Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 81 - 83)

nhỏ và vừa.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, vốn là một vấn đề then chốt giúp các doanh nghiệp phát triển. Không có vốn các doanh nghiệp không thể đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng lao động để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, bài toán vốn cho sản xuất kinh doanh của các DNNVV lại càng khó khăn. Vấn đề mấu chốt ở đây đó là làm sao để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay, giảm bớt thời gian vay vốn để có thể mau chóng đưa vốn vào sản xuất.

3.2.2.1 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các DNNVV phải xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cao làm cơ sở vay vốn, do đó các DNNVV cần phải chú ý nguyên tắc 5C sau đây:

5C – Character, Capacity, Capital, Collateral, Conditions.

- Tính cách (Character): đó là các vấn đề như động cơ huy động vốn, lịch sử tín dụng và thành tích kinh doanh trong các năm trước khi huy động vốn là tốt.

- Khả năng trả nợ (Capacity): hay phương án kinh doanh khả thi. Phương án đầu tư được đề xuất có doanh thu lớn hơn chi phí, có lãi và có khả năng trả nợ. Như vậy, muốn huy động được vốn, bản thân các doanh nghiệp cần p hải

có các phương án đầu tư khả thi – là các phương án có khả năng thực hiện và thực hiện có hiệu quả.

- Tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn đầu tư (Capital): tỷ lệ này từ 50% trở lên thì các doanh nghiệp rất dễ dàng huy động vốn. Với những phương án đầu tư có triển vọng thì tỷ lệ này có thể ít hơn.

- Thế chấp (Collateral): Thông thường để huy động một đồng vốn thì doanh nghiệp phải thế chấp một đồng vốn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tín dụng, các ngân hàng thường chỉ cho vay từ 70% -80% giá trị tài sản thế chấp . Đây được coi là một cản trở cho đầu tư của doanh nghiệp. Nó làm hạn chế năng lực tài chính của doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp không thể thực hiện được các dự án có quy mô tối ưu.

- Các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường cho việc huy động vốn (Conditions): đó là các điều kiện về thị trường, pháp lý, ngành, vùng, trong nước và quốc tế… càng thuận lợi thì việc huy động vốn càng dễ dàng.

3.2.2.2 Đối với các ngân hàng

Cơ chế thế chấp, tín chấp cần có sự đổi mới, chỉnh sửa pháp lệnh về đăng ký giao dịch đảm bảo. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức đảm bảo bằng các khoản phải thu của doanh nghiệp chỉ cần doanh nghiệp cam kết thu tiền hàng qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng. Ngân hàng có thể thu nợ bằng cách trích trừ vào tại khoản của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin nên chưa am hiểu các điều kiện và thủ tục vay của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng phải mở rộng thông tin, hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông hoặc qua các cuộc hội thảo,…

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 81 - 83)