Thực trạng chính sách lao động và đào tạo lao động kỹ thuật cho

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 64 - 67)

doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2007, Việt Nam là một trong những nước có cải cách về chính sách lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lao động và có chính sách hợp lý với người lao động. Điều này khiến cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, thúc đẩy sản xuất.

Công tác giáo dục, đào tạo đã đạt được một số kết quả nhất định: Hệ thống các trường, cơ sở đào tạo đã được hình thành và phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng; quy mô và số lượng học sinh được đào tạo ngày một tăng, tổ chức; chất lượng đào tạo đã từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu đội ngũ chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm về đào tạo doanh nghiệp, chương trình, phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới, chủ yếu nặng về lý thuyết; máy móc thiết bị đào tạo cho trường dạy nghề còn thiếu và chậm đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo còn lỏng lẻo.

Mặc dù chất lượng đào tạo đã từng bước được nâng lên xong nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp . Nhu cầu về lao động có tay nghề và kỹ thuật cao của doanh nghiệp là rất lớn xong vẫn chưa thể đáp ứng. Nhiều doanh nghiệp đã phải giành thời gian và kinh p hí để đào tạo lại lao động trước khi đưa vào sử dụng.

Mặc dù Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến các chương trình đào tạo ngồn nhân lực cho DNNVV nhưng do kinh phí thực hiện các chương trình này còn hạn chế, chất lượng và nội dung đào tạo chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu; và bản thân DNNVV cũng chưa thật sự quan tâm và nhận thức đầy đủ của tầm quan trọng của việc đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp, do đó chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV còn bộc lộ nhiều hạn chế.

2.3.4 Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.3.4.1 Những thuận lợi trong chính sách thuế đối với doanh nghiệp.

Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chính sách thuế áp dụng cho doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề trọng tâm. Một trong những đạo luật đầu tiên được ban hành và áp dụng khi chuyển sang cơ chế thị trường là hệ thống các luật thuế. Hệ thống các luật thuế có sự cải cách cơ bản, áp dụng thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, chính sách thuế và hệ thống thuế đã được điều chỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống thuế hiện hành gồm 9 luật thuế cơ bản là:

- Thuế giá trị gia tăng.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Thuế tài nguyên.

- Thuế nhà đất.

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó còn có một số loại phí và lệ phí như: Lệ phí trước bạ, lệ p hí giao thông, lệ phí sân bay, lệ phí chứng thư và các loại phí như: p hí qua cầu, phí qua phà. Đồng thời, chính sách thuế cũng được quy định trong các luật khác như Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam làm công cụ khuyến khích đầu tư trong một số ngành nghề và ở một số địa bàn, vùng lãnh thổ cần thu hút đầu tư.

Việc xây dựng, ban hành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh các luật của hệ thống thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNNVV. Hệ thống thuế hoàn chỉnh sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các quyền nghĩa vụ của mình; tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh.

2.3.4.2 Những hạn chế của chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhìn chung, hệ thống thuế và chính sách thuế mặc dù có nhiều cải cách nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các DNNVV xong vẫn còn nhiều hạn chế như:

- Hệ thống chính sách thuế còn phức tạp do mỗi loại thuế còn nhiều mức thuế suất; nhiều trường hợp ưu đãi miễn giảm thuế; thậm chí có một số loại thuế có cách tính thuế phức tạp . Tính phức tạp của hệ thống thuế còn biểu hiện ở chỗ có nhiều loại văn bản về một sắc thuế do nhiều cấp, ngành quy định, hướng dẫn nhiều khi gây lúng túng trong việc thực hiện thậm chí còn có những điểm gây mâu thuẫn, trái ngược gây tâm lý không tin tưởng đối với người nộp thuế. Sự phức tạp của chính sách thuế khiến cho các doanh nghiệp thường trốn thuế. Thủ tục xin miễn, giảm thuế và việc thẩm định rất phức tạp

nên các doanh nghiệp thuộc diện được miễn giảm không mấy mặn mà cho lắm.

- Chính sách thuế chưa ổn định, thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn; lộ trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách thuế và thực hiện các cam kết quốc tế còn diễn ra chậm, khiến các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc định hướng đầu tư kinh doanh.

- Chưa thực sự đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế, biểu hiện là: mỗi sắc thuế vẫn còn nhiều mức thuế suất, điều kiện ưu đãi, miễn giảm thuế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa các DNNVV với các DNNN.

- Cơ chế thu thuế còn thiếu khoa học, không chặt chẽ, chưa đảm bảo đúng sự độc lập giữa người định thuế, người thu và người kiểm tra thuế, nên vẫn mang tính áp đặt thuế từ cơ quan nhà nước, khó kiểm tra lẫn nhau thiếu cơ chế kiểm soát việc tính thuế dẫn tới việc định thuế còn tùy tiện. Bộ máy quản lý thuế còn kém hiệu quả, một số cán bộ còn non kém về trình độ, nghiệp vụ khiến một phần thuế bị thất thoát.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015 (Trang 64 - 67)