Cân Đối Giữa Hoạt Động Mua Và Bán Ngoại Tệ Tai NHNoĐN:

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 46 - 54)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.

4. Cân Đối Giữa Hoạt Động Mua Và Bán Ngoại Tệ Tai NHNoĐN:

Qua các số liệu đã phân tích cho hoạt động mua và hoạt động bán ngọi tệ cua NHNoĐN, chúng ta có thể lập bảng số liệu để cân đối cho hoạt động mua bán ngoại tệ tai Chi nhánh NHNoĐN như sau:

* Tình hình mua bán ngoại t:

Năm 2002 Năm 2003

Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Chênh lệch

40975 37775 3200 53275 50675 2600

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2 năm qua không cân đối với nhau. Trong 2 năm qua 2002 – 2003, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN luôn lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra. Vì vậy, Chi nhánh luôn có một chênh lệch dương. Cả doanh số ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra của năm sau đềy tăng lên so với năm trước. Mức tăng lên của doanh số mua vào và doanh số bán ra cũng gần tương đương nhau nên mức chênh lệch ngoại tệ của Chi nhánh qua các năm tương đối ổn định. Vì vậy, nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên đều đặn qua từng năm.

Để thấy rõ tình hình mua bán ngoại tệ tại NHNoĐN, chúng ta cần xem xét tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng.

Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng:

Năm 2002 Năm 2003

Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Chênh lệch

10700 2380 + 8320 14120 2480 + 11640

5775 1135 + 4640 + 5540

40975 37775 + 3200 6605 1065 + 2600

Đối với các tổ chức kinh tế hoạt động mua và bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế thường mất cân đối. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế luôn nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các tổ chức này. Vì vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế luôn có mức chênh lệch âm trong 2 năm qua. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này đều tăng lên trong thời gian qua. Nhưng mức tăng sản lượng ngoại tệ bán ra luôn cao hơn mức tăng của lượng ngoại tệ mua vào cả về số tuyệt đối và số tương đối. Vì vậy, mức chênh lệch âm của doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Hoạt động mua bán ngoại tệ cua Chi nhánh với các tổ chức kinh tế nagỳ càng mất cân đối.

Việc mua bán ngoại tệ của các tổ chức kinh tế chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu. Trong 2 năm qua, thành phố Đà Nẵng luôn ở trong tình trạng nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu rất nhiều. Sản phẩm xuất khẩu chu yếu của thành phố là thuỷ hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng gia công chế biến cho nước ngoài. Giá trị xuất khẩu của sản phẩm này không lớn. Trong khi đó sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Đà Nẵng là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Đây là những mặt hàng có giá trị so với hàng xuất khẩu của Đà Nẵng. Vì vậy kim ngạch nhập khẩu của ta thường lớn hơn hẳn so với kim ngạch xuất khẩu. Do đó, lượng ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu thu về thường nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà các đơn vị nhập khẩu cần mua để trả cho nước ngoài. Như vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh

NHNoĐN mua được từ các đơn vị xuất khẩu cũng nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đơn vị nhập khẩu. Mặt khác, theo quy định kết hối hiện nay thì các tổ chức kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu thì chỉ bán lại cho Ngân hàng 40% lượng ngoại tệ đó. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các đơn vị xuất khẩu, lại càng nhỏ hơn hẳn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đợn vị nhập khẩu. Chính điều này đã làm cho Chi nhánh có mức chênh lệch âm trong doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế.

Trong 2 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của thành phố, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 lại giảm so với năm 2002. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của thành phố trong 2 năm qua tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà các đợn vị nhập khẩu cần mua có mức tăng lớn hơn nhiều so với mức tăng cuae lượng ngoại tệ mà các đơn vị xuất khẩu thu về. Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các tổ chức kinh tế cũng có mức tăng lớn hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế. Chính vì vậy mà mức chênh lệch âm của doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh té ngày càng tăng.

