Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian:

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 34 - 37)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.

b. Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian:

Việc phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian sẽ cho chúng ta thấy được sự tăng lên và giảm xuống của doanh số mua ngoại tệ trong năm, từ đó thấy được tính thời vụ trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào

theo từng quý thường có biến động khác nhau, bởi nó phụ thuộc vào tính thời vụ của chu kỳ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn.

TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO THỜI GIAN

ĐVT: 1.000 USD

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Quý Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) I 4.700 14,4 7.425 18,1 8.780 16,5 II 9.750 29,8 12.750 31,1 15.130 28,4 III 10.700 32,7 11.500 28,1 17.365 32,6 IV 7.550 23,1 9.300 22,7 12.000 22,5 Tổng 32.700 100 40.975 100 53.275 100 Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003   3 1 i ij x di ei I 4.700 7.425 8.780 20.905 6968,3 0,66 II 9.750 12.750 15.130 37.630 12543,3 1,19 III 10.700 11.500 17.365 39.565 13188,3 1,25 IV 7.550 9.300 12.000 28.850 9616,7 0,9 Tổng 32.700 40.975 53.275 d=10579,2

Như phân tích ở phần trước, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các tổ chức kinh tế, nhất là các đơn vị có hoạt động xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, những biến động trong hoạt động xuất khẩu của các đơn vị này sẽ gây ra những

biến động trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Mà hoạt động xuất khẩu của các đơn vị này thường có tính thời vụ, do đó, hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh cũng có tính thời vụ. Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng ngoại tệ mua vào tăng dần từ đầu năm, đến cuối năm thì giảm.

Vào quý I, đây là thời gian mà nguồn hàng của một số ngành lưu thong, vì mới hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ tết. Lượng ngoại tệ mua được trong quý này chủ yếu là các doanh nghiệp may mặc, thủ công, mỹ nghệ, gia công chế biến cho nước ngoài. Vì vậy, lượng ngoại tệ của Chi nhánh mua được trong quý này không nhiều như các quý khác.

Quý II và III đây là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng bởi các Công ty có nguồn hàng dồi dào để xuất đi các nước. Vì vậy, lượng ngoại tệ mua vào từ hai quý này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngoại tệ mua vào của cả năm. Mặt khác, đây là mùa du lịch chính của thành phố, vì vậy khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong hai quý này cũng cao hơn so với các quý khác. Điều này cũng góp phần làm lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong hai quý này cao hơn hẳn các quý khác. Đến quý IV thì lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh giảm mạnh. Vì đây là thời gian chuẩn bị chu những dịp tiêu dùng lớn trong năm như: Noel, Tết Tây, Tết Nguyên đán. Do đó, các đơn vị xuất nhập khẩu cần nhiều ngoại tệ để mua hàng, mua nguyên liệu để chuẩn bị cho các dịp tiêu dùng này. Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được thấp hơn so với các quý II và III. Bên cạnh đó, tỷ giá trong quý IV thường có xu hướng tăng mạnh hơn so với các quý khác trong năm. Vì vậy, nguồn ngoại tệ mà khách hàng thu được từ hoạt động xuất khẩu thường được họ giữ lại. Việc tỷ giá tăng mạnh trong quý IV hằng năm đã tạo ra tâm lý găm giữ ngoại tệ vào cuối năm. Mặt khác, vào quý IV lượng Việt Kiều về thăm quê hương ăn Tết nhiều hơn, nên lượng kiều hối gửi qua ngân hàng cũng giảm. Quý IV cũng không phải là mùa khai thác du lịch chính ở Đà Nẵng. Vì vậy,

lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng cũng giảm so với quý II và III. Đây cũng là yếu tố góp phần làm cho doanh số mua ngoại tệ của NHNoĐN giảm trong quý IV.

Qua quá trình phân tích trên ta thấy lượng ngoại mua vào của Chi nhánh trong quý I và IV thường ít hơn nhiều so với quý II và III. Lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn nên rất mạng tính thời vụ. Chỉ số thời vụ đã cho ta thấy rõ hơn về tính thời vụ trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Chỉ số thời vụ của quý II và quý III thì lớn hơn một. Điều đó cho thấy rằng, quý II và III là khoản thời gian mà hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh diễn ra rất mạnh. Ngược lại chỉ số thời vụ của quý I và quý IV lại nhỏ hơn một. Như vậy, quý I và IV không phải là thời gian chính trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Tóm lại, hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh sẽ diễn ra mạnh vào quý II và quý III và lượng ngoại tệ mua được sẽ giảm vào quý I và quý IV. Việc phân tích hoạt động mua ngoại tệ theo thời gian, sẽ là cơ sở để Chi nhánh lập kế hoạch mua ngoại tệ và dự đoán trước lượng ngoại tệ mua vào. Từ đó có những chuẩn bị để quá trình mua ngoại tệ được thuận lợi, tìm trước khách hàng cho đầu ra nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá.

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nước trong kiểm soát kinhd oanh tiền nước ngoài ở chợ đen và các ngân hàng ppt (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)