cũng như tỷ lệ % của các khoảng cách trong tổng khoảng cách kỳ vọng tương tự như nghiên cứu của Porter và cộng sự (2012)
1 2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trongkiểm toán kiểm toán
1 2 1 Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin
Sự kỳ vọng quá mức hay kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin đã được chỉ ra là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán trong các nghiên cứu của Humphrey và cộng sự (1993), Swift và Dando (2002), Shaikh và Talha (2003), Salehi (2007), Lee và cộng sự (2009), Agyei và cộng sự (2013), Enofe và cộng sự (2013), Kamau (2013), Albeksh (2017), Awuor (2018)
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thường gắn liền với kỳ vọng bất hợp lý của công chúng vì công chúng thường hiểu sai mục đích và bản chất của kiểm toán (Humphrey và cộng sự, 1993) Lee và Ali (2008) cho rằng những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới danh tiếng của nghề nghiệp kiểm toán vì họ không nhận ra được giá trị thực của kiểm toán Công chúng là người sử dụng miễn phí các báo cáo tài chính được kiểm toán, họ có thể yêu cầu kiểm toán viên thực hiện một số nhiệm vụ có thể là không logic hoặc không phù hợp về mặt giá phí (Lee và cộng sự, 2009)
Enofe và cộng sự (2013) cũng cho rằng nguyên nhân chính của khoảng cách hợp lý nằm ở những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin Salehi (2011) tin rằng nguyên nhân chính gây ra khoảng cách hợp lý là do sự thiếu hiểu biết, kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin xuất phát từ sự thay đổi trong quá trình phát triển của kiểm toán Đầu những năm 1990, kiểm toán viên tham gia cung cấp dịch vụ đảm bảo tuyệt đối với việc phát hiện và ngăn chặn gian lận là mục tiêu chính Sau đó, kiểm toán chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ bảo đảm hợp lý với ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là mục tiêu chính (Salehi và cộng sự, 2009) Kiểm toán đã có sự phát triển và thay đổi nhưng kỳ vọng của người sử dụng thông tin lại không thay đổi do đó sự khác biệt vẫn tồn tại
Theo các nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của Salehi (2007), kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin bao gồm kỳ vọng quá mức về mức độ thực hiện công việc của kiểm toán viên và kỳ vọng quá mức về các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành Theo Kamau (2013), nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là do sự thiếu kết nối giữa kỳ vọng của công chúng về vai trò của kiểm toán viên và vai trò, hiệu quả thực tế của họ Kamau (2013) lập luận rằng những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin dẫn đến khoảng cách kỳ vọng với nhiều khả năng những kỳ vọng cao hơn của người sử dụng xuất phát từ nhu cầu cao hơn của họ
Lin và Chen (2004) trong nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Trung Quốc cũng đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ nhóm có lợi ích có kỳ vọng cao hơn so với kiểm toán viên Điều này xuất phát từ bối cảnh Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường, quy mô của các doanh nghiệp Nhà nước còn khá lớn, các nhà đầu tư, cổ đông kỳ vọng kiểm toán viên phải có chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu trên cũng chỉ ra 2 nhân tố cơ bản hình thành sự khác biệt là kỳ vọng quá mức của người sử dụng báo cáo kiểm toán và chất lượng thực hiện công việc kiểm toán yếu kém
1 2 2 Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin
Một số nghiên cứu khác cũng xem xét khía cạnh giáo dục trong các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán như nghiên cứu của Bailey và cộng sự (1983), Monroe và Woodliff (1993), Epstein và Geiger (1994), Pierce và Kilcommins (1996), Koh và Woo (1998), Hussain và cộng sự (2018)
Theo Koh và Woo (1998), một số nghiên cứu đã thu thập được bằng chứng về sự ảnh hưởng của kiến thức của người sử dụng thông tin tới mức độ của khoảng cách kỳ vọng, chính vì vậy vai trò của giáo dục được đánh giá rất cao trong việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng Nghiên cứu của Bailey và cộng sự (1983) tại Hoa Kỳ cũng cho thấy người sử dụng thông tin có kiến thức sẽ đặt ra ít trách nhiệm hơn đối với kiểm toán viên Điều này cũng có nghĩa tồn tại khoảng cách kỳ vọng ở mức độ lớn hơn giữa kiểm toán viên với những người ít được đào tạo Tương tự, Epstein và Geiger (1994) cũng cho rằng các nhà đầu tư có trình độ học vấn cao hơn (liên quan đến các kiến thức phân tích tài chính, đầu tư tài chính) có yêu cầu về mức độ đảm bảo của kiểm toán viên với mức độ thấp hơn Do đó, Epstein và Geiger (1994) đã đưa ra đề xuất thông qua nhận thức của công chúng về bản chất và giới hạn của kiểm toán để thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
