9. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Quản lý phương pháp bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầmnon
Phương pháp BD là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động bồi dưỡng cho GV. Quản lý phương pháp BD nghĩa là hiệu trưởng phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động BD, từ đó sẽ biết được phương pháp tiến hành BD đã phù hợp chưa, đã lạc hậu chưa và có sáng tạo đổi mới gì trong phương pháp tổ chức BD hay không, các phương pháp đó có giúp đạt được mục tiêu mong muốn cũng như đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp không?
Phương pháp bồi dưỡng CM cho GVMN là cách thức mà người quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giáo viên BDCM có hiệu quả.
Hiệu trưởng cần định hướng để GV sử dụng các phương pháp BDCM. Mỗi phương pháp bồi dưỡng có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng nên phải có sự kết hợp với phương pháp dạy học. Việc kết hợp đa dạng các phương pháp BDCM là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao công tác BDCM cho giáo viên.
Để thực hiện tốt các phương pháp BDCM cho giáo viên mầm non Hiệu trưởng cần:
+ Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động BDCM cho GV của trường;
+ Mời chuyên gia, GV cốt cán của trường tham gia BD các chuyên đề; + Xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá thực hiện hoạt động bồi dưỡng của giáo viên.
+ Tổ chức thực hiện các chuyên đề BD thường xuyên ở trường, tổ + Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự BD;
+ Quán triệt ý nghĩa phải kết hợp các phương pháp trong việc BD. Hướng dẫn GV xây dựng giáo án, vận dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ. Việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học tích cực khác nhau sẽ phát huy tính tích cực và sự hợp tác của trẻ. Tùy thuộc vào đặc điểm tiếp nhận kiến thức của trẻ mà GV lựa chọn phương pháp tiếp cận cho phù hợp. Để thực hiện tốt các phương pháp BDCM thì giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về nội dung này, thường xuyên rèn luyện cho mình kỹ năng ứng xử các tình huống sư phạm thật tinh tế và linh hoạt, sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
+ Có biện pháp động viên, phát huy phương pháp tự học, tự nghiên cứu; + Quản lý hồ sơ chuyên môn: Quản lý hồ sơ chuyên môn tập trung vào các loại hồ sơ: Kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ đề, phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dưỡng chuyên môn, Để giúp GV và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng, quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của GV trong trường, đồng thời đánh giá năng lực sư phạm của GV và chất lượng học tập của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lý.
+ Tổ chức tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp; Xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và GV về phương pháp BDCM cho GVMN. Cần chú trọng công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, bởi vì yêu cầu đổi mới GDMN gắn với yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực giáo viên. GVMN phải là người có khả năng suy nghĩ, có kỹ năng phân tích và tự trang bị cho mình những kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà cả những kiến thức về các lĩnh vực khác.
phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, CBQL; tăng cường thực hành tại cơ sở GDMN, thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với GV và CBQL, giữa giáo viên với giáo viên và giữa CBQL với nhau.