Công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhiệm vụ, vai trò, chức năng của cán bộ điều phối xây dựng nông thôn mới tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 63)

3.3.1.1. Mô tả tóm tắt công việc

Từ khi được cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương hướng dẫn em đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu hoạt động của cán bộ phụ trách chương trình Nông thôn mới tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên” em đã được phòng Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận thực tập và được tham gia các hoạt động khi thực tập tại phòng Nông nghiệp và PTNT với bản thân em luôn cho rằng các hoạt động đó là được sự quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình của ban lãnh đạo các cấp, ban ngành trên địa bàn huyện Đại từ. Khi thực tập tốt nghiệp tại phòng Nông nghiệp và PTNT em được học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tiễn, những kiến thức về XD NTM. Các hoạt động trong quá trình thực tập có thể được cụ thể hóa như sau:

Bảng 3.7. Các hoạt động tham gia khi thực tập tại phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ

STT Công việc tham gia tại văn phòng điều phối XDNTM Số ngày

Mức độ hoàn thành

1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đại Từ

và nghiên cứu tài liệu 05 Đạt

2 Tìm hiểu về phòng Nông nghiệp và PTNT và nghiên cứu

các văn bản, công văn. 05 Đạt

3 Tham gia tập huấn XD NTM 13 Đạt

Gúp đỡ tham gia các hoạt động khác tại phòng NN và PTNT

1

Thực hiện các công việc đơn giản với sự giám sát của cán bộ hướng dẫn như: tiếp nhận công văn, soạn thảo công văn gửi xuống các xã, xin dấu, chuyển công văn đến nơi công văn đi.

10 Đạt

5 Đi cơ sở cấp phát chè giống cho các xã cùng anh Trần

Dương Thiệp cán bộ NTM 04 Đạt

6 Thực hiện chương trình Tuyên truyền luật HTX năm 2012

và các văn bản liên quan 15 Đạt

7 Tập huấn kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho bà con nhân

dân 13 Đạt

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2017) 3.3.1.2. Công việc cụ thể

* Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đại Từ và nghiên cứu tài liệu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trước khi làm việc tại cơ sở thì trước hết phải hiểu rõ được những nội dung cơ bản, những vấn đề tổng quát liên quan đến nội dung thực tập và cơ sở thực tập.

+ Để hiểu rõ hơn về địa bàn thực tập, các cán bộ đã giới thiệu sơ qua cho em các vị trí, các phòng ban làm việc và đặc biệt giới thiệu các phòng làm việc của các cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ phụ trách Chương trình XD NTM.

+ Các cán bộ giới thiệu sơ qua cho em về chức danh và nhiệm vụ của mỗi cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cán bộ phụ trách Chương trình XD NTM.

- Tìm hiểu tổng quát địa bàn quản lý của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Nội dung này cán bộ hướng dẫn cho sinh viên tự tìm hiểu trên mạng Internet…

Kết quả đạt được: Bản thân em tích lũy được kiến thức về tình hình kinh tế xã hội của huyện, các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của huyện và thông tin chung về phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chưa đạt được: Phần lớn tài liệu thu thập được đều dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp qua các năm nên bản thân vẫn còn nhận định chủ quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện.

* Tìm hiểu về phòng Nông nghiệp và PTNT và nghiên cứu các văn bản, công văn.

Nội dung này em được cán bộ hướng dẫn cung cấp các tài liệu liên quan đến phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cụ thể như tài liệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy của phòng; Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách chương trình XDNTM tại phòng Nông nghiệp và PTNT. Bên cạnh đó em thực hiện phỏng vấn trực tiếp và quan sát để tìm hiểu cụ thể hơn nội dung thực tập của mình là tìm hiểu hoạt động của các cán bộ phụ trách chương trình XDNTM tại phòng Nông nghiệp và PTNT.

Kết quả đạt được: Bản thân em tích lũy được kiến thức về công việc cụ thể của các cán bộ phụ trách chương trình NTM tại phòng Nông nghiệp và PTNT trong thực tế trong các lĩnh vực như quản lý quy hoạch địa phương, quản lý các công trình giao thông, hoạt động khoa học công nghệ,...

Chưa đạt được: Phần lớn tài liệu thu thập được đều dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp qua các năm nên bản thân vẫn có những nhận định chủ quan.

