Đánh giá chung về tạo việc là mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở việt nam (Trang 36)

I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM

3. Đánh giá chung về tạo việc là mở Việt Nam

Lao động, việc làm là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi con người vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu của phát triển kinh

tế - xã hội. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, giải quyết việc làm cho ngưòi lao động và phát triển thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cức vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.

- Các cơ chế, chính sách về lao động-việc làm được kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi đảm bảo ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường.

- Vai trò của Nhà nước chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm. Trong những năm qua, Chương trình đã có sự lồng ghép hiệu quả với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

- Không chỉ thúc đẩy phát triển cung, cầu lao động,thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển thị trường lao động, Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thị trường. Đến nay đã có hơn 200 Trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề lao động, việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:

- Các văn bản, chính sách về lao động, việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm, lúng túng và

thấp; một số địa phương còn lúng túng trong việc triển khai và chấp hành các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên. Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, chỉ mang tính hình thức ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động.

- Chất lượng việc làm chưa cao tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm chưa cao; mặc dù cơ cấu lao động ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng lao động chủ yếu vẫn trong lĩnh viực nông nghiệp, có đến 75% lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn gây sức ép lớn về giải quyết việc làm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của tất cả các cấp, các ngành. Nhu cầu việc làm vẫn là một vấn đề b ức xúc của xã hội do cung vẫn lớn hơn cầu rất nhiều, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, ở nông thôn dư thùa lao động còn lớn.

- Lao động Việt Nam tuy đông nhưng chất lượng chưa cao, nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt N am vẫn còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Có tới gần 70% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo, còn có một bộ p hận lao động đã qua đào tạo hoặc sủ dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc p hải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng…); giữa thành thị và nông thôn vẫn còn một khoảng cách nhất định. Mặt khác, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, chưa được đào tạo

về kỷ luật tác phong lao động công nghiệp; chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm.

Với những khó khăn như vây, Nhà nước cần có những chính sách quyết liệt hơn nhằm tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới.

III/ THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 1. Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định lao động là một quyền cơ bản và mọi công dân đều có quyền có việc làm. Quyền này được xác định một cách cụ thể hơn trong Bộ luật lao động.

Điều 5 quy định “ mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt bởi về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào”.

- Quyền lập hội.

Hiến pháp 1992 (điều 69) nêu rõ: “mọi công dân có quyền tự do thể hiện ý kiến, thông tin, lập hội và biểu tình theo quy định của luật pháp”.

Bộ luật lao động 1995 (điều 7, khoản 2) nêu rõ “Mọi người lao động có quyền thành lập, tham gia công đoàn theo quy định của luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.

Hiện tại luật về hội đang trong quá trình hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua.

- Quyền ký thoả ước lao động tập thể.

Luật pháp Việt Nam quy định việc ký kết thoả ước lao động tập thể phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, công khai và tuân theo luật pháp.

Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy 100% doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn, song chỉ 80% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20% doanh nghiệp tư nhân có tổ chức công đoàn. Trong khu vực ngoài quốc doanh, vai trò và tác dụng của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc thực hiện vai trò đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích của ngưòi lao động.

Tương tự, việc ký kết thoả ước lao động tập thể còn mang nặng tính hình thức, vai trò của công đoàn và tiếng nói của người lao động còn hạn chế và thực tế, thoả ước lao động tập thể chưa thực sự là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

- Không sử dụng lao động trẻ em.

Luật lao động Việt Nam tại điều 120 quy định “cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do MOLISA quy định”. Trong trường hợp được nhận trẻ em vào làm việc thì cũng phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Việt Nam đã phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và công ước 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức công bố về lao động trẻ em ở Việt Nam ( theo đúng khái niệm lao động trẻ em). Tuy nhiên, một số nghiên cứu dựa trên kết quả cuộc các cuộc điều tra mẫu hoặc tổng điều tra dân số đã đưa ra số liệu ước tính về lao động trẻ em ở Việt Nam. Dựa theo kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1997-1998, người ta ước tính số lao động trẻ em ở Việt Nam là 1.645 triệu người, một sự giảm xuống khá mạnh so với hơn 4 triệu vào năm 1992-1993 (Nghiên cứu lao động trẻ em Việt Nam 1992- 1998.Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2000).

Một số kết quả nghiên cứư cho thấy, tuyệt đại bộ phận lao động trẻ em là làm các công việc chân tay không có kỹ năng (chiếm 93%) và tập trung vào

các ngành nông nghiệp (chiếm 97%). Đa số lao động trẻ em làm việc trong kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh. Số trẻ em làm thuê chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5.7%). Không có bằng chứng nào về lao động trẻ em trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Tạo việc làm.

