Thêm vào điểm thứ nhất.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 3 pps (Trang 33 - 35)

, vì vấn đề đó nói lên bằng ngôn ngữ chính trị sự khác nhau giữa sự thống trị của

1) Thêm vào điểm thứ nhất.

quan hệ giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình (khái niệm này, không còn nghi ngờ gì nữa, bao gồm cả phương pháp chủ quan trong xã hội học). Bây giờ chúng ta chỉ nhớ rằng bất kỳ ai đã đọc định nghĩa và đoạn mô tả phương pháp biện chứng, hoặc của Ăng-ghen (trong luận chiến của ông chống Đuy-rinh. Bản tiếng Nga: "Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học"), hoặc của Mác (trong các chú giải cho bộ "Tư bản" và trong "Lời bạt" viết cho lần xuất bản thứ 2; trong cuốn "Sự khốn cùng của triết học")50 đều sẽ thấy là trong đó không hề nói đến tam đoạn thức của Hê-ghen, và tất cả mọi cái đều quy vào việc coi sự phát triển của xã hội là một quá

V. I. L ê - n i n

208

trình phát triển lịch sử - tự nhiên của những hình thái kinh tế - xã hội. Để làm bằng chứng, tôi sẽ trích dẫn in extenso1) đoạn mô tả phương pháp biện chứng, đã đăng trong tờ "Truyền tin châu Âu" năm 1872, số 5 (bài: "Quan điểm của C. Mác trong việc phê phán khoa kinh tế chính trị")51 và đã được Mác trích dẫn lại trong "Lời bạt" viết cho lần xuất bản thứ 2 của bộ "Tư bản". Trong "Lời bạt" này, Mác nói rằng người ta hiểu sai phương pháp mà ông đã dùng trong bộ "Tư bản". "Đương nhiên là những nhà bình luận người Đức đã kêu ầm lên về sự nguỵ biện kiểu Hê- ghen". Và để trình bày phương pháp của mình được rõ ràng hơn, Mác đã trích dẫn lại đoạn miêu tả phương pháp đó trong bài nói trên. Đoạn đó nói: đối với Mác chỉ có một điều quan trọng, đó chính là tìm ra quy luật những hiện tượng mà ông nghiên cứu, và hơn nữa, điều đặc biệt quan trọng đối với ông là quy luật về sự biến hoá và phát triển của những hiện tượng đó, quy luật về bước chuyển của những hiện tượng đó từ hình thức này sang hình thức khác, từ chế độ quan hệ xã hội này sang chế độ quan hệ xã hội khác. Bởi vậy, Mác chỉ quan tâm đến có một điều:

1) ― toàn bộ, nguyên vẹn.

dùng sự nghiên cứu khoa học chính xác để chứng minh tính tất yếu của những chế độ quan hệ xã hội nhất định, đồng thời kiểm nghiệm một cách đầy đủ nhất những sự kiện mà ông dùng làm điểm xuất phát và căn cứ. Muốn thế, hoàn toàn chỉ cần là khi Mác chứng minh tính tất yếu của chế độ hiện có thì đồng thời cũng chứng minh luôn cả tính tất yếu của một chế độ khác, nhất định phải sinh ra từ chế độ trước, ― dù người ta tin hay không tin điều đó, dù người ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó, thì cũng không sao. Mác coi sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên chịu sự chi phối của những quy luật không những

Những "người bạn dân" là t hế nào 209

không phụ thuộc vào ý chí, ý thức và ý định của con người, mà trái lại, còn quyết định ý chí, ý thức và ý định của con người. (Xin các ngài chủ quan chủ nghĩa hãy chú ý điều đó, các ngài chủ trương tách sự phát triển của xã hội ra khỏi sự phát triển của lịch sử - tự nhiên với lý do chính vì con người tự đặt cho mình những "mục đích" tự giác và tuân theo những lý tưởng nhất định.) Nếu yếu tố tự giác đóng một vai trò phụ thuộc đến như thế trong lịch sử văn hoá thì dĩ nhiên là sự phê phán nào mà lấy chính ngay nền văn hoá làm đối tượng, quyết không thể lấy một hình thái ý thức nào đó hay một kết quả nào đó của ý thức làm cơ sở được. Nói một cách khác, sự phê phán đó quyết không thể xuất phát từ ý niệm, mà chỉ có thể xuất phát từ hiện tượng khách quan bên ngoài thôi. Sự phê phán phải so sánh, đối chiếu một sự việc này không phải với ý niệm mà với một sự việc khác; đối với sự phê phán thì chỉ có một điều quan trọng là làm sao để cho cả hai sự việc đều được nghiên cứu thật hết sức chính xác, làm sao cho cả hai sự việc đó, cái nọ đối với cái kia, đều là những giai đoạn phát triển khác nhau; và điều đặc biệt cần thiết là làm sao cho cả một chuỗi những trạng thái nhất định, trình tự của những trạng thái đó và mối liên hệ giữa những giai đoạn phát triển khác nhau đều cũng được nghiên cứu một cách chính xác như thế. Mác phủ nhận chính cái ý kiến cho rằng những quy luật của đời sống kinh tế, cả trước kia cũng như ngày nay, vẫn không thay đổi. Trái lại, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những quy luật riêng của nó. Đời sống kinh tế là một hiện tượng giống như lịch sử của sự phát triển trong những ngành sinh vật học khác. Những nhà kinh tế học trước đây đã không hiểu bản chất của những quy luật kinh tế, khi họ đem những quy luật đó so sánh với những quy luật của vật lý học và hoá học. Nghiên cứu sâu hơn nữa thì sẽ thấy rằng những cơ thể xã

