Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồidưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 101 - 109)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồidưỡng chuyên môn

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho GVMN là cần thiết và có ý nghĩa đối với công tác quản lý nhằm làm phong phú các phương pháp, hình thức học tập, phù hợp với từng đối tượng, thu hút nhiều giáo viên tham gia. Từ thực tiễn khảo sát, phân tích các hình thức bồi

dưỡng và tìm ra những hạn chế. Từ đó chỉ đạo cải tiến phương pháp, hình thức, vận dụng những phương pháp, hình thức mới vào quá trình bồi dưỡng nhằm phát huy cao nhất tính chủ động, tích cực hoạt động nâng cao nhận thức của giáo viên, khai thác được vốn kinh nghiệm ND-CS-GD trẻ mầm non cũng như vốn kinh nghiệm sống của GVMN để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tiến hành các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN theo kế hoạch dưới nhiều phương pháp, hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng để giáo viên tham gia học tập đầy đủ.

Đổi mới các phương pháp, hình thức phát huy tính tích cực, chủ động của GVMN, về hình thức bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng kết hợp với các sinh hoạt chuyên môn. Áp dụng đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng nhằm tránh gây nhàm chán cho giáo viên, tránh sự lặp đi lặp lại của hình thức cũng như nội dung, đáp ứng nhu cầu của GVMN và phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và sự phát triển của xã hội giúp cho giáo viên bổ sung những thiếu hụt về năng lực, kỹ năng đòi hỏi người GVMN phải có trong giai đoạn hiện nay.

Vận động giáo viên các trường mầm non hưởng ứng tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn tài liệu của Bộ GD&ĐT ban hành; các trường mầm non đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị bảo đảm điều kiện vật chất và tinh thần để hình thức bồi dưỡng đạt kết quả cao.

Thực hiện chế độ khen thưởng, tạo môi trường thi đua lành mạnh, phát huy tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học

Thường xuyên cho CBQL và GVMN giao lưu học hỏi. Tham quan, dã ngoại học hỏi các mô hình giáo dục tiên tiến.

Hướng dẫn GVMN tìm hiểu các văn bản của cấp trên về bồi dưỡng Chuyên môn cho GVMN.

sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng CM cho GVMN, giáo viên phải tự bồi dưỡng để bổ sung những năng lực thiếu hụt của bản thân đáp ứng nhu cầu hiện nay. Để thực hiện tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng thì ngay cuối mỗi năm học hiệu trưởng các nhà trường cần phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng đến từng tổ, giáo viên và làm bản kế hoạch cá nhân để hiệu trưởng theo dõi, tạo điều kiện và kiểm tra, đôn đốc. Khuyến kích tinh thần tự học, sáng tạo của giáo viên. Tự rèn luyện năng lực chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp giáo viên tích lũy kinh nghiệm và sáng tạo hơn trong công tác ND- CS-GD trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bồi dưỡng giáo viên một số kỹ năng giảng dạy cập nhật kiến thức theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Đối tượng là giáo viên cốt cán và có năng khiếu các lĩnh vực nghệ thuật (Múa, hát, vẽ, đàn, kể chuyện, ) có trình độ tin học, ngoại ngữ tốt trong nhà trường. Nhằm mục đích giúp cho giáo viên tiếp cận với chương trình hiện đại nâng cao kỹ năng giáo dục trẻ. Phòng GD&ĐT phối hợp với các trung tâm có chức năng đào tạo mở lớp ngắn ngày.

Ngoài ra bổ sung dưới nhiều hình thức như: Hội thảo theo hình thức chuyên đề ngắn ngày, tổ chức hội giảng, hội thi, tham gia học tập ở các trường tiên tiến,

Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng. Xác định những hình thức bồi dưỡng chủ chốt của trường, chọn lọc những nội dung đặc trưng cho đơn vị mình. Kêt hợp bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng tại đơn vị, bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng online, bồi dưỡng lý thuyết và thực hành, bồi dưỡng nhà trường và tự bồi dưỡng của giáo viên, Trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cần đảm bảo phát huy vai trò tự giác của giáo viên. Bởi vì đối với bất cứ hoạt động nào, khi người học có tính chủ động, tự học đó là nền tảng vững chắc để đảm bảo thành công lâu dài.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL các nhà trường cần thiết lập được bộ máy hoạt động bồi dưỡng CM cho GVMN phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình. Các trường

cần chuẩn bị tốt những điều kiện cơ bản bên trong và bên ngoài. Điều kiện bên trong chính là nhận thức của giáo viên trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Điều kiện bên ngoài là tác động của môi trường học tập (Môi trường học tập thân thiện, cởi mở, không gò ép, có nhiều cơ hội chia sẻ và trải nghiệm,

Đảm bảo các tài liệu, chương trình mới về chuyên ngành mầm non, để khuyế khích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao CM một cách tích cực.

