Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới tại xã đào xá phú bình (Trang 29 - 32)

2.1.4.1. Vai trò của người dân

Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình. Khi tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới với sự hỗ trợ của nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được nâng cao kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thực hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm chủ, dân kiểm tra,dân quản lý, dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trình tự nhất định, các trình tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu là:

- Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trìn khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ bản hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ

tham gia như mục đích xây dựng công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.

- Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chỉ tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính,…trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.

- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp thể hiện bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.

- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận , quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy trì bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó dã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Dân kiểm tra: Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng minh bạch các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.

- Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia ; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của nười dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng hiểu quả công trình.

- Dân được hưởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên, cần chia ra các nhóm được hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp, nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như thu nhập tăng thêm của năng suất cây trồng tăng do tực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng,… Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm hưởng thụ thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập [10].

Hình 2.1. Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM

NGƯỜI DÂN 1. Dân biết 7. Dân hưởng lợi 2. Dân bàn 6. Dân quản lý 3. Dân đóng góp 5. Dân kiểm tra 4. Dân làm

2.1.4.2. Những quan điểm về tuyên truyền nhằm nâng cao vai trò của người dân

Phát triển nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở động viên toàn thể nhân dân phát huy nội lực theo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm., dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi thành quả. Bên cạnh đó, cần được hỗ trợ tích cực, có hiệu quả từ các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương về vốn, kỹ thuật và cơ chế chính sách.

Nâng cao vai trò của người dân là nâng cao thể chế quản lý, tự quản của cộng đồng người dân như xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, nội quy… Phát huy vai trò của trưởng làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và các tổ chức tôn giáo tại địa phương; thực hiện đoàn kết trong toàn dân, xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn, xóm, làng, bản. Phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, phòng chống và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội; đào tạo việc lập và thực hiện các dự án phát triển, cũng như việc vận hành và bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ; đào tạo quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ; thiết lập các tổ chức, nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ, hình thành các tổ nhóm tiết kiệm, tín dụng nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới tại xã đào xá phú bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)