, vì vấn đề đó nói lên bằng ngôn ngữ chính trị sự khác nhau giữa sự thống trị của
1) nguyên tắc cao độ
duy vật, dù chỉ là sự giải thích của những tác giả mà ông đã nêu tên, là sai? ―
nếu hỏi như vậy thì bất cứ ai cũng sẽ phải trả lời: ông ta chẳng phản đối được một cái gì, chẳng bác bỏ được một cái gì, chẳng vạch ra được một chỗ nào không đúng đắn cả. Ông ta chỉ có xoay chung quanh vấn đề, tìm cách lấp liếm thực chất của vấn đề bằng những câu trống rỗng và tiện thể tuôn ra những lời nhảm nhí không đâu vào đâu cả.
Khó mà trông mong một nhà phê phán như thế mà lại có được một cái gì nghiêm chỉnh, khi ông ta tiếp tục bác bỏ chủ nghĩa Mác trên tờ "Của cải nước Nga", số 2. Có điều khác trước là cái tài của ông ta tạo ra những ngón đổi trắng thay đen thì đã cạn rồi nên ông ta phải mượn những ngón đó của
V. I. L ê - n i n
204
người khác vậy.
Để bắt đầu, ông ta nói dông dài về sự "phức tạp" của đời sống xã hội: ngay đến cả thuyết điện lưu, ông ta cũng cho là có liên quan với chủ nghĩa duy vật kinh tế, vì những cuộc thực nghiệm của Gan-va-ni "đã gây ấn tượng" đối với Hê-ghen. Kể cũng tài tình thật! Thế thì hoàn toàn cũng có thể nói rằng ông Mi-khai-lốp-xki và hoàng đế Trung-hoa là có liên quan với nhau! Vậy ta có thể kết luận thế nào nếu không kết luận rằng có những người lấy làm thích thú nói ra những điều ngu ngốc?!
Ông Mi-khai-lốp-xki nói tiếp: "Nói chung là không thể nắm được thực chất của tiến trình lịch sử của sự vật, và cả học thuyết chủ nghĩa duy vật kinh tế cũng không nắm được thực chất đó, tuy rằng học thuyết này rõ ràng là dựa vào hai cột trụ: vào sự phát hiện ra ý nghĩa quyết định hết thảy của những hình thức sản xuất và trao đổi, và vào tính tuyệt đối của quá trình biện chứng".
Như thế là những nhà duy vật chủ nghĩa dựa vào "tính tuyệt đối" của quá trình biện chứng! nghĩa là họ xây dựng những lý luận xã hội học của họ trên tam đoạn thức48
của Hê-ghen. ở đây, ta lại gặp lại lời buộc tội rập khuôn cho rằng chủ nghĩa Mác là phép biện chứng của Hê-ghen ― một lời buộc tội hình như đã được những học giả tư sản phê phán Mác nhai đi nhai lại khá nhiều rồi. Không thể đưa ra được một điều nào để phản đối học thuyết đó về mặt thực chất, các ngài ấy bám lấy cách diễn đạt của Mác, họ tấn công vào nguồn gốc của lý luận đó, tưởng rằng như thế là đập tan được thực chất của lý luận đó. Và ông Mi-khai-lốp-xki không ngại ngùng gì mà không dùng những phương pháp đó. Ông ta vin vào một chương trong tác phẩm của Ăng-ghen chống Đuy-rinh49. Phản đối Đuy-rinh đã đả kích phép biện chứng của Mác, Ăng-ghen nói rằng Mác không bao giờ nghĩ đến việc dùng tam đoạn thức của Hê-ghen để "chứng minh" bất cứ cái gì cả, rằng Mác
Những "người bạn dân" là t hế nào 205
chỉ nghiên cứu và phân tích quá trình hiện thực, rằng đối với Mác thì tiêu chuẩn duy nhất của lý luận là phải trung thành với hiện thực. Và nếu đôi khi sự phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó trùng hợp với công thức của Hê-ghen: khẳng định ― phủ định ― phủ định cái phủ định, thì cũng không có gì đáng lấy làm lạ cả, vì nói chung, hiện tượng đó không phải là hiếm có trong tự nhiên. Thế rồi Ăng-ghen dẫn ra những ví dụ lấy trong lĩnh vực lịch sử tự nhiên (sự phát triển của một hạt lúa mì) và trong lĩnh vực xã hội, đại loại như: thoạt đầu là chế độ cộng sản nguyên thuỷ, rồi đến chế độ tư hữu, và tiếp đó đến sự xã hội hoá lao động theo lối tư bản chủ nghĩa; hay là: thoạt đầu là chủ nghĩa duy vật nguyên thuỷ, rồi đến chủ nghĩa duy tâm, và sau cùng đến chủ nghĩa duy vật khoa học, v.v.. Mọi người đều thấy rõ ràng trọng tâm lập luận của Ăng-ghen là ở chỗ cho rằng nhiệm vụ của những nhà duy vật chủ nghĩa là phải mô tả đúng và chính xác quá trình