Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2000 –

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 30 - 33)

2008.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Theo các tài liệu lịch sử, DNNVV ở Việt Nam đã được hình thành cùng với quá trình ra đời của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn. Những nghề và làng nghề thủ công truyền thống quan trọng và nổi tiếng phần lớn ra đời từ rất lâu, vài trăm đến hàng nghìn năm ở đồng bằng sông Hồng rồi sau đó lan ra cả nước. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa vừa mang tính sáng tạo nghệ thuật.

Thời kỳ năm 1954 đến năm 1975, DNNVV ở hai miền có sự p hát triển khác nhau. Ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra đời, đồng thời các xí nghiệp quốc doanh của cấp huyện được phát triển mạnh nên doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ. Còn ở miền Nam, một mặt các cơ sở công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành p hố lớn như Sài Gòn, Đồng Nai, Cân Thơ, Đà Nẵng được phát triển, mặt khác các DNNVV thuộc sở hữu tư nhân, cũng được khuyến khích phát triển mạnh.

Sau ngày đất nước thống nhất, trong thời kỳ 1976 – 1985, các DNNVV ở miền Nam hoặc là được quốc hữu hóa, hoặc là được cải tạo, xóa bỏ. DNNVV

ngoài quốc doanh không được khuyến khích phát triển, phải hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã, công tư hợp danh… Cho tới năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra chủ tr ương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trương này đã tạo điều ki ện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại ra đời và phát triển.

Từ năm 1988 đến năm 1995, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước. Đáng chú ý là Nghị quyết số 16 của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam (1988), Nhị định 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình, Nghị định 66/HĐBT về hộ kinh doanh cá thể và ban hành các luật như: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước… đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các DNNVV phát triển.

Trong thời kỳ đổi mới (1986 – 1995), số lượng doanh nghiệp của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn. Trong khi số doanh nghiệp nhà nước giảm đi đáng kể, riêng ngành công nghiệp từ 3.141 đơn vị ( năm 1986) xuống còn 2.002 đơn vị (năm 1994), khu vực tư nhân trong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh từ 567 doanh nghiệp (năm 1986) lên 959 doanh nghiệp (năm 1995). Ngoài ra, còn có khoảng 1,88 triệu hộ và nhóm kinh doanh, chủ yếu là doanh nghiệp rất nhỏ, có vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 50 người trong ngành thương mại dịch vụ.

Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển. Luật Doanh nghiệp

môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất , minh bạch và bình đẳng của khuôn khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2001 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nước ta quy định việc trợ giúp các DNNVV. Cuối năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để quản lý nhà nước và điều phối các hoạt động của Chính phủ liên quan tới xúc tiến phát triển DNNVV. Năm 2003, Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV được thành lập theo Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tham vấn cho Thủ tướng về cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam.

Giai đoạn này, DNNVV đóng góp khoản g 26% tổng sản p hẩm xã hội (GDP), 31% gía trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nôn nghiệp ở nông thôn, khoảng 25 – 26% lực lượng lao động trong cả nước.

Từ năm 2005 trở lại đây, cơ chế chính sách đối với các DNNVV tiếp tục được hoàn thiện. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006) đã kế thừa những thành công của Luật Doanh nghiệp 1999, đồng thời phát triển thêm nhiều mặt. Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra khung pháp lý chung, thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả DNNVV và doanh nghiệp không thuộc nhóm DNNVV, công ty trong và ngoài nước, công ty Nhà nước và tư nhân.

Ngoài ra, Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 (đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định mục tiêu quan trọng, định hướng cho các hoạt động phát triển DNNVV và tạo ra một cấu trúc thông qua đó p hối hợp các hoạt động để đạt hiệu quả tối ưu, nhằm hỗ trợ cho việc hình thành

một khu vực DNNVV lớn mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch xác định mục tiêu tổng thể cho phát triển DNNVV là: “Đẩy nhanh tốc độ p hát triẻn DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế”

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)