Monroe và Woodliff (1993) đã kiểm tra sự ảnh hưởng của giáo dục đối với sinh viên về nhận thức thông điệp được truyền tải thông qua báo cáo kiểm toán tại Australia Nhóm đối tượng khảo sát được chia thành nhóm sinh viên (gồm sinh viên kiểm toán và marketing năm cuối) vào đầu, cuối học kỳ và kiểm toán viên Nghiên cứu đã cho thấy nhận thức của sinh viên kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ trung thực của thông tin tài chính và mức độ đảm bảo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể từ đầu kỳ tới cuối kỳ Cụ thể, những sinh viên được khảo sát tin rằng các kiểm toán viên chịu trách nhiệm thấp hơn nhiều, thông tin tài chính đáng tin cậy hơn và mức độ đảm bảo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp được truyền đạt thông qua báo cáo kiểm toán thấp hơn Như vậy, giáo dục có thể được coi là một nhân tố có tác động tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Trong một nghiên cứu khác, Monroe và Woodliff (1994) đã cho thấy sự khác biệt giữa nhận thức của người sử dụng thông tin và kiểm toán viên có kiến thức so với người sử dụng thông tin và kiểm toán viên ít có kiến thức hơn Dựa trên kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả lại một lần nữa đề xuất giáo dục như một phương tiện để tăng mức độ nhận thức của mọi người nhằm giảm khoảng cách kỳ vọng
Nghiên cứu của Hussain và cộng sự (2018) đối với nhóm sinh viên trước và sau khi học các lớp kiểm toán hay nghiên cứu của Pierce và Kilcommins (1996) với sinh viên kinh tế năm nhất, sinh viên kế toán tài chính năm nhất, năm hai và sinh viên năm ba có tham gia và không tham gia các lớp học tự chọn về kiểm toán đều cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo sát về mức độ nhận thức về kiểm toán
Tóm lại, qua các nghiên cứu nêu trên, giáo dục luôn được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả có khả năng thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
1 2 3 Nhu cầu của người sử dụng thông tin
Nhân tố nhu cầu của người sử dụng thông tin đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán như nghiên cứu của Kamau (2013), Alawi và cộng sự (2018)
Nhu cầu của người sử dụng thông tin có thể ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên và người sử dụng thông tin Sự gia tăng nhu cầu có thể dẫn đến gia tăng kỳ vọng đối với kiểm toán viên (Alawi và cộng sự, 2018) Theo thời gian, nhu cầu của người sử dụng thông tin thường xuyên thay đổi và có
xu hướng ngày càng cao, vì thế phát sinh các kỳ vọng mới đối với kiểm toán viên như đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra sự đảm bảo chắc chắn, kiểm toán viên đảm bảo doanh nghiệp sau kiểm toán là hoạt động hiệu quả hay kiểm soát nội bộ là có hiệu lực trong việc ngăn chặn tất cả các gian lận… Như vậy, nhu cầu mới của ngời sử dụng thông tin dẫn tới sự ra đời của các kỳ vọng cao hơn, trong đó bao gồm cả kỳ vọng hợp lý và bất hợp lý đối với trách nhiệm và kết quả kiểm toán
Kamau (2013) cũng cho rằng những kỳ vọng không hợp lý của công chúng hoặc người sử dụng thông tin dẫn tới sự gia tăng khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Và nhiều khả năng, những kỳ vọng quá cao được thúc đẩy bởi nhu cầu thông tin cao hơn của người sử dụng Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Kamau (2013) đã chứng minh được giả thuyết này của tác giả khi số liệu thống kê cho thấy nhu cầu của người sử dụng thông tin là một nhân tố có mức độ ảnh hưởng đáng kể và thuận chiều với khoảng cách kỳ vọng
1 2 4 Tính độc lập của kiểm toán viên
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán như nghiên cứu của, Swift và Dando (2002), Shaikh và Talha (2003), Enofe và cộng sự (2013), Kamau (2013), Alani (2014), Albeksh (2017), Fulop (2017), Akther và Xu (2020)
Sự độc lập của kiểm toán viên được coi là nền tảng của nghề kiểm toán vì nó cũng là nền tảng cho niềm tin của công chúng (Nelson, 2006) Độc lập có hai khía cạnh khác nhau: độc lập trong thực tế và độc lập trong biểu hiện Độc lập trong thực tế là thái độ, tinh thần không thiên vị của kiểm toán viên Độc lập về biểu hiện là bên quan sát cho rằng kiểm toán viên không có mối quan hệ nào khác với khách hàng kiểm toán có thể gây ra xung đột lợi ích Tuy nhiên, tính độc lập trong thực tế lại không thể quan sát được (Beattie và cộng sự, 1998)
Thực tế là kiểm toán viên vừa phải thực hiện công việc kiểm toán của mình vừa phải duy trì việc kinh doanh và thu phí kiểm toán của khách hàng, vì vậy họ có thể không muốn làm bất cứ điều gì gây nguy hại cho khoản thu nhập này Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán và tạo ra xung đột trong vai trò của họ, các xung đột này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc kiểm toán viên thực hiện kiểm toán một cách khách quan ISA 210 đòi hỏi kiểm toán viên phải xác nhận mức độ độc lập trước khi chấp nhận ký hợp đồng Nếu không đảm bảo tính độc lập, ý kiến đánh giá của kiểm toán viên có thể không còn khách quan và
điều này khiến cho công việc kiểm toán không đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng thông tin
