Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHOẢNG CÁCHKỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHCÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 77 - 79)

Quá trình nghiên cứu của luận án được chia thành 2 giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

KCKV và ảnh hưởng của các nhân tố tới KCKV trong kiểm toán BCTC các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về KCKV, các nhân tố ảnh hưởng tới KCKV => Xây dựng mô hình và câu hỏi nghiên cứu

2 Phân tích dữ liệu thứ cấp => Thiết kế thang đo nháp lần 1

3 Phỏng vấn chuyên gia => Thiết kế thang đo nháp lần 2

4 Khảo sát thử => Hoàn chỉnh bảng hỏi và thang đo

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

5 Khảo sát chính thức => Thu thập dữ liệu sơ cấp

6 Xử lý dữ liệu với công cụ SPSS => Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra kết quả nghiên cứu về KCKV và các nhân tố ảnh hưởng tới KCKV

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, luận án xác định mục tiêu bao gồm: (1) Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại và đo lường các thành phần cũng như khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán; (2) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Để đạt

được các mục tiêu nghiên cứu, các bước trong quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện như sau:

Bước 1: Tác giả tổng hợp, hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và kết quả từ các công trình nghiên cứu trước đây về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Từ đó, tác giả xác định khái niệm, cấu trúc, phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng, cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng cũng như các cơ sở lý thuyết có liên quan được sử dụng trong luận án Tác giả kế thừa khái niệm, cấu trúc và một phần phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) để xây dựng mô hình nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Luận án lựa chọn cách tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng theo chủ thể có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp là các câu hỏi khảo sát và kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả thiết kế thang đo nháp lần 1 cho khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng phù hợp với mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đã xác lập ở bước 1

Bước 3: Để đảm bảo tính đầy đủ, dễ hiểu của các câu hỏi khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia Sau khi tổng hợp kết quả phỏng vấn, tác giả chỉnh sửa, bổ sung thang đo và thu được thang đo nháp lần hai

Bước 4: Tác giả sử dụng thang đo nháp lần hai để tiến hành khảo sát thử với đối tượng là người sử dụng thông tin để xem xét mức độ phù hợp của thang đo với mục tiêu nghiên cứu cũng như xác nhận lại mức độ rõ ràng, dễ hiểu của bảng hỏi với các đối tượng khảo sát Dựa trên kết quả khảo sát thử, tác giả hoàn thiện bảng hỏi và các thang đo sử dụng chính thức trong luận án

Bước 5: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ khảo sát chính thức Trước hết, tác giả xác định kích thước mẫu và danh sách các đối tượng khảo sát, mã hóa dữ liệu trong bước nghiên cứu định lượng này Sau đó tiến hành phát và thu hồi các phiếu điều tra

Bước 6: Kết quả khảo sát thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm thống kê mô tả, kiểm định One Sample T-test, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu qua phân tích hồi quy bội

Kỳ vọng kiểm toán Các nghiên cứu tiền nhiệm

Kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên

Ủy ban Cohen (1978); Humphrey và cộng sự (1993); Monroe và Woodliff (1993); Porter (1993); Gay và cộng sự (1998); McEnroe và Martens (2001); Best và cộng sự (2001); Fadzly và Ahmad (2004); Dixon và cộng sự (2006); Salehi và cộng sự (2009); Onulaka (2014); Kose và Erdogan (2015); Salifu và Mahama (2015); Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016); Akther và Xu (2020) Kỳ vọng liên quan đến

mức độ đảm bảo của kiểm toán

Beck (1973); Runhnke và Schmidt (2014); McEnroe và Martens (2001), Onumah và cộng sự (2009), Bedard và cộng sự (2012)

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng từ các bước trên, luận án đưa ra các kết luận và một số hàm ý chính sách liên quan đến khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHOẢNG CÁCHKỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHCÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w