Năm 2007, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực thực hiện của các tầng lớp nhân dân, tận dụng những cơ hội lớn từ đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường nhận lao động ngoài nước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đồng thời chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.5%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 40.6% GDP, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các thành phần kinh tế p hát triển mạnh,...Đây chính là những tiền đề quan trọng góp p hần thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc làm.

Trong năm 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 1.68 triệu lao động, trong đó trong nước khoảng 1.6 triệu lao động, vượt kế hoạch đề ra (1.52 tri ệu lao động) và ngoài nước khoảng 85 nghìn lao động, cụ thể như sau:

2.1 Thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất kinh doanh liên tục được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho mọi cá nhân, tổ chức trong khuôn khổ pháp luật, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Năm 2007, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8.5%; vốn đầu tư phát triển ước đạt 40.6% so với GDP, trong đó nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 44.9%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng lên (ước đạt 39.1%). Hội nhập WTO là tiền đề quan trọng đẩy

mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (năm 2007: 20.3 tỷ USD). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh, năm 2007 có khoảng trên 51 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tạo điều kiện thu hút thêm nhiều lao động. Bên cạnh đó, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện như các chương trình xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng thuỷ điện…góp phần tạo nhiều việc làm bền vững cho người lao động. Kết quả: năm 2007 tạo việc làm từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho khoảng 1.25 triệu lao động (tăng 10% so với kế hoạch).

2.2 Thông qua quỹ quốc gia về việc làm.

Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc là m là 250 tỷ đồng, đã phân bổ cho 64 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Người mù, Hội cựu chiến binh,…nâng doanh số cho vay năm 2007 lên trên 1.400 tỷ đồng cộng với gần 300 tỷ đồng từ nguồn Quỹ giải quyết việc làm địa phương của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện cho vay hàng chục nghìn dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất…) và hộ gia đình, góp phần tạo việc làm cho 350 nghìn lao động, đạt kế hoạch đề ra.

Với nguồn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp p hần đáng kể trong thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn theo hướng phi nông nghiệp.

Mặt khác, với sự tham gia của đông đảo các tổ chức chính trị - xã hội trong dự án vừa tăng cường gắn kết giữa các hội viên vừa phát huy hi ệu quả cho vay giải quyết việc làm, tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động

là người nghèo, người tàn tật, người dân tộc,…) có cơ hội vay vốn p hát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, tự tin vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Nhiều mô hình tạo việc làm hiệu quả được sự hỗ trợ thiết thực từ Quỹ Quốc gia về việc làm như: mô hình cho người khiếm thị vay vốn mở cơ sở vật lý trị liệu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; các mô hình kinh tế trang trại: nuôi cá lồng bè, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…

2.3 Thông qua đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động. động.

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở các nước trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và sẽ tăng một số thị trường khác.Năm 2007, đưa được 85020 nghìn lao động (kế hoạch đề ra là 80 nghìn lao động) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 400.000 người, là một trong những hướng đi quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn.

3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động.

Ở Việt Nam, phát triển hệ thống bảo đảm xã hội được Đảng và Chính phủ quan tâm thực hiện ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào năm 1945. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống này đã ngày càng đuợc hoàn thiện. Quan điểm chỉ đạo là thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập. Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động là nội dung quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội của đất nước.

- Xây dựng cơ chế gắn chính sách bảo đảm xã hội với chính sách p hát triển kinh tế, nhằm kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm thể chế hoá các chủ trương và quan điểm, giải pháp của Đảng và Nhà nước về bảo trợ xã hội (Bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh về chính sách Người có công, về người tàn tật, Người cao tuổi…).

- Hình thành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quỹ về lĩnh vực bảo trợ xã hội (chương trình việc làm, Xoá đói giảm nghèo và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội và các quỹ về việc làm, Xoá đói giảm nghèo, quỹ tình thương…).

- Hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) bắt buộc, từng bước hình thành và phát triển hệ thống bảo trợ xã hội tự nguyện. Củng cố hệ thống trợ giúp xã hội đối với các nhóm yếu thế, ngưòi có hoàn cảnh khó khăn và những người có nhu cầu trợ giúp thường xuyên cũng như đột xuất do thiên tai, bão lụt…gây ra.

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá nhằm huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong dân và ở đại phương cơ sở; đồng thời thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu khác nhau nhằm sủ dụng có hiệu quả nguồn lực cho thực hiện bảo trợ xã hội.

3.1. Trợ giúp đột xuất.

Việt Nam cũng giống như hầu hết các quốc gia châu Á phải thường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)