I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM
3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động.
3.2.1. Về người cao tuổi
Biểu đồ 3.3: số người cao tuổi và tỷ lệ sinh người cao tuổi.
0 2 4 6 8 10 12 1989 1999 2004 2007 2020 tỷ lệ so với DS số người cao tuổi
(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB và Xã hội).
Theo kết quả điều tra dân số năm 1989 cả nước có 7.15% dân số là người cao tuổi từ 60 tuổi, năm 1999 là 8.12% và năm 2005 tỷ lệ này là 8.82%, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 10.5-11 triệu người cao tuổi chiếm trên 10% dân số cả nước. Với mức gia tăng như vậy, trong vòng 10 năm tới vấn đề già hoá dân số sẽ trở thành một thách thức lớn trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, phụng dưỡng người cao tuổi.
Hiện nay ước tính có khoảng trên 2 triệu người cao tuổi được hưởng ít nhất một chế độ trợ cấp hoặc lương hưu. Nhóm ngưòi cao tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp đặc biệt có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên còn có tới 130 ngàn người cao tuổi thuộc diện cô đơn không nơi nương tựa, 134 ngàn người từ 90 tuổi và khoảng 500 ngàn người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Tình trạng sức khoẻ: Tỷ lệ người cao tuổi có sức khoẻ kém (so độ tuổi) chiếm khá cao (22.9%).Bình quân 1 người cao tuổi có 2.69 bệnh. Đối với nhóm người cao tuổi cô đơn tình trạng bệnh tật còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Về điều kiện sinh hoạt: Ước tính có khoảng 800 ngàn người cao tuổi còn đang phải ở nhà tạm, chủ yếu ở những vùng kinh tế chậm phát triển, mức sống thấp.
Thực trạng người cao tuổi trên cho thấy cần có hệ thống chính sách đồng bộ vừa để phát huy vai trò của người cao tuổi nhưng bên cạnh đó cũng cần có hệ thống chính sách trợ giúp đối với người cao tuổi không có thu nhập, không có người chăm sóc, họ là những người thuộc diện nghèo, tàn tật, người cao tuổi cô đơn.