* Thực hiện các công việc đơn giản với sự giám sát của cán bộ hướng dẫn như: tiếp nhận công văn, soạn thảo công văn gửi xuống các xã, xin dấu, chuyển công văn đến nơi công văn đi…

Được sự phân công của cán bộ hướng dẫn em được tiếp cận, đọc các loại công văn từ tỉnh gửi, phân loại công văn. Bên cạnh đó, em thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa văn bản như báo cáo kết quả việc thực hiện cấp phép và xác nhận bảng kê khai thác lâm sản trên địa huyện Đại Từ năm 2016 - 2017 Kết quả đạt được: Bản thân nâng cao được kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng đọc và tổng hợp nội dung chính của các hồ sơ dự án.

Chưa đạt được: Do lần đầu tiếp xúc với công việc, những kiến thức học được ở trường chưa có cơ hội thực hành nên còn xảy ra sai xót trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Tập huấn Chương trình NTM

Nhằm mục đích giúp cho người dân hiểu rõ hơn về chương mục tiêu Quốc gia XD NTM trong giai đoạn mới 2016 -2020 và Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Đại từ giai đoạn 2016 - 2020.văn phòng điều phối XD NTM huyện Đại Từ cùng với UBND các xã tổ chức tập huấn chương trình NTM.Qua đây người dân có thêm hiểu hiểu biết về chương trình NTM, các chủ chương chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người dân, bên cạnh đó người dân được giải quyết một số thắc mắc, khó khăn khi thực hiện chương trình NTM.

Công việc của cán bộ:

- Lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền XD NTM trình lên UBND huyện - Gửi kế hoạch tập huấn chương trình tuyên truyền XD NTM đến các xã, các xã mời các ban, ngành, ban phát triển xóm và gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.

- Lên lớp tập huấn tuyên truyền XD NTM tại các xã theo kế hoạch,mỗi xã một buổi (từ 18/9/2017 - 30/9/2017).

Công việc của sinh viên thực tập:

- Sáng sớm chủ động phương tiện đến cơ quan để đi cùng cán bộ xuống UBND xã gặp Phó chủ tịch xã để thông qua chương trình tập huấn Chương trình NTM.

- Ghi danh sách những người tham gia tập huấn, hỗ trợ phát kinh phí cho người dân.

- Tập huấn xong cùng cán bộ phòng gặp lãnh đạo UBDN các xã xin giấy xác nhận đã tiến hành tập huấn.

Kết quả đạt được: Bản thân tích lũy được kinh nhiệm, hiểu được thêm những thuận lợi và khó khăn của địa phương trong việc thực hiện chương trình NTM.

* Công việc cụ thể của cán bộ xây dựng NTM

- Phòng NTM huyện Đại Từ gồm có 3 thành viên chuyên trách:

+ Ông Dương Trọng Hiếu - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện - Phụ trách Chương trình XDNTM;

Khi có kế hoạch đi rà soát các tiêu chí mới tại xã thì Phó trưởng phòng sẽ đề cử đồng chí Trần Dương Thiệp đi tới địa bàn và hoàn thành nhiệm vụ đã được lên kế hoạch. Chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Sau đó báo cáo kết quả tới cấp trên.

Khi có các cuộc họp thì Phó trưởng phòng cũng là người đề cử một cán bộ nào đó tham gia.

Mỗi thứ 2 đầu tuần Phó trưởng phòng thường có cuộc họp để triển khai kế hoạch tuần mới và tổng hợp kết quả của tuần trước.

+ Bà Vũ Thị Quỳnh Anh - Viên chức phòng Nông nghiệp và PTNT; Đi cơ sở, đi rà soát, kiểm tra các kế hoạch đã đề ra của phòng làm việc. Đồng thời đôn đốc, chỉ đạo, đưa ra các giải pháp, các khó khăn, thuận lợi nhằm phát triển địa phương. Sau đó về làm báo cáo và nộp cho Trưởng phòng.

+ Ông Trần Dương Thiệp - Viên chức phòng Nông nghiệp và PTNT; Đi cơ sở, đi rà soát, kiểm tra các kế hoạch đã đề ra của phòng làm việc. Đồng thời đôn đốc, chỉ đạo, đưa ra các giải pháp, các khó khăn, thuận lợi nhằm phát triển địa phương. Sau đó về làm báo cáo và nộp cho Trưởng phòng. Ví dụ: Đi xã Quân Chu, Tiên Hội, Hoàng nông... kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí mới và đi thẩm định hồ sơ sử dụng đất ở tất cả các xã trong toàn huyện. Trước hết là nhận công việc được giao từ Trưởng phòng, sau đó đưa ra các kế hoạch đến địa điểm rà soát và kiểm tra. Phối hợp với cán bộ xã để đạt kết quả tốt nhất. Đi kiểm tra rồi ghi lại những mặt đạt được, chưa đạt được và những chương trình hoạt động đang trong quá trình hoàn thành; sau đó về tổng hợp và viết báo cáo để nộp cho Phó trưởng phòng.