Đối với NHNoVN hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với tổ chức này thường bị mất cân đối. Khác với các tổ chức kinh tế, trong 2 năm qua, tình hình mua bán ngoại tệ cua Chi nhánh với NHNoVN luôn có mức chênh lệch tưỡng đương. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHNoVN luôn cao hơn hẳn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho tổ chức này, lượng ngoại tệ mua vào thường gấp 5 lần lượng ngoại tệ bán ra. Đồng thời qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mua vào từ NHNoVN đã tăng lên rất mạnh, nhất là về số tuyệt đối, lượng ngoại tệ mua vào của năm 2003 luôn cao hơn hẳn so với năm 2002. trong khi đó, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHNoVN có tăng lên nhưng rất nhỏ về mặt tuyệt đối. Vì vậy, mức chênh lệch của

doanh số mua bán ngoại tệ với NHNoVN ngày càng tăng cao. Việc mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ. Do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh phải bán cho các tổ chức kinh tế lớn hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức này, vì vậy Chi nhánh phải mua một lượng lớn ngoại tệ từ NHNoVN để có đủ ngoại tệ bán ra cho các tổ chức kinh tế và cũng qua đó Chi nhánh thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ. Mặt khác, Chi nhánh chỉ bán ngoại tệ cho NHNoVN khi Chi nhánh ở trạng thái dư thừa ngoại tệ. Do sự mất cân đối rất lớn trong hoạt động mua bánnt của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế, nên Chi nhánh thường ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ là chủ yếu, rất ít khi có trang thái dư thừa ngoại tệ. Nếu Chi nhánh có xuất hiện trạng thái dư thừa thì NHNoVN nhỏ hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần mua ở tổ chức này.

Như chúng ta đã thấy, trang những năm qua, hoạt đọng mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế có mức chênh lệch âm của năm sau luôn cao hơn năm trước, tức là lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế ngày càng thiếu so với lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này. Vì vậy, để cân bằng trạng thái ngoại tệ thi lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHNoVN ngày càng tăng lên. Trong khi đó lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHNoVN có tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể, nhất là về số tuyệt đối. Vì vậy nên doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN có mức chênh lệch dương ngày càng lớn.

Đối với các cá nhân doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ. Tình hình mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân cũng bị mất cân đối theo hướng dư thừa ngoại tệ. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân thường lớn hơn rất nhiều (gấp 5 lần) so

với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các đối tượng này. Do đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân cũng có mức chênh lệch dương. Trong 2 năm qua mức chênh lệch dương này cũng có sự tăng lên rất nhiều.

Đối với các ngân hàng hoạt động mua ngoại tệ diễn ra rất rộng, không phải chịu nhiều kiểm soát, quản lý của pháp luật. Ngân hàng có thể mua ngoại tệ từ mọi cá nhân trong khi đó, hoạt động bán ngoại tệ của Ngân hàng lại bị kiểm soát và quản lý rất chặt bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng chỉ được phép bán ngoại tệ cho một số ít đối tượng thực sự có nhu cầu về ngoại tệ và rất hạn chế về mặt số lượng. Vì vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ các cá nhân luôn nhiều hơn hẳn so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các đối tượng này.

Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân có sự tăng lên rất mạnh mẽ và đều đặn, nhất là về số tuyệt đối. Trong khi đó, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các đối tượng này lại không tăng lên nhiều. Vì vậy, mức chênh lệch của doanh số mua bán ngoại tệ với các cá nhân cũng tăng lên rõ rệt và đều đặn.

Tóm lại, qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối với Chi nhánh NHNoĐN thì mức chênh lệch của mua bán ngoại tệ với NHNoVN và các cá nhân sẽ lớn hớn mức chênh lệch của mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế (về mặt giá trị tuyệt đối). Như vậy, lượng ngoại tệ dư thừa từ hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN và với các cá nhân không chỉ đủ để bù đắp cho lượng ngoại tệ thiếu hụt từ mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, mà còn làm cho tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh luôn có mức chênh lệch dương trong 2 năm qua. Tức là hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh luôn đạt trạng thái dư thừa trong 2 năm qua.

Qua quá trình phân tích trên chúng ta đã thấy rõ được tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng của Chi nhánh. Để thấy rõ hơn diễn biến trong năm hoạt động mua bán

ngoại tệ tại Chi nhánh NHNoĐN, chúng ta cần phân tích tình hình mua bán ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh, trong 2 năm 2002 – 2003.

