Nguyên nhân làm biến động số liệu xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid19

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 25)

8. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4 Nguyên nhân làm biến động số liệu xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid19

2.4.1 Nguyên nhân bên ngoài

- Dịch bệnh COVID-19 diễn ra căng thẳng ở các thị trường nhập khẩu chính của nước ta như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc làm thương mại thủy sản của Việt Nam bị tác động nặng nề. Sau đó, tuy tình hình có khả quan, thị trường có nhu cầu nhập khẩu tốt thì việc vận chuyển hẵng còn nhiều khó khăn khi thiếu container để xếp hàng xuất đi các nước, cước phí vận chuyển tăng đến chóng mặt khiến các hoạt động xuất khẩu bị suy giảm.

- Sức mua từ thị trường giảm và phục hồi chậm khi nhu cầu cho nhà hàng, khách sạn giảm còn nhu cầu cho các siêu thị và kênh bán lẻ tăng. Điều này khiến các doanh nghiệp không xuất khẩu tối ưu được. Không chỉ vậy, dịch bệnh khiến cho một số doanh nghiệp phải đóng cửa hay bán lại cho các nhà đầu tư khác làm cho tình trạng nợ xấu gia tăng. Lao động thiếu hụt và tình hình ngày một khó khăn hơn. - Ảnh hưởng của thẻ vàng IUU của EU đã làm cho việc xuất khẩu thủy sản của nước ta sụt giảm liên tục đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh thì ảnh hưởng này càng rõ rệt hơn. Trong khi khai thác hải sản còn gian nan thì các quy định chứng nhận nguồn gốc khai thác nguồn thủy sản làm cho nguồn nguyên liệu xuất sang EU lại càng hạn chế.

- Bên cạnh Đạo luật chống khai thác IUU, Việt Nam còn gặp khó khăn khác đó là Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP), tuy đây là lợi thế cho Mỹ nhằm ngăn chặn những mặt hàng thủy hải sản giả mạo, khai thác trái phép và kém chất lượng nhưng lại là khó khăn cho Việt Nam khi xuất khẩu. Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ bắt buộc khai báo nguồn gốc từng lô hàng theo chương trình SIMP: mã số vùng nuôi, ao nuôi phải cung ứng trước, trước khi lô hàng xuất bến phải báo chi tiết xuất

xứ. Việc này gắn liền công tác cấp mã số cơ sở nuôi – là một việc khó nhưng buộc phải tuân thủ mới đáp ứng yêu cầu khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

- Mối quan hệ và hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của các đối tác quốc tế bị ngưng trệ vì chính phủ và các doanh nghiệp quyết định dừng các hoạt động kinh tế, kinh doanh ở một số địa điểm nóng xảy ra dịch bệnh. Một số doanh nghiệp còn chuyển dịch cơ sở sản xuất của mình sang nơi khác.

2.4.2 Nguyên nhân bên trong

- Nhiều doanh nghiệp chế biến ngành thủy sản đã ngừng chế biến do các hoạt động sản xuất, vận chuyển và nuôi trồng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng dịch kéo dài và đầy biến động nên các doanh nghiệp còn dặt dè trong việc tiếp tục sản xuất khiến cho nguyên liệu và thành phẩm trong kho cạn kiệt, công nhân lo sợ trước tình hình dịch bệnh nên xin nghỉ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung lao động. Công suất giảm, không đáp ứng được hợp đồng đã ký trước đó các khách hàng của họ còn hủy hợp đồng do chậm tiến độ giao hàng.

- Một số doanh nghiệp cố gắng cầm cự trong tình trạng gian nan này nhưng không mấy khả quan khi giá thành sản phẩm của họ có giá thấp nên xem xét ngừng hoạt động.

- Khâu vận chuyển gặp khó khăn, cước phí gia tăng cùng nhiều chi phí phát sinh, hàng tồn kho còn nhiều làm cho vòng quay vốn chậm, nợ ngân hàng tăng lên, nhiều doanh nghiệp ở trong cảnh bắt buộc duy trì sản xuất tiếp dù thua lỗ nặng.

2.5 Các chính sách đã thực hiện, kết quả và hạn chế của chính sách:

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến cho các lĩnh vực về kinh tế cũng như là về đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất – kinh doanh ngành thủy sản bị ảnh hưởng rất sâu rộng. Khai thác hải sản biển thấp do có nhiều người mắc bệnh và phải phong tỏa, cách ly khu vực; nuôi trồng thủy hải sản giảm do thiếu giống và các nguyên liệu đầu vào của ngành như là nhân lực lao động, thức ăn, các chế phẩm sinh học… Đứng trước bối cảnh đó, chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm hạn chế tình hình khó khăn.