Tăng cường liên kết giữa các trường cùng năng lực trong huyện Vân Canh, tạo thành sức mạnh thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả cao hơn và thực thi tốt hơn. Tranh thủ sự ủng hộ các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT về công tác này. Có chế độ hỗ trợ tài chính cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn.

3.2.5. Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Quan tâm, đầu tư cho giáo dục một cách toàn diện trở thành nhiệm vụ thường xuyên cấp bách, trong đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó, tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau một cách chân tình, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên mầm non, là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng giáo viên mầm non, giúp cho mỗi giáo viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thực tiễn hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cho thấy, các nhà trường điển hình, tiên tiến trong ngành giáo dục là những tập thể được nhà trường quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần một cách thiết thực nhất.

Điều kiện làm việc và cơ chế chính sách thuận lợi là động lực, điều kiện quan trọng để đội ngũ giáo viên có cơ hội được học tập, rèn luyện, phát triển, và chỉ ở trong môi trường thuận lợi có cơ chế, chính sách phù hợp, năng

lực, sở trường của mỗi cá nhân mới được phát huy và tác động trở lại môi trường, xây dựng môi trường thuận lợi hơn cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong nhà trường, môi trường văn hóa, ứng xử giúp cho GVMN có điều kiện bồi dưỡng đồng thời thăng tiến trong nghề nghiệp thường thể hiện ở những những vấn đề chính như: Nhà trường chăm lo đầu tư, xây dựng đội ngũ giáo viên; thực hiện tốt chính sách, chế độ đãi ngộ, lương thưởng, xét các danh hiệu của Nhà nước quy định cho giáo viên; thực hiện tốt quy chế dân chủ; tạo điều kiện tốt về thiết bị giảng dạy, đồ dùng dạy học

Trong bối cảnh hiện nay, trước sự vận động phát triển của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng, ngoài các chính sách ưu đãi đối với giáo viên theo quy định của Nhà nước, nhà trường cần có các chế độ ưu đãi phi vật chất khác tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non, cụ thể như: Phân công công việc phù hợp với thời gian trong quá trình bồi dưỡng; tạo cơ hội để giáo viên tự phát triển; xây dựng môi trường làm việc thích hợp; tao cơ hội bình đẳng trong thăng tiến của mọi cán bộ, giáo viên; thiết kế giờ giấc làm việc phù hợp; kết hợp giữa bồi dưỡng và giữ giáo viên giỏi công tác tại trường. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt chính sách, chế độ đãi ngộ, lương thưởng, xét các danh hiệu của nhà nước quy định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. đồng thời tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho giáo viên: Cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm các phòng học, phòng làm việc, thư viện, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất thỏa mãn điều kiện làm việc của giáo viên sẽ khiến họ làm tốt hơn trong quá trình dạy học và giáo dục đồng thời sẽ giúp cho giáo viên mầm non áp dụng kiến thức, phương pháp trong quá trình bồi dưỡng, tạo tâm lý yêu nghề, tự hào về nghề mình đang làm. Xây dựng tập thể sư phạm tốt, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, học tập lâu dài.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường xác định đúng bản chất và ý nghĩa của một môi trường thuận lợi đối với hoạt động bồi dưỡng để chủ động tạo lập hay có những tác động đến các cấp quản lý tạo điều kiện để xây dựng môi trường tốt cho các hoạt động giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên.

Để xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho bồi dưỡng giáo viên mầm non cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Tăng cường đối thoại trực tiếp, thường xuyên giữa lãnh đạo và giáo viên trong quá trình bồi dưỡng. Chú ý phân công công việc hợp lý đối với giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên cảm thấy an tâm về công việc, thực sự ổn định và có hướng phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, cũng nên có chế độ, chính sách khác như hợp lý hóa gia đình, tiếp nhận bố trí hoạt động cho vợ hoặc chồng về công tác ở địa phương,... Tìm kiếm cho giáo viên những cơ hội học tập, nhất là bồi dưỡng nhằm thỏa mãn nhu cầu về nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng cho giáo viên mầm non.