* Tình hình mua bán ngoại ttheo thi gian

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Quý

Mua Bán C/1 Mua Bán C/1 Mua Bán C/1

I 4700 10150 -5450 7425 11670 -4245 8780 16270 -7490 II 9750 5790 +3960 12750 7740 +5010 15130 9530 +5600 II 9750 5790 +3960 12750 7740 +5010 15130 9530 +5600 III 10700 3480 +7220 11500 4570 +6930 17365 5625 +11740 IV 7550 10880 -330 9300 13795 -4495 12000 19250 -7250 Tổng 32700 30300 +2400 40975 37775 +3200 53275 50675 +2600 * C/1: Chênh lệch mua – bán

Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Trong quý II và III lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra luôn nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào. Nhưng ở quý I và IV thì hoàn toàn ngược lại, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào không đáp ứng đủ nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh.

Trong quý I, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra luôn lớn hơn hẳn lượng ngoại tệ mua vào. Lượng ngoại tệ bán ra thường gấp 2 lần lượng ngoại tệ mua vào. Do đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong quý I luôn có mức chênh lệch âm, Chi nhánh bị mất cân đối trong hoạt động mua bán ngoại tệ.

Quý I, là thời gian một số ngành hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguồn hàng chưa được khai thác tối đa. Lượng ngoại tệ thu về của thành phố không nhiều. Nhưng quý I cũng là thời gian để các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập hàng để chuẩn bị cho một

chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Do đo nhu cầu ngoại tệ của các đơn vị này rất lớn. Vì vậy mà lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra luôn nhiều hơn hẳn so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào.

Đến quý II và III thì tình hình ngược lại hoàn toàn so với quý I. hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong hai quý này cũng bị mất cân đối nhưng theo hướng dư ngoại tệ.. lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong thời gian này lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ bán ra. Do đó hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong hai quý này luôn có mức chênh lệch dương. Quý II và III là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi, kim ngạch xuất khẩu tăng lên vì các Công ty có nguồn hàng dồi dào để xuất khẩu. Lượng ngoại tệ mà các đơn vị xuất khẩu thu về tăng lên nhiều. Vì vậy doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh trong thời gian này tăng lên mạnh mẽ. Nhưng trong quý II và III, nhu cầu tiêu dùng của dân cư giảm so với quý I và đi vào ổn định. Đối với các đơn vị có đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu thì đã được chuẩn bị từ quý I. Do đó nhu cầu mua ngoại tệ của các đơn vị trong hai quý này giảm mạnh. Doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh mua vào trong hai quý II và III luôn nhiều hơn hẳn so với lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra. Chính vì vậy mà doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong quý II và III luôn có mức chênh lệch dương. Chi nhánh luôn dư ngoại tệ trong thời gian này.

Đến quý IV thì tình hình mua bán ngoại tệ lại giống với quý I. hoạt động mua bán ngoại tệ cảu Chi nhánh trong quý này thường bị mất cân đối theo hướng thiếu hụt ngoại tệ. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào thường nhỏ hơn rất nhiều so với lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra. Vì vậy mức chênh lệch cua doanh số mua bán ngoại tệ trong quý IV luôn âm.

Trong quý IV, nhu cầu nhập hàng hoá và nguyên liệu phục vụ cho sản xuẩt và tiêu dùng trong các dịp Tết tăng lên, nên có hiện tượng cất trữ ngoại tệ để phục vụ cho việc nhập khẩu. Do đó, lượng ngoại tệ mà các đơn vị muốn bán giảm xuống, trong khi đó lượng ngoại tệ mà các đơn vị có nhu cầu mua tăng lên. Vì vậy, trong quý IV lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào luôn nhỏ hơn hẳn so với lượng ngoại tệ bán ra. Kết quả là hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong quý IV luôn có mức chênh lệch âm.

Qua quá trình phân tích trên ta thấy giữa lượng ngoại tệ mua vào và bán ra luôn có sự chênh lệch, cung cầu ngoại tệ ít khi gặp nhau. Ở thời điểm đầu và cuối năm lương ngoại tệ Chi nhánh bán ra nhiều hơn là mua vào. Nhưng vào các tháng giữa năm thì lượng ngoại tệ mua vào nhiều hơn lượng bán ra. Nhìn chun, lượng ngoại tệ dư ra trong quý II và III còn lớn hơn cả lượng ngoại tệ thiếu hụt trong quý I và IV. Vì vậy mà trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh luôn ở tình trạng thái dư thừa ngoại tệ. Nhờ đó nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên trong 3 năm qua.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)