Thực trạng chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất đối với các

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 62 - 64)

nghiệp nhỏ và vừa.

Đất đai là một vấn đề lớn và khó giải quyết đối với các cấp chính quyền, doanh nghiệp và toàn xã hội và là một trong những cản trở lớn nhất đối với đầu tư sản xuất – kinh doanh. Đât đai là nguồn tài nguyên quan trọng, có thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó, nếu không có khả năng tiếp cận đất đai với chi phí và thủ tục hợp lý, quyền sử dụng và quyền chuyển giao không được đảm bảo thì các DNNVV sẽ không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một thực trạng đang xảy ra ỏ Việt Nam là các d oanh nghiệp nhà nước (DNNN) được giao đất và sử dụng không hiệu quả thì các DNNVV lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh bởi chi p hí rất lớn. Ngay cả khi doanh nghiệp đã có mặt bằng sản xuất thì việc lo đủ các thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể thế chấp , cầm cố cũng đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và tiền bạc. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương và Tổ chức trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa CHLB Đức (GTZ), một doanh nghiệp Việt Nam p hải mất trung bình 230 ngày và 7 thủ tục để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Doanh nghiệp thường sử dụng đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh trong khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy Chính phủ có quy định địa phương phải lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng hiện nay các thông tin này thường không được công khai minh bạch, làm ảnh hưởng tới tâm lý ổn định hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những thủ tục liên quan đến đất đai ở các địa phương còn rườm rà và chưa minh bạch, đặc biệt mỗi địa phương khác nhau lại có những quy định khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thuê đất để sản xuất kinh doanh.

Trên 53% DNNVV nước ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại và hầu hết phải sử dụng diện tích nhà ở của mình, hoặc đi thuê lại các diện tích nhỏ lẻ để làm trụ sở, cơ sở kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất phần lớn cũng trong tình cảnh tương tự. Cách này thường được các DNNVV sử dụng bởi vì thủ tục thuê đất trực tiếp của Nhà nước thường quá phức tạp và mất thời gian, mặc dù giá thuê thường là khá cao. Bên cạnh đó, cũng có không ít các DNNVV phải đi thuê lại mặt bằng của các DNNN, các tổ chức, các cơ quan nhà nước với giá cao nhưng lại không thể đầu tư dài hạn để sản xuất vì thiếu đảm bảo pháp lý.

Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã tiến hành quy hoạch và xây dựng nhiều khu công nghiệp cụm công nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích quy tụ các DNNVV vào đó để sản xuất kinh doanh. Một số địa p hương như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai và Thành p hố Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp tạo thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, nhất là sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, với các cơ chế chính sách mới được ban hành, các doanh nghiệp đã được tạo nhiều điều kiện hơn để tiếp cận đất đai, mặt bằng.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương p hối hợp với Cơ quan phát triển và trợ giúp quốc tế Đan Mạch (DANIDA) đối với các DNNVV (bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã) ở 10 tỉnh

thành phố (Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An) tiến hành năm 2007 cho thấy, chỉ có khoảng 10% DNNVV trả lời còn gặp khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất. Điều này cho thấy các chính sách về đất đai ở các địa phương đã được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 62 - 64)