V. I. L ê - n i n

210

hội cũng khác nhau rất nhiều, hệt như những cơ thể động vật và thực vật vậy. Tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa trên quan điểm ấy, Mác đã nêu ra một cách hết sức khoa học mục đích mà mọi sự nghiên cứu chính xác về đời sống kinh tế đều phải hướng theo. ý nghĩa khoa học của sự nghiên cứu đó là làm sáng tỏ những quy luật (lịch sử) riêng biệt đang chi phối sự phát sinh, sự tồn tại, sự phát triển và sự diệt vong của một cơ thể xã hội nhất định và sự thay thế cơ thể xã hội đó bằng một cơ thể khác, cao hơn.

Đó là đoạn mô tả phương pháp biện chứng mà Mác đã chọn ra trong số rất nhiều những bài bình luận về bộ "Tư bản", đăng trong các báo chí, và Mác đã dịch ra tiếng Đức, vì sự nhận định đó về phương pháp của ông ― như chính Mác đã nói ― là hoàn toàn đúng. Thử hỏi trong đó có lấy một lời nào nói về tam đoạn thức, tam phân pháp, tính tuyệt đối của quá trình biện chứng và những điều vô lý khác mà ông Mi-khai-lốp-xki đã đả kích với một thái độ hiệp sĩ đến như thế không? Và sau đoạn mô tả đó, Mác nói thẳng ra rằng phương pháp của ông "trực tiếp đối lập" với phương pháp của Hê-ghen. Theo Hê-ghen thì sự phát triển của ý niệm, theo các quy luật biện chứng của tam đoạn thức, quyết định của phát triển của hiện thực. Dĩ nhiên là chỉ trong trường hợp ấy người ta mới có thể nói đến ý nghĩa của những tam đoạn thức, đến tính tuyệt đối của quá trình biện chứng. Mác nói: theo tôi thì trái lại, "ý niệm chỉ là phản ánh của vật chất". Như vậy, toàn bộ vấn đề chỉ là "quan niệm chính diện về hiện tại và về sự phát triển tất yếu của hiện tại": tam đoạn thức chỉ còn đóng vai trò cái nắp và cái vỏ (cũng trong lời bạt đó, Mác nói: "tôi đã bắt chước cách nói của Hê- ghen") mà chỉ có bọn phi-li-xtanh mới có thể quan tâm đến thôi. Bây giờ thử hỏi: một người muốn phê phán một trong những "trụ cột" của chủ nghĩa duy vật khoa học, nghĩa là phép biện

Những "người bạn dân" là t hế nào 211

chứng, mà lại đi nói về tất cả mọi cái, thậm chí nói cả về ếch nhái và Na-pô-lê-ông, nhưng lại chẳng nói xem phép biện chứng đó là gì, cũng không nói xem sự phát triển của xã hội có thật là một quá trình lịch sử - tự nhiên không? xem khái niệm duy vật coi những hình thái kinh tế - xã hội là những cơ thể xã hội riêng biệt thì có đúng không? xem những phương pháp phân tích khách quan về những hình thái đó có đúng không? có thật là những ý niệm xã hội không quyết định sự phát triển xã hội mà ngược lại, lại bị sự phát triển đó quyết định, hay không? v. v., ― một người như thế, ta phải nhận xét như thế nào? Có thể cho rằng đó chỉ là do thiếu hiểu biết không?

Ad 2)1)

. Sau khi đã "phê phán" phép biện chứng như thế, ông Mi-khai-lốp-xki cho rằng Mác dùng những biện pháp chứng minh "bằng" tam đoạn thức của Hê-ghen, và đương nhiên là ông ta đánh bại được những biện pháp đó. Ông ta nói: "Đối với tương lai thì những quy luật nội tại của xã hội đều được đề ra một cách hoàn toàn biện chứng". (Đó là cái ngoại lệ mà chúng tôi đã nói trên kia.) Nghị luận của Mác nói rằng do những quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản nên việc tước đoạt những kẻ đi tước

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 3 pps (Trang 33 - 35)