Rabinowitz (1996) đã nghiên cứu sự gia tăng trách nhiệm, tính độc lập của kiểm toán viên và nhận thấy một số thiếu sót liên quan đến độc lập của kiểm toán viên trong quy trình kiểm toán đã làm suy giảm niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán Akther và Xu (2020) cũng tin rằng nhận thức của kiểm toán viên về tính độc lập có thể làm giảm khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thông qua việc làm gia tăng sự hài lòng của các bên có liên quan đối với kết quả kiểm toán Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của giám sát kiểm toán từ một bên độc lập có thể đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sự độc lập của kiểm toán viên nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Awuor (2018) lại cho thấy không có mối quan hệ đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa tính độc lập của kiểm toán viên và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (giá trị p > 0,05) mặc dù kết quả cho thấy tính độc lập của kiểm toán viên có khả năng thu hẹp khoảng cách này (giá trị Beta < 0)
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Adeyemi và Uadiable (2011) khi nghiên cứu này cho rằng kiểm toán viên có thể không đưa ra đánh giá khách quan cho người sử dụng thông tin khi họ là những cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp có thu phí Nghiên cứu của Kamau (2013) tại Keynia cũng cho kết quả tương tự của Awuor (2018) khi cho thấy bản chất của mối quan hệ nghịch giữa tính độc lập của kiểm toán viên và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán và mức ý nghĩa của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính độc lập của kiểm toán không phải là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể về ý nghĩa thống kê tới khoảng cách kỳ vọng
Nhìn chung, tính độc lập của kiểm toán viên giúp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng cho dù mức độ ảnh hưởng này có thể là đáng kể hoặc không đáng kể trong các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau
1 2 5 Năng lực của kiểm toán viên
Nhân tố năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu như nghiên cứu của Gloeck và Jager (1993), Swift và Dando (2002), Kamau (2013), Alani (2014), Fulop (2017), Awuor (2018)
Năng lực của kiểm toán viên được hiểu là khả năng thực hiện nhiệm vụ theo những chuẩn mực nghề nghiệp đã được thiết lập Một kiểm toán viên có năng lực là
người sở hữu bộ kỹ năng được áp dụng trong việc tiếp cận và thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả (Agyei và cộng sự, 2013) Flint (1988) cho rằng năng lực kiểm toán là sự kết hợp của cả kỹ năng và kiến thức, năng lực này có được thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc của kiểm toán viên Theo IFAC’s (2017), kiểm toán viên cần có cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và các giá trị đạo đức nghề nghiệp Theo Agyei và cộng sự (2013), đạo đức nghề nghiệp và năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng kiểm toán Chính vì vậy, năng lực của kiểm toán viên được đánh giá là có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, cụ thể là khoảng cách chất lượng kiểm toán
Goodson (1990) cho rằng sự chỉ trích của công chúng phát sinh trong trường hợp kiểm toán viên thực hiện các hợp đồng thuộc các lĩnh vực mà họ không được đào tạo (trích dẫn từ Gloeck và Jager, 1993) Nghiên cứu của Macdonald (1988) đã cho rằng kiến thức và việc đào tạo chuyên môn cho kiểm toán viên là một khía cạnh góp phần thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Nghiên cứu thực nghiệm của Kamau (2013) cũng đưa ra kết quả kỹ năng của kiểm toán viên giúp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng đáng kể về ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Awuor (2018) lại cho thấy không có mối quan hệ đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa năng lực của kiểm toán viên và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (p-value > 0 05) nhưng kết quả vẫn cho thấy năng lực kiểm toán vẫn làm giảm khoảng cách này, cụ thể năng lực kiểm toán viên thay đổi 1 đơn vị thì sự khác biệt giảm 0,017 đơn vị
Năng lực của kiểm toán viên ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng còn được xem xét từ góc độ tuân thủ sự thận trọng nghề nghiệp và các chuẩn mực kiểm toán khi thực hiện công việc của mình Kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để có thể đưa ra ý kiến độc lập, khách quan Nếu không có những nỗ lực cần thiết, kiểm toán viên có thể không thu thập đủ các bằng chứng thích hợp và dẫn tới việc đưa ra ý kiến không phù hợp với báo cáo tài chính được kiểm toán Nếu các bằng chứng cho thấy kiểm toán viên đã sơ suất và không thực hiện công việc kiểm toán thận trọng một cách hợp lý thì kiểm toán viên có thể phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại này (Alawi và cộng sự, 2018)
Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2009) tại Malaysia đã đưa ra một số nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán trong đó có nguyên nhân kiểm toán thực hiện công việc thấp hơn yêu cầu trong chuẩn mực Theo Zikmund (2008), kiểm toán viên được yêu cầu thực hiện công việc của họ với mức độ hoài nghi nghề
nghiệp nhất định Zikmund (2008) cũng tin rằng có hai nhân tố làm gia tăng khoảng cách chất lượng kiểm toán bao gồm: khả năng phát hiện gian lận của kiểm toán viên (trong đó kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng thiếu kinh