lịch sử thực tế, rằng việc người ta nói đi nói lại mãi về phép biện chứng, việc người ta chọn những ví dụ chứng tỏ sự đúng đắn của tam đoạn thức, ― đó chẳng qua chỉ là những di tích của chủ nghĩa Hê-ghen là chủ nghĩa đã làm nảy sinh ra chủ nghĩa xã hội khoa học, đó chẳng qua chỉ là những di tích của cách diễn đạt của chủ nghĩa Hê-ghen mà thôi. Thật thế, một khi người ta khẳng định dứt khoát rằng thật là vô lý nếu dùng tam đoạn thức để "chứng minh" một cái gì đó, rằng chưa hề có ai lại nghĩ đến chuyện làm như vậy cả thì những ví dụ về các quá trình "biện chứng" có thể có ý nghĩa gì chăng? Há chẳng phải rõ ràng đó chỉ là ám chỉ nguồn gốc của học thuyết thôi, chứ không phải cái gì khác đó sao? Ông Mi-khai-lốp-xki tự mình cũng đã thấy điều đó, khi ông ta nói là không nên nhìn vào nguồn gốc của một lý luận để chê trách lý luận đó. Nhưng muốn thấy trong những nghị luận của Ăng-ghen một cái gì khác, ngoài nguồn gốc của lý luận
V. I. L ê - n i n
206
ra thì hiển nhiên là phải chứng minh rằng ít ra cũng có một
vấn đề lịch sử mà những nhà duy vật đã giải quyết bằng tam đoạn thức, chứ không phải căn cứ vào những sự việc hữu quan. Ông Mi-khai-lốp-xki đã thử chứng minh điều ấy chưa? Hoàn toàn chưa. Trái lại, chính ông đã buộc phải thừa nhận rằng "Mác đã đưa một nội dung thực tế vào đầy cái công thức biện chứng trống rỗng, đến nỗi người ta có thể nhấc cái công thức đó ra khỏi nội dung đó như là nhấc cái nắp thùng ra khỏi cái thùng mà không hề làm thay đổi cái gì cả" (về cái lệ ngoại mà ông Mi-khai-lốp-xki nói ở đây, tức là về vấn đề tương lai, dưới đây chúng tôi sẽ lại nói đến). Nếu quả thật như vậy thì tại sao ông Mi-khai-lốp-xki lại quá sốt sắng bận tâm đến cái nắp là cái chẳng làm thay đổi cái gì cả? Tại sao ông ta lại cho rằng những nhà duy vật "dựa" vào tính tuyệt đối của quá trình biện chứng? Tại sao khi đấu tranh chống cái nắp đó, ông lại tuyên bố là đấu tranh chống một trong những "cột trụ" của chủ nghĩa xã hội khoa học, khi mà đó lại là một điều rõ ràng là trái với sự thật?
Tất nhiên là tôi sẽ không xem xét ông Mi-khai-lốp-xki phân tích những ví dụ về tam đoạn thức như thế nào vì, tôi xin nhắc lại, điều đó không có liên quan gì đến chủ nghĩa duy vật khoa học cũng như đến chủ nghĩa Mác ở Nga cả. Nhưng vấn đề đáng chú ý là: ông Mi-khai-lốp-xki cũng phải có những lý do nào đấy mới xuyên tạc thái độ của những người mác-xít đối với phép biện chứng như vậy chứ? Có hai lý do: một là ông Mi-khai-lốp-xki có nghe thấy nói phong thanh gì đấy; hai là ông Mi-khai-lốp-xki lại thực hiện (hay nói cho đúng hơn, ông ta đã mượn của Đuy-rinh) một sự xuyên tạc nữa.
Ad 1)1)
. Đọc sách báo mác-xít, ông Mi-khai-lốp-xki luôn luôn vấp phải "phương pháp biện chứng" trong khoa học xã hội, vấp phải "tư duy biện chứng", cũng vẫn trong lĩnh vực những vấn đề
Những "người bạn dân" là t hế nào 207
xã hội (lĩnh vực duy nhất được nói đến) v. v.. Trong đầu óc đơn giản của ông ta (nếu quả thật chỉ là đơn giản thì cũng còn tốt!), ông ta tưởng rằng phương pháp đó là ở chỗ giải quyết mọi vấn đề xã hội học theo những quy luật của tam đoạn thức của Hê- ghen. Giá ông ta chú ý hơn một chút nữa thì chắc chắn là ông ta sẽ nhận thấy rằng tưởng như vậy là vô lý. Cái mà Mác và Ăng-ghen gọi là phương pháp biện chứng ― để đối lập với phương pháp siêu hình ― chẳng qua chỉ là phương pháp khoa học trong xã hội học, phương pháp coi xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó, cho phép có thể tuỳ ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định, và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó. Dưới đây chúng ta sẽ cố gắng dùng những ví dụ lấy trong những nghị luận của bản thân ông Mi-khai-lốp-xki để chứng minh mối