Cung cấp thông tin, cập nhật về các chế độ, chính sách, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với ngành sư phạm. Khuyến khích, giúp đỡ giáo viên gặp khó khăn trong cuộc sống, và khúc mắc trong quá trình bồi dưỡng.

Tạo điều kiện về môi trường, phương tiện làm việc, tức là cần tập trung đầu tư cho giáo viên cả về chế độ đãi ngộ lẫn phương tiện làm việc, nghiên cứu. Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực phát triển. Môi trường làm việc cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình.

Cơ hội thăng tiến là một trong những nhân tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển về nghề nghiệp. Việc chọn và bổ nhiệm giáo viên cần có sự công khai minh bạch, chủ yếu dựa trên năng lực nghề nghiệp và đạo đức của người giáo viên. Làm sao mỗi giáo viên đều có cơ hội như nhau, không phân biệt giáo viên trong Đảng hay ngoài Đảng, giáo viên thuộc diện quy hoạch

hay không nằm trong quy hoạch, cốt làm sao chọn được giáo viên “vừa có tâm, vừa có tầm”.

Cho phép giáo viên có kế hoạch làm việc, giờ giấc linh hoạt để giáo viên có thể tập trung vào việc giảng dạy và nghiên cứu đúc rút sáng kiến, kinh nghiệm. Đồng thời cần có quan điểm và chiến lược phù hợp trong việc giữ chân giáo viên giỏi, chứ không thể chỉ dựa vào tinh thần tình nguyện của giáo viên.Ngoài ra, cần tạo các sân chơi thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ, tổ chức các chuyến dã ngoại, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật, tạo sự ổn định lâu dài phục vụ hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non.

Để đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, yêu cầu cần thiết và quan trọng là phải cung cấp và trang bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng, trước hết là giáo trình, tài liệu tham khảo, các yếu tố hỗ trợ khác như: Hệ thống trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học, thiết bị nghe, nhìn, mô hình, sơ đồ...

Lập dự trù kinh phí phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Đây là điều kiện đầu tiên để kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực được khả thi. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bao gồm kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng CBQL, giáo viên cốt cán của trường, kinh phí hỗ trợ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu, theo triệu tập của Sở GD&ĐT và tự bồi dưỡng. Kinh phí để bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở thuộc ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn khác phải do Hiệu trưởng các trường mầm non tự chủ động. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường phải lên kế hoạch dự trù kinh phí bồi dưỡng để huy động, tranh thủ các nguồn lực từ các tổ chức xã hội, từ Hội phụ huynh hoặc trích từ ngân sách phát triển sự nghiệp. Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục mầm non để tranh thủ sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đối với các hoạt động giáo dục mầm non, trong đó có công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Nhà trường cần có kế hoạch trình các cấp quản lý chọn những giáo viên cốt cán, tiêu biểu đưa đi tham quan học tập để mở mang kiến thức, có cơ hội giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường. Thực hiện đầy đủ các chế độ quy định đối với GVMN theo quy định của Ngành và của Nhà nước. Thực hiện công bằng, dân chủ trong thi đua khen thưởng, trong việc công nhận các danh hiệu nghề nghiệp, cũng như thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập, nghỉ ngơi... đối với tất cả các đối tượng.

Thực hiện chính sách đối với giáo viên giỏi được điều động làm hoạt động quản lý ở trường. Đảm bảo được điều kiện làm việc cho GVMN. Xây dựng tập thể sư phạm tích cực, đồng thuận. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của huyện và của xã trong xây dựng cơ cấu , xác định chức năng, nhiệm vụ của bộ máy bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các thành viên trong bộ máy bồi dưỡng chuyên môn.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, ban giám hiệu nhà trường và bộ máy bồi dưỡng lựa chọn những cán bộ, giáo viên giỏi của nhà trường, có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm giảng dạy để bồi dưỡng cho GVMN, đáp ứng các yêu cầu của lớp bồi dưỡng đặt ra. Đồng thời, mời những cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố và địa phương tham gia bồi dưỡng. Nhà trường cần thông báo, trao đổi với lực lượng bồi dưỡng những thông tin cần thiết, đặc biệt là những yêu cầu đặt ra về kiến thức, năng lực, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Có quy chế phối hợp một cách khoa học và chặt chẽ giữa ban giám hiệu, bộ máy bồi dưỡng với các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Đảm bảo cho các lớp bồi dưỡng đạt chất lượng hiệu quả cao.

3.2.6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)