2.5.1 Các chính sách đã thực hiện:

2.5.1.1 Các chính sách chung:

- Thực hiện quyết liệt và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, sản xuất kinh doanh phải đi liền với an toàn phòng chống dịch:

Bộ Y tế được Chính phủ giao cho việc chủ trì và phối hợp với các bộ, các ngành, địa phương và các cơ quan đơn vị. Nguồn vaccine được phân bổ hiệu quả và ưu tiên tiêm cho những đối tượng như người lao động thuộc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã của những vùng kinh tế trọng điểm; khu công nghiệp, khu vực sản xuất chế biến và kinh doanh thủy hải sản; các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoạt động xuất nhập khẩu, linh vực lưu thông hàng hóa. Sau đó, tiếp tục bổ sung những đối tượng ưu tiên để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Bộ Y tế còn tạo sự thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu vaccine; Nhà nước mua máy móc, thiết bị, thuốc điều trị chống dịch và kiểm định, cho phép, bảo quản, tổ chức, giám sát việc tiêm vaccine miễn phí cho mọi người dân; hướng dẫn cụ thể các địa phương về việc xét nghiệm và các điều kiện cần thiết đối với người lao động làm việc tại các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh để sớm được tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới toàn bộ các địa phương, hỗ trợ làm việc trực tuyến, quản lý thông tin tuyên truyền, xử phạt các thông tin sai lệch, thiếu tính chính xác, không được hay chưa được kiểm chứng và xuyên tạc sự thật gây hoang mang cho dư luận và người dân theo các quy định của pháp luật.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành, cơ quan, các doanh nghiệp liên quan nghiên cứu, tìm hiểu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19.

- Khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng và đảm bảo tính ổn định trong sản

xuất, lưu thông hàng hóa hiệu quả, an toàn:

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương thống nhất các tuyến đường lưu thông với các khu vực đã được phép hoạt động an toàn, lưu thông thông suốt nhằm vận chuyển hàng hóa được bảo đảm, các thủ tục được đơn giản hóa hết mức có thể giúp các hoạt động nhanh chóng, thuận lợi; không để hiện tượng tăng chi phí tiêu cực xảy ra.

Bộ Công Thương cũng đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát, quản lý thị trường chặt chẽ hơn, không để tình hình dịch bệnh bị lợi dụng mà tăng giá; hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến các chương trình thương mại, kết nối cung cầu. Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp để quan sát, tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ để nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc tồn tại.

Tổng cục Hải quan được chỉ đạo cho phép các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh nộp bản sao scan có xác nhận chữ ký đối với các chứng từ phải nộp bản

giấy làm bản chính để tránh ách tắc thông quan hàng hóa; các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh sẽ nộp sau khi được thông quan.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc sát sao các tổ chức tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, thương nhân.

- Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành chính sách giảm mức đóng và hỗ trợ bảo hiểm xã hội ngắn hạn cho các doanh nghiệp và người lao động; hướng dẫn Bảo hiểm Xã hội Việt nam nghiên cứu miễn giảm tiền phạt nộp chậm bảo hiểm xã hội.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp vận tải niêm yết giá công khai, minh bạch tránh tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp mà tăng giá cước ảnh hưởng đến các hoạt động khác

Bộ Tài chính triển khai các chính sách giảm, giãn thuế, phí và tiền thuê đất, tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế đối với các ngành đặc biệt là ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho những doanh nghiệp làm trong ngành này cho đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ xuống 30 ngày.

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay; khẩn trương sửa đổi và bổ sung các chính sách cơ cấu lại nợ cho phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 dang diễn ra phức tạp.

2.5.1.2 Chính sách tài khóa:

- Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020, Chính phủ ban hành gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các đối tượng được áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong một số ngành kinh tế.

- Chính phủ ban hành theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/08/2020, quyết định tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 giảm 15% có đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

- Theo Nghị quyết 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 và quy định chi tiết thi hành theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng

2.5.1.3 Chính sách tiền tệ - Chính sách lãi suất

Nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính quốc tế trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chủ động giảm mức lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Lãi suất tái chiết khấu hiện ở mức 2,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 4,0%/năm.

- Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 được Chính phủ ban hành nhằm tái cơ cấu thời hạn nợ, miễn hay giảm lãi vay tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Chính sách hỗ trợ tín dụng từ ngành ngân hàng NHNN đã ban hành các văn bản: Văn bản 479/NHNN-VP ngày 3/1/2020, 541/NHNN-TD ngày 4/2/2020, Thông báo số 35/TB NHNN ngày 7/2/2020, Văn bản 1117/NHNN-TD ngày 24/2/2020, 1425/NHNN-TCKT ngày 6/3/2020 để chỉ đạo các ngân hàng cân đối nguồn vốn giúp tái cơ cấu nợ, miễn hay giảm lãi vay, phí thanh toán đồng thời cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình vay vốn để triển khai kịp thời và hiệu quả các biện pháp hỗ trợ; ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Ngân hàng Thương mại đưa ra gói hỗ trợ có trị giá 250.000 nghìn tỷ, theo đó, các ngân hàng cam kết triển khai gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất thấp hơn 2%/năm so với thời điểm trước dịch.

2.5.2 