đó là do ông Mi-khai-lốp-xki bịa ra vì sợ (không phải là không có lý do) rằng quyết định luận sẽ đánh đổ cái đạo đức tiểu thị dân mà ông rất thiết tha đó. Khi xác định tính tất yếu của những hành vi của con người và bác bỏ cái câu chuyện hoang đường về tự do ý chí thì ý niệm quyết định luận tuyệt nhiên không loại bỏ lý tính, không loại bỏ lương tâm của con người, và cũng không loại bỏ sự đánh giá những hành vi của con người. Ngược hẳn lại: chỉ có quan điểm quyết định luận mới giúp ta đánh giá được chặt chẽ và đúng đắn, mà không đổ lỗi tất cả cho tự do ý chí. ý niệm tính tất yếu lịch sử cũng vậy, nó không hề làm tổn hại gì đến vai trò của cá nhân trong lịch sử: toàn bộ lịch sử, chính là do những hành động của cá nhân cấu thành, và những cá nhân này chắc chắn đều là những lực lượng tác động. Vấn đề thực sự đặt ra khi đánh giá hoạt động xã hội của một cá nhân, là: trong những điều kiện nào thì hoạt động đó được đảm bảo thành công? đâu là điều đảm bảo cho hoạt động đó không còn là một hành động đơn độc, chìm ngập trong cái biển cả những hành động trái ngược nhau? Đây cũng là vấn đề mà những người dân chủ - xã hội và những người xã hội chủ nghĩa khác ở Nga đang giải quyết một cách khác nhau: hoạt động nhằm thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa phải lôi cuốn quần chúng như thế nào để có thể đem lại những kết quả thực sự? Hiển nhiên là cách giải quyết vấn đề đó phụ thuộc trực tiếp và chặt chẽ vào quan niệm của người ta về sự phân hoá của những lực lượng xã hội ở Nga, về cuộc đấu tranh giai cấp, tức là những cái cấu thành hiện thực ở Nga, ― nhưng ông Mi-khai-lốp-xki lại vẫn chỉ xoay quanh vấn đề, thậm chí cũng chẳng chịu tìm cách đặt vấn đề đó cho

V. I. L ê - n i n

200

chính xác và thử đưa ra một giải pháp nào đó cho vấn đề. Cách những người dân chủ - xã hội giải quyết vấn đề, như người ta đã biết, xuất phát từ quan điểm cho rằng chế độ kinh tế Nga là một xã hội tư sản và chỉ có thể có độc một lối thoát ra khỏi chế độ đó ― lối thoát nẩy sinh một cách tất yếu từ chính ngay bản chất của chế độ tư sản ― đó là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản. Hiển nhiên, một sự phê phán nghiêm chỉnh phải nhằm hoặc chống lại quan điểm cho rằng chế độ của chúng ta là một chế độ tư sản, hoặc chống lại cái quan niệm về bản chất của chế độ đó và về những quy luật phát triển của chế độ đó ― nhưng ông Mi- khai-lốp-xki đâu có nghĩ đến việc đề cập tới những vấn đề quan trọng. Ông thích lảng tránh bằng những câu rỗng tuếch như: tính tất yếu là một dấu ngoặc quá chung chung, v. v.. Tất nhiên rồi, ông Mi-khai-lốp-xki ạ, bất cứ ý niệm nào cũng sẽ là một dấu ngoặc quá chung chung được cả, nếu ông trút hết nội dung của ý niệm đó đi, như rút hết thịt một con cá mòi khô, để rồi đem ra mà giỡn với cái vỏ còn lại! Cái vỏ đó, cái vỏ che đậy những vấn đề thời sự, thật sự trọng yếu, nóng hổi, lại là chủ đề ưa thích của ông Mi-khai-lốp-xki, và với một thái độ đặc biệt kiêu hãnh, ông ta đã nhấn mạnh, chẳng hạn, rằng "chủ nghĩa duy vật kinh tế không biết đến hoặc là giải thích không đúng vấn đề anh hùng và đám đông". Bạn đọc thấy đấy: vấn đề xem xét hiện thực ngày nay của nước Nga được cấu thành bởi cuộc đấu tranh của chính những giai cấp nào và trên cơ sở nào, vấn đề đó chắc là quá chung chung đối với ông Mi-khai-lốp-xki, nên ông ta lờ đi không nói đến. Trái lại, vấn đề xét xem có những mối quan hệ gì giữa anh hùng với đám đông ― dù đó là đám đông công nhân, nông dân, chủ xưởng hay địa chủ, ― thì lại là vấn đề làm cho ông ta vô cùng hứng thú. Có thể đó là những vấn đề "hứng thú" đấy, song trách những người duy vật là đã đưa toàn lực ra giải quyết

Những "người bạn dân" là t hế nào 201

những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc giải phóng giai cấp cần lao thì như thế chỉ tỏ ra là một kẻ ham thích cái khoa học phi-li-xtanh mà thôi. Để kết thúc lời ông ta "phê phán" (? ) chủ nghĩa duy vật, ông Mi-khai-lốp-xki còn đưa ra cho chúng ta một mưu toan trình bày sai những sự việc, một trò đổi trắng thay đen nữa. Sau khi tỏ ý nghi ngờ tính chất đúng đắn của ý kiến của Ăng-ghen cho rằng bộ "Tư bản" đã bị những nhà kinh tế học có bằng cấp44

lờ đi không nói đến (để chứng minh cho sự nghi ngờ của mình, ông ta lại còn đưa ra cái lý do lạ lùng là ở Đức có rất nhiều trường đại học!), ông Mi-khai-lốp-xki nói: "Mác hoàn toàn không nhằm chính cái giới độc giả đó (công nhân), ông còn mong mỏi một cái gì đó ở cả những nhà khoa

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 3 pps (Trang 26 - 31)