2011 – 2015
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2015, số xã đạt 19 tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên là 40 xã, số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (32 xã), số xã từ 10 - 14 tiêu chí (65 xã), số xã từ 6 - 9 tiêu chí (6 xã), không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Qua 5 năm triển khai, kết quả xây dựng NTM ở Thái Nguyên đã tác động rất tích cực đến đời sống người dân nông thôn, thu nhập bình quân/đầu người tăng từ 14,28 triệu đồng (năm 2010) lên 22 triệu đồng (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,57% còn 7,06 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%. Hàng năm, tỉnh Thái Nguyên bố trí trên 50 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài nguồn vốn của Trung ương và của Tỉnh, mỗi năm cấp huyện đã có nghị quyết hỗ trợ cho nông nghiệp trên 30 tỷ đồng.
Về giao thông: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn được 4.075 km (trong đó xây mới: 1.195 km; cải tạo, nâng cấp: 2.881 km); đã có 51 xã đạt chuẩn tiêu chí (35,7%), tăng 50 xã so với năm 2011.
Về thủy lợi: Xây mới và cải tạo 207,5 km kênh mương thủy lợi do xã quản lý (trong đó xây mới 97,1 km; cải tạo, nâng cấp: 110,4 km); đã có 78 xã đạt chuẩn tiêu chí (54,5%), tăng 54 xã so với năm 2011.
Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 204 trạm điện, 686 km đường điện; 11 điểm bưu điện văn hóa xã; 313 trường học; 75 trạm y tế xã; 77 trụ sở xã; 57 nhà văn hóa và khu thể thao xã; 498 nhà văn hóa và khu thể thao xóm; 16 chợ nông thôn; 41 khu xử lý rác thải; 72 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 55 công trình vệ sinh tại các trường học; 28.284 công trình vệ sinh hộ gia đình.
Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học: 114 xã đạt tiêu chí trường học (79,7%,tăng 83 xã so với năm 2011); 107 Xóm đạt tiêu chí giáo dục (74,8%, tăng 74 xã so với năm 2011).
Về y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở khu
vực nông thôn. Từ năm 2011 đến nay, đã có 93/143 xã (65%) đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, 50 xã còn lại đã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010 (nhưng chưa đạt tiêu chí quốc gia giai đoạn 2011-2020). Như vậy, tính cả xã đạt chuẩn cũ và tiêu chí mới, đến nay 143/143 xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế (năm 2011, có 125/143 xã đạt chuẩn,chiếm 87%); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%.
Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và đa dạng hóa, sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm, từng bước đi vào nề nếp; Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM”, động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM.
Về môi trường: Chương trình đã tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể xóm như: Đẩy mạnh các phong trào xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”; “Nhà sạch, ngõ đẹp”; phong trào “Vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm”. Đến nay, có 47 Xóm (32,9%) đạt tiêu chí về môi trường, tăng 29 xã so với năm 2011 (18 xã).
Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đề ra (tại Quyết định 1282/QĐ-UBND của UBND tỉnh); mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thấp, nhất là một số hạ tầng thiết yếu như giao thông tỷ lệ cứng hóa còn thấp và chưa đạt chuẩn về các thông số kỹ thuật, cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt theo chuẩn quốc gia, tiêu chí môi trường tỷ lệ đạt thấp và kém bền vững. Cụ thể như về xây dựng đường trục xã, kế hoạch đặt ra đạt 100%, tuy nhiên kết quả thực hiện mới đạt 60,3%; đường trục xóm theo kế hoạch đạt 50%...
Bên cạnh đó, công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch của các xã còn chậm (mới đạt 44,75%); việc huy động mọi nguồn lực nhất là đối với các doanh nghiệp
và nhân dân để xây dựng NTM đạt thấp. Thu nhập bình quân đầu người đạt thấp. Hiện nay, tỉnh có 84 xã đạt tiêu chí thu nhập, vẫn còn 79 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
Các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở nông thôn chưa được phát huy; một số tệ nạn xã hội chưa có xu hướng giảm. Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
Trong khi đó, các xã mới chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa quan tâm hỗ trợ, định hướng phát triển sản xuất. Trình độ sản xuất của nhiều hộ nông dân còn thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; nhiều địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất những sản phẩm phát huy lợi thế. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển hình thức tổ chức sản xuất, tuy đã đạt nhiều kết quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các công việc liên quan đến công tác triển khai thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã Đào Xá – Phú Bình - Thái Nguyên.