3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn

3.3.2.1. Thuận lợi

Sự ham học hỏi quyết định 50% sự thành công của sinh viên thực tập” Khoa Kinh tế là một khoa mũi nhọn của trường Đại học Nông Lâm, lãnh đạo trường và lãnh đạo khoa luôn quan tâm tạo điều kiện tốt cho sinh viên học tập, rèn nghề. Khoa có đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực tập, rèn nghề. Em rất may mắn khi được thực tập nghề nghiệp từ năm thứ nhất, điều đó có ý nghĩa rất lớn cho đợt TTTN này, em đã được làm quen với môi trường làm việc, tác phong, thái độ, kỹ năng sống, kỹ năng viết báo cáo, kỹ

năng giao tiếp ứng xử... Sau 4 năm đại học, những kiến thức em tích luỹ được trên giảng đường phục vụ rất đắc lực cho công việc. Kết thúc đợt thực tập em đã được nhận được nhiều điều, em đã lập kế hoạch cụ thể cho từng buổi thực tập. Mỗi ngày em đều cố gắng hoàn thành công việc được giao, có gì băn khoăn mình sẽ trực tiếp hỏi người hướng dẫn. Nhận được lời khen ngợi của người hướng dẫn em rất vui vì khả năng của mình đã được ghi nhận. Theo em, thái độ thực tập của sinh viên là hết sức quan trọng, nó thể hiện sự chủ động học hỏi của sinh viên, chính sự cầu tiến của bản thân sẽ làm cho người hướng dẫn có thiện cảm, nhiệt tình giúp đỡ. Trong quá trình thực tập, em đã rèn luyện tác phong làm việc, khả năng giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, em bước đầu hình dung và có cái nhìn toàn diện về công việc, từ đó, tự đánh giá, hoàn thiện khả năng của mình.

Bên cạnh đó, phòng Nông nghiệp và PTNT có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tốt. Em có cơ sở xây dựng được các mối quan hệ mới, đây là tiền đề để sau khi ra trường xin việc. Do vậy, em thấy rằng việc học nghiêm túc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là một yêu cầu bức thiết đối với sinh viên.

Tiếp đó, nhà trường hết sức tạo điều kiện giới thiệu giáo viên hướng dẫn cho em là cô Nguyễn Thị Hiền Thương rất tận tình chu đáo trong mọi vấn đề liên quan tới đợt thực tập.

Và còn nhiều thuận lợi khác như: Cơ sở hạ tầng nơi thực tập, sự trợ giúp của tất cả mọi người, để tránh được những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

3.3.2.2. Khó khăn

Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục lại có nguyên lý “học đi đôi với hành”, bởi lẽ “học” mà không “hành” thì việc “học” sẽ trở nên vô ích, việc thực hành sẽ giúp sinh viên nâng cao chất lượng của việc “học”. Hoạt động thực tập tốt nghiệp tại cơ sở là một chủ trương đúng đắn của Nhà trường vì nó

tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế công việc, giúp em không những củng cố các kiến thức đã học mà còn rèn luyện tác phong làm việc và các kỹ năng mềm cần thiết khi ra trường.

Thời gian thực tập tại cơ sở ngắn nên em chưa tìm hiểu được kỹ hoạt động của tất cả các phòng ban.

Do kiến thức còn hạn chế, ít va vấp với thực tế. Bên cạnh đó, em chưa nắm thật vững chắc các kiến thức đã học ở trường để tự tin áp dụng trong công việc. Giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách rất lớn nên thiết nghĩ cần chăm chỉ học tập kiến thức lý luận và rèn luyện nâng cao kiến thức thực tế. Cần phải tiếp tục trau dồi kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tin học văn phòng; nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Em còn bỡ ngỡ cuộc sống ban đầu nên khó hòa nhập với mọi người, rụt dè, nhút nhát, không mạnh dạn đề xuất ý tưởng hoặc không dám thắc mắc. Trình độ chuyên môn thấp kém nên chưa được sự tin tưởng hoàn toàn từ cơ sở thực tập, chưa được giao nhiều công việc mà mình có khả năng thực hiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhiệm vụ, vai trò, chức năng của cán bộ điều phối xây dựng nông thôn mới tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)