2. Đặcđiểm tổ chức bộ máy kế toán và bồ số kế toán tại Công ty CP xi măngTiên Sơn
3.2.4 Hoàn thiện sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung nên việc ghi chép còn nhiều trùng lặp,việc kiểm tra đối chiếu thường dồn vào cuối kỳ gây ra một số khó khăn,do vậy cán bộ kế toán cần chú ý hơn trong việc ghi chép,lưu giữ chứng từ và chú ý cập nhật số liệu về số lượng nguyên vật liệu ở công ty.
Kế toán nguyên vật liệu quản lý số lượng lớn nguyên vật liệu,với các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu thường xuyên và liên tục,để dễ theo dõi quá trình thu mua nguyên vật liệu và để thuận tiện cho ghi chép vào sổ cái công ty nên mở thêm sổ nhật ký nguyên vật liệu.Sổ nhật ký mua nguyên vật liệu có mẫu như sau :
48
BIỂU SỐ 19
Đơn vị : Công ty XM Tiên Sơn Mẫu số 3a – DN
Hồng Quang - Ứng Hòa - Hà Tây (Ban hành theoQĐsố15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính)
SỔ NHẬT KÝ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU Năm ….
NTGS Chứng từ Diễn Giải TK: ghi nợ Phải trả người bán
( ghi có) SH NT Hàng Hoá NVL Tài khoản khác SH Số tiền Cộng
Người lập Kế toán trưởng (ký ,họ tên) (ký họ tên)
Doanh nghiệp đã phân loại nguyên vật liệu theo nhóm và công dụng nhưng lại không có sổ danh điểm vật tư,việc phân chia theo nhóm còn chưa thống nhất trong việc sử dụng kí hiệu gây khó khăn cho việc tiếp cận của các đối tượng bên ngoài đối với tình hình nguyên vật liệu ở công ty và kế toán trong việc hạch toán.Chính vì vậy doanh nghiệp cần mở thêm sổ danh điểm vật tư một cách rõ ràng thống nhất,để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán nhanh chóng chính xác và khi cần để kiểm tra đối chiếu số liệu khi cần thiết.Để lập được sổ danh điểm vật tư,công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo vai trò và công dụng trong quá trình sản xuất là hợp lý,tuy nhiên mỗi loại nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ có nhiều qui cách thông số kỹ thuật khác nhau.Do đó công ty phải xây dựng sổ danh điểm nguyên vật liệu
49
thống nhất trong toàn công ty chứ không phải xác định tùy ý giữa kho và phòng kế toán.Sổ danh điểm nguyên vật liệu có thể xây dựng theo mẫu sau :
BIỂU SỐ 20
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU Năm …. kho Danh điểm vật
tư
Tên vật liệu ĐVT Giá hạch toán Ghi
chú 152.1 NVL chính 152.01.01 152.01.02 ……….. ……… ... ……….. 152.02.01 152.02.02 152.2 NVL phụ 152.01.01
Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty đa dạng về chủng loại hơn nữa hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song chỉ phù hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu,biến động ít…Theo em công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song là chưa phù hợp do vậy công ty nên áp dụng phương pháp ghi sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.Theo phương pháp sổ số dư thì :
Tại kho : Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng.Định kỳ sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho tập hợp toàn bộ các chứng từ nhập xuất phát sinh theo từng vật liệu,sau đó nhập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho phòng kế toán kèm theo các chứng từ
50
nhập xuất kho vật liệu,ngoài ra thủ kho còn phải ghi sổ số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm và sổ số dư.
Tại phòng kế toán : Định kỳ nhân viên kế toán xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ.Khi nhận được chứng từ,kế toán kiểm tra và tính giá theo t ừng chứng từ.Tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ.Đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhón vật liệu vào bảng lũy kế nhập – xuất – tồn.Tiếp đó nhập số tiền nhập – xuất tiền trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng vật liệu.Số dư này dùng để đối chiếu với cột số tiền trên sổ số dư.Có thể khái quát sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư như sau :
Sơ đồ 4: Sơ đồ Sổ số dư
Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận chứng
từ nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ số dư Kế toán tổng hợp Bảng luỹ kế nhạp xuâts tồn vật tư Phiếu giao nhận chứng từ xuất
51
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần xi măng Tiên Sơn trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hạch toán,kế toán nguyên vật liệu cùng với tìm hiểu thực tế tại công ty,em thấy rõ được tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đó là công cụ quản lý sắc bén, thông qua đó giúp cho doanh nghiệp sản xuất bảo quản nguyên vật liệu,tránh tình trạng sử dụng lãng p hí nguyên vật liệu.
Việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp không những có tác động đến công tác quản lý nguyên vật liệu mà còn tác động trực tiếp đến công tác quản lý ở công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế toán.
Do thời gian thực tập không nhiều cùng với sự nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đánh giá,góp ý của thầy cô và cô chú trong phòng kế toán để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Công đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội,ngày 30 tháng 8 năm 2008
Sinh Viên
52
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN 3 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thụât và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại Công ty CP xi măng Tiên Sơn có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu: ... 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển... 3
1.2: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh:... 4
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bồ số kế toán tại Công ty CP xi măng Tiên Sơn ... 10
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ... 10
2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán... 12
PHẦN 2 :THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN ... 14
2.1 - Thực trạng kế toán chi tiết NVL tại công ty cổ phần xi măng Tiên sơn. ... 14
21.1 Tại kho ... 14
21.2 Tại phòng kế toán ... 20
2.2. Thực trạng kế toán tổng hợpnguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn. ... 22
2.2.1 Tài khoản sử dụng. ... 22
2.2.2. Kế toán các nghiệp vụ biến động tăng nguyên vật liệu. ... 22
2.2.3. Kế toán các nghiệp vụ biến động giảm nguyên vật liệu: ... 32
2.2.4 sổ sách kế toán……….40
PHẦN 3 : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY ... 14
3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn ... 42
53
3.1.1. Công tác tổ chức hạch toán ban đầu và chứng từ kế toán ... 42
3.1.2 Tài khoản kế toán ... 43
3.1.3 Trình tự hạch toán ... 44
3.14 Sổ sách kế toán ... 44
3.1.5 Báo cáo kế toán ... 46
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần xi măng Tiên Sơn. ... 46
3.2.1 Hoàn thiện về hạch toán ban đầu và chứng từ kế toán thu mua nguyên vật liệu. ... 46
3.2.2 Hoàn thiện tài khoản kế toán... 47
3.2.3 Hoàn thiện trình tự hạch toán ... 47
3.2.4 Hoàn thiện sổ sách kế toán ... 47
54
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty ... 9
Sơ đồ 2.Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. ... 11
Sơ đồ 3.Sơ đồHình thức kế toán nhật ký chung ... 13
Sơ đồ 4: Sơ đồ Sổ số dư ... 50
DANH MỤC BẢNG BIỂU BIỂU SỐ 1... 16 BIỂU SỐ 2... 17 BIỂU SỐ 3... 18 BIỂU SỐ 4... 20 BIỂU SỐ 5 ... 21 BIỂU SỐ 6... 24 BIỂU SỐ 7 ... 25 BIỂU SỐ 8... 27 BIỂU SỐ 10 ... 29 BIỂU SỐ 11 ... 31 BIỂU SỐ 12 ... 33 BIỂU SỐ 13... 34 BIỂU SỐ 14 ... 35 BIỂU SỐ 15 ... 36 BIỂU SỐ 16... 38 BIỂU SỐ 17... 40 BIỂU SỐ 18 ... 41 BIỂU SỐ 19 ... 48 BIỂU SỐ 20 ... 49