Tình hình thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 62 - 63)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.

c. Tình hình thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ. Nghiệp vụ này cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập không nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Chi nhánh NHNoĐN đã thực hiện thanh toán quốc tế dưới nhiều phương thức khác nhau như: chuyển tiền, nhờ thu (D/A) (D/P); tín dụng chứng từ (L/C). Sau đây là tình hình thanh toán quốc tế của NHNoĐN trong hai năm qua (2002 - 2003)

So sánh

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Mức độ tăng giảm

Tốc độ tăng giảm

Giá trị thanh toán quốc tế 80985 101210 + 20225 + 25%

Cùng với sự mở cửa của đất nước là sự lớn mạnh của hoạt động ngoại thương. Vì vậy, nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng cao. Khi khách hàng của Chi nhánh có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán cho người bán ở nước ngoài thì họ thường mua hay vay ngoại tệ của Chi nhánh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Ngược lại, khi các doanh nghiệp có nguồn thu từ xuất khẩu qua Chi nhánh thì Chi nhánh coe thể mua lại được toàn bộ số ngoại tệ này hay ít nhất cũng là phần ngoại tệ kết hối. Như vậy, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Trong hai năm qua với sự tăng lên của kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Đà Nẵng thì giá trị thanh toán quốc tế của NHNoĐN cũng tăng lên. Năm 2002 giá trị thanh toán quốc tế của Chi nhánh là 80985 nghìn USD; năm 2003 giá trị này là 101210 nghìn USD (tăng

20225 nghìn USD) đạt tốc độ tăng 25%. Sự tăng lên này sẽ làm cho cả nhu cầu mua ngoại tệ và nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng tăng lên theo.

Ngược lại hoạt động mua bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Bởi Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nên việc trả nợ cho khách hàng cho nước ngoài được đúng hạn. Mặt khác, Chi nhánh cũng mua các khoản ngoại tệ thu về của khách hàng một cách nhanh chóng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu VND của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể nhanh chóng chuẩn bị nguồn hàng để tái sản xuất, chuẩn bị cho đợt xuất hàng tiếp theo. Do đó, khách hàng đến thực hiện thanh toán quốc tế tại Chi nhánh ngày càng tăng, bởi họ có được sự thuận lợi trong hoặt động kinh doanh của mình.

Tóm lại, hoạt động mua bán ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh là hoạt động có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 62 - 63)