Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian:

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 43 - 46)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.

b. Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian:

Nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của các dơn vị xuất nhập khẩu. Để thấy được sự biến động lên xuống của doanh số bán ngoại tệ trong một năm tại Chi nhánh NHNoĐN, thì chúng ta cần phấn tích tình hình

bán ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh. Sau đây là tình hình bán ngoại tệ theo quý của NHNoĐN trong 3 năm qua, từ 2001 – 2003.

* Tình hình bán ngoại ttheo thi gian:

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Quý

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

I 10150 33,5 11670 30,9 16270 32,1 II 5790 19,1 7740 20,5 9530 18,8 III 3480 11,5 4570 12,1 5625 11,1 IV 10880 35,9 13795 36,5 19250 38,0 T. cộng 30300 100 37775 100 20675 100 Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003   3 1 j ij x di ei I 10150 11670 16270 38090 12696,7 1,28 II 5790 7740 9530 23060 7686,7 0,78 III 3480 4570 5625 13675 4558,3 0,46 IV 10880 13795 19250 43925 14641,7 1,48 d = 9895,9 T. cộng 30300 37775 20675

Phần phân tích về đối tượng đã cho chúng ta thấy rằng, các tổ chức kinh tế, nhất là các đơn vị có hoạt động nhập khẩu là đối tượng chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Mà hoạt động nhập khẩu của các đơn vị này cũng có tính thời vụ. Do đó, hoạt

động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có tính thời vụ. Bảng số liệu trên cho ta thấy, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán ra giảm dần từ đầu năm đến cuối năm thì tăng trở lại.

Trong quý I, Chi nhánh bán ra một lượng lớn ngoại tệ so với các quý khác trong năm, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhập khẩu. Các đơn vị này thường mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu hay trả các khoản vay ngoại tệ của năm trước. Quý I thường là thời gian mà các Công ty đã thu hồi được tiền hàng đã bán trong dịp Tết vừa qua. Vì thế họ có nguồn để mua ngoại tệ thanh toán cho các khoản phải trả của năm trước. Mặt khác quý I cũng là thời gian chuẩn bị để mở đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Đối với các đơn vị sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thì quý I thường là thời điểm nhập nguyên liệu để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trong năm. Vì vậy, các đơn vị này rất cần mua ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu nguyên liệu. Chính các nguyên nhân trên làm cho lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong quý I cao hơn các quý khác.

Vào quý II và quý III việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã đi vào ổn định. Đối với có đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu từ nước ngoài thì việc nhập các yếu tố đầu vào đã được chuẩn bị và thực hiện từ quý I. Do đó, nhu cầu mua ngoại tệ để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu là không cao. Mặt khác, trong quý II và III hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất nhập khẩu đã đị vào ổn định. Các đơn vị này đã có nguồn hàng nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thường diễn ra song song. Do đó, trong hai quý này nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu của các đơn vị này cũng không nhiều. Như vậy, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán ra trong quý II và III giảm mạnh so với quý I. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong hai quý này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số ngoại tệ bán ra trong năm.

Song quý IV đây là khoảng thời gian chuẩn bị cho nhiều dịp tiêu dùng lớn trong năm như Noel, Tết Tây, Tết Nguyên đán. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các dịp này sẽ tăng lên rất cao. Vì vậy, các đơn vị phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian này. Đối với các đơn vị có yếu tố đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài thì nhu cầu mua ngoại tệ của họ trong thời gian này cũng tăng lên rất cao. Mặt khác quý IV là quý cuối cùng trong năm và cũng là thời gian kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó các đơn vị sản xuất cần phải thanh toán các khoản nợ tiền mua nguyên liệu, phát sinh trong năm, nhất là các khoản nợ bằng ngoại tệ. Vì vậy mà nhu cầu mua ngoại tệ của các đơn vị này tăng cao. Do đó mà lượng ngoại tệ bán ra cao nhất trong năm.

Tóm lại, lượng ngoại tệ bán ra của NHNoĐN trong quý I và IV thường cao hẳn hơn so với quý II và III. Hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có những biến động mang tính chất thời vụ. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh bị phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Chỉ số thời vụ cho ta thấy rõ hơn tính thời vụ của hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh.

Chỉ số thời vụ của quý I và IV là lớn hơn một như vậy quý I và IV là hai quý chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Ngược lại, chỉ số thời vụ của quý II và III lại nhỏ hơn một như vậy quý II và III không phải là thời gian chính trong hoạt động bán ngoại tệ. Như vậy, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh vào những tháng đầu năm và cuối năm thì cao hơn hẳn so với những tháng giữa năm.

Việc phân tích hoạt động bán ngoại tệ theo thời gian như trên sẽ giúp cho Chi nhánh thuận lợi trong việc lập kế hoạch bán ngoại tệ, chuẩn bị số lượng ngoại tệ bán ra và tìm trước nguồn ngoại tệ mua vào để bán cho khách hàng. Từ đó, Chi nhánh có thể hạn chế được rủi ro về tỷ giá.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)