3.2. Thời gian thực tập
Từ 1 – 5/ 2018
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Đào Xá – Phú Bình - Thái Nguyên
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đào Xá.
- Tìm hiểu tình hình xây dựng nông thôn mới của địa phương trong thời gian qua.
- Đánh giá hiện trạng và tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới xã hội của xã.
- Rút ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội theo Bộ tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội cho xã Đào Xá trong thời gian tới.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn Đào Xá là một trong các xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2018 của huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung làm địa điểm nghiên cứu. Trong xã gồm 7 Xóm, chúng tôi dưới sự tư vấn của cán bộ xã đã chọn ra 3 xóm có dân số đông nhất và người dân tham gia tích cực nhất vào các hoạt động xây dựng NTM tại địa phương để tiến hành nghiên cứu.
3.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu: chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện để chọn ra 32 cán bộ và 60 hộ nông dân. Trên cơ sở 3 thôn đã chọn, cùng sự trợ giúp của cán bộ địa phương chúng tôi lập danh sách hộ tại 3 thôn và chọn ra 60 hộ có sự tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng NTM tại xã.
Đối với cán bộ, chúng tối tiến hành phỏng vấn 32 cán bộ trong đó bao gồm 26 cãn bộ xã và 6 trưởng thôn (1 cán bộ xã kiêm trưởng thôn) để đi điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước.
3.5.3. Thu thập số liệu nghiên cứu
* Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 của địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá sự phù hợp của các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 của địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu hiện trạng và tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới xã hội của xã.
* Thu thập số liệu sơ cấp
Xây dựng phiếu điều tra bán cấu trúc để phỏng vấn người dân trên địa bàn nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Công tác thông tin tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Thông tin tuyên truyền về kế hoạch triển khai thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM có sự tham gia của cộng đồng của địa phương.
- Mức độ tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản ĐAQH NTM cấp xã;
- Sự tham gia lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
- Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.
- Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã.
3.5.4. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích thông thường như: thống kê mô tả (nghiên cứu mô tả), nghiên cứu giải thích. Công cụ phân tích được sử dụng là phần mềm máy tính chuyên dụng PivotTable.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Đào Xá
4.1.1. Vị trí địa lí
Đào Xá nằm ở trung du miền núi phía Bắc của huyện Phú Bình, cách trung tâm huyện 10 km, cách thành phố Thái Nguyên 21 km về phía Nam,
- Phía Đông giáp xã Tân Khánh huyện Phú Bình
- Phía Tây giáp xã Lương Sơn Thành phố Thái Nguyên
- Phía Nam giáp xã Bảo Lý- xã Thương Đình huyện Phú Bình - Phía Bắc giáp xã Bàn Đạt và Đồng Liên huyện Phú Bình
4.1.2. Đặc điểm tự nhiên.
4.1.2.1. Địa hình, địa chất.
Xã Đào Xá thuộc vùng bán sơn địa, địa hình được chia cắt làm nhiều dạng khác nhau không bằng phẳng đồi núi của xã nằm ở phía Đông Bắc của xã giáp với xã Đồng Liên, Bàn Đạt diện tích đồi núi chiểm ½ diện tích đất tự nhiên.
- Phía Tây địa hình bằng phẳng đất phù xa tương đối tốt rất thuận lợi cho trồng cây lúa và cây hoa mầu.
4.1.2.2. Khí hậu, thời tiết.
Là một xã vùng Trung du, trong năm khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt nên rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm: 230C, tháng nóng nhất: 390C; nhiệt độ trung bình nhỏ nhất 8- 100
C.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 mm lượng mưa lớn nhất tập trung tháng 6:312mm; lượng mưa ít nhất tháng 2: 8 mm; lượng mưa trung bình: 141,08 mm/ tháng.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,25%; độ ẩm trung bình cao nhất 90% tháng 5, độ ẩm trung bình thấp nhất 74% tháng 12.
- Chế độ gió: Gió đông nam hoạt động mạnh từ tháng 5 đến tháng 10 mang nhiều lượng nước gây ra mưa, cũng là những tháng có độ ẩm cao, lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng.
4.1.2.3 Chế độ thủy văn.
Đào xá có hệ thống sông Cầu chảy qua xã dài 9km và sông Đào dài 5,45 km chảy qua các xóm Dẫy, Tân Sơn, Xuân Đào, Đoàn Kết, Phú Minh ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống hồ, đập, suối…là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho các xóm.
