Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo

Định ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Kiểm tra, đánh giá là bước cuối cùng của công tác quản lý, nhưng là mắt xích quan trọng của quá trình này. Giúp cho CBQL biết ưu điểm của công tác quản lý mà là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ

đạo. Để cho kết quả của quá trình tổ chức, chỉ đạo công tác BDCM ngày càng tốt hơn thì việc kiểm tra, đánh giá là hết sức quan trọng. Kiểm tra phải tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.

Qua kiểm tra, đánh giá công tác BDCM cho GVMN sẽ kịp thời điều chỉnh những hạn chế và từ đó có những biện pháp chỉ đạo, tổ chức giúp điều chỉnh kế hoạch.

Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác BDCM cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 16 CBQL và 99 GVMN (dẫn theo câu hỏi số 12 phần phụ lục). Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.15 như sau

Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dƣỡng CM cho GVMN Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Mức độ thực hiện % Mức độ hiệu quả %

Không thường xuyê

n Ít thường xuyê n Tư ơng đối t hường xuyê n Thư ờng xuyê n R ất t hường xuyê n X Ké m Yế u Tr ung bình Khá Tốt X 1 0 0.0 47.0 34.8 18.3 3.71 0 0.0 67.8 26.1 6.1 3.38 2 0 0.0 50.4 38.3 11.3 3.61 0 0.0 65.2 31.3 3.5 3.38 3 0 0.0 34.8 35.7 29.6 3.95 0 0.0 33.0 36.5 30.4 3.97 4 0 0.0 34.8 36.5 28.7 3.94 0 0.0 33.9 35.7 30.4 3.97 5 0 0.0 53,0 40,0 7,0 3.54 0 0.0 55,7 42,6 1,7 3.46 Ghi chú;

1.Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 2.Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

3. Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn 4.Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 5.Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn

Kết quả thống kê ở bảng 2.15 cho thấy về mức độ thực hiện các thao tác trong chức năng kiểm tra, đánh giá cho thấy 5/5 nội dung đưa ra khảo sát

đạt mức thường xuyên với ĐTB từ (3,54 đến 3,95). Tuy nhiên

Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một trong những cách thức giúp cho công tác quản lý thực hiện dễ dàng, chính xác, mang lại hiệu quả. Theo kết quả khảo sát ở các trường MN cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá ở mức độ rất thường xuyên 18,3% ĐTB (3,71) và đạt mức trung bình về hiệu quả 67,8% ĐTB (3,38). Điều này cho thấy rằng CBQL ở các trường có chú ý đến việc đưa ra các quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động BDCM nhưng chưa thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách triệt để GV sau các đợt BDCM nên hiệu quả của hoạt động này chưa cao.

Trên cơ sở các tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, Hiệu trưởng của các trường cần xây dựng các tiêu chí đế kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt BDCM để có thể nhận định dễ dàng, chính xác hiệu quả của hoạt động này. Đánh giá về công tác quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL và GV cho rằng hoạt động này ít khi được thực hiện 11,3% ĐTB (3,61)và đạt mức trung bình 65,2% ĐTB (3,38). Điều này cho thấy, CBQL ở các trường chưa quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng.

Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá GV cần có sự phối hợp các lực lượng nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác, khách quan. Khảo sát ở các trường cho thấy, hoạt động này chỉ thực hiện ở mức độ thường xuyên 35,7% và hiệu quả khá 36,5%. Như vậy, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn.

Để cải thiện thực trạng cũng như điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng chuyên môn, CBQL ở các trường cần thực hiện việc tổng kết, rút kinh nghiệm sau các đợt bồi dưỡng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các

trường, công tác này ít khi được thực hiện và hiệu quả chưa cao 28,7%.

Xử lý các GV không đạt yêu cầu sau đợt BDCM theo kết quả khảo sát ở các trường cho thấy rằng công tác này ít được thực hiện 3,54% và hiệu quả thấp 1,7%. Đây là cơ sở để chúng tôi đưa ra biện pháp trong CT bồi dưỡng CM cho GVMN và được trình bày chi tiết ở chương sau.

Về thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng CM cho GVMN ở mức độ thực hiện có ĐTB cao từ (3,54 đến 3,95), mức độ hiệu quả từ 3,38 đến 3,97).

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)