* Thuận lợi:
Cán bộ điều phối XDNTM phòng NN & PTNT gắn liền với các cơ quan ban ngành của huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng chung sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Được sự chỉ đạo của UBND huyện và Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ rõ, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ điều phối XDNTM phòng NN & PTNT, từ đó có phương hướng hoạt động rõ ràng, cụ thể, mọi khó khăn được giải quyết nhanh chóng thuận lợi tạo đà cho sự thành công của phòng.
Được tăng cường biên chế chuyên môn, lực lượng tri thức trẻ phát huy được thế mạnh có tác dụng to lớn đến các phong trào sản xuất gắn bó với thị trường và đã được những thành tựu nhất định.
Cán bộ điều phối XDNTM phòng NN & PTNT không ngừng được tăng cường biên chế, các xã đều có cán bộ chuyên sâu về mảng Nông Nghiệp, trình độ chuẩn theo quy định, đội ngũ cán bộ phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản.
* Khó khăn:
Trong điều phối XDNTM bởi ở miền núi phần lớn địa hình là vùng đồi núi, dân cư sinh sống phân tán, không tập trung nên kinh phí đầu tư làm đường giao thông hay hệ thống kênh mương lớn. Trong khi, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp nên việc huy động sức đóng góp của nhân dân rất hạn chế.
Trong chỉ đạo sản xuất thì ở nhiều địa phương hoạt động Nông Nghiệp đạt hiệu quả chưa cao do cán bộ Nông Nghiệp có mức lương thấp, kinh phí cho công tác Nông Nghiệp nếu chia đều cho từng mô hình và so sánh giá trị trượt giá của từng đồng tiền thì kinh phí cấp cho thực hiện mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp không có gì thay đổi so với việc thực hiện 5 năm trước, điều kiện làm việc, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, không có điều kiện học hỏi cập nhật kiến thức và khó có cơ hội thăng tiến. Vì vậy, đào tạo nhiều nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở huyện vẫn thiếu và kéo dài, phần lớn số người đã qua đào tạo không muốn về làm việc tại tuyến xã, huyện.
3.2. Khái quát về cơ sở thực tập