4.1.2.4 Tài nguyên thiên nhiên. a) Tài nguyên đất
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Đào Xá năm 2017
STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 961,5 100 I Đất nông nghiệp NNP 771,24 80,21
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 729,34 75,85
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5,32 0,55
1.1.2 Đất trồng lúa LUA 375,35 39,04
1.1.3 Đất lâm nghiệp LNP 28,90 3,00
1.1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13,00 1,35
II Đất phi nông nghiệp PNN 152,91 15,90
2 Đất ở OTC 36,36 3,78
2.1 Đất chuyên dùng CDG 78,6 8,19
2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,24 0,02
2.3 Đất quốc phòng CQP 4,2 0,45
2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 36,82 3,83 2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 74,16 7,71
2.5 Đất giao thông DGT 33,67 3,50
2.6 Đất thuỷ lợi DTL 36,99 3,84
2.7 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,01 0,002
2.8 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,80 0,08
2.9 Đất cơ sở y tế DYT 0,09 0,009
2.10 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 1,42 0,01
2.11 Đất chợ DCH 0,34 0,03
2.12 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,00 0,2
2.13 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,40 0,45
Diện tích đất tự nhiên của xã: 961,5ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 729,34ha chiếm 75,85% (diện tích đất trồng lúa 01 vụ 47,02ha chiếm 6,44%, diện tích trồng lúa 02 vụ 156,86ha chiếm 21,50%, đất trồng mầu 171,47ha chiếm 23,51%) diện tích đất nông nghiệp.
b) Tài nguyên khoáng sản.
- Xã chỉ có cát vàng và sỏi sông để phục vụ xây dựng c) Tài nguyên rừng.
- Xã chỉ có khoảng 28,9 ha rừng trồng.
d) Tài nguyên nước.
Địa bàn xã có hệ thống sông, ngòi và các kênh rạch chảy dài bao bọc sung quanh rất thuận lợi cho nhân dân sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra nguồn nước ngầm của địa phương chưa được khảo sát cụ thể, qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy: đối với giếng đào thì có độ sâu từ 5- 10m, đối với giếng khoan thì có độ sâu từ 15 - 45m sử dụng làm nước sinh hoạt và chăn nuôi tương đối an toàn.
4.1.3 Điều kiện kinh tế - Xã hội
4.1.3.1. Dân số và lao động.
Dân số toàn xã năm 2017 là 1480 hộ với 7453 nhân khẩu, trong đó tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế hiện nay là 3.307 người, chiếm 62,5% dân số. Phần lớn là lao động trẻ, có sức khoẻ tốt nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao.
Do sự tác động mạnh mẽ của thành thị đến xã Đào Xá. Vì vậy, trong thời gian tới tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm do vậy cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo cho sự cân bằng lao động giữa các ngành nghề tạo ra sự phát triển bền vững của địa phương.
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số từng xóm của Đào Xá qua 3 năm 2015 - 2017
STT Tên xóm
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 Dẫy 252 896 266 999 256 1195 2 Tân Sơn 249 835 262 938 152 770 3 Xuân Đào 196 746 209 849 233 1150 4 Phú Minh 115 511 228 614 221 1075 5 Chám 153 523 166 626 96 590 6 Đoàn Kết 365 1422 378 1525 389 1883 7 La Lý 94 357 112 464 133 790 Tổng 1424 5290 1621 6015 1480 7453
(Nguồn UBND xã Đào Xá, năm 2018)
Qua bảng 4.2 ta thấy hiện trạng dân số từng xóm của xã Đào Xá qua 3 năm cụ thể như sau:
- Năm 2015 tổng số hộ là 1424 đến năm 2016 tổng số hộ là 1621.Từ đó ta thấy tổng số hộ của các xóm năm 2016 tăng lên 197 hộ so với năm 2015 là 1621 từ đó tỷ lệ tăng tự nhiên chiếm 12,15%.
- Năm 2016 tổng số hộ là 1621 đến năm 2017 tổng số hộ là 1480.Từ đó ta thấy tổng số hộ của các xóm năm 2017 giảm 141 hộ là 1480 tỷ lệ giảm chiếm 1,05%.
- Năm 2015 tổng số khẩu là 5290 đến năm 2016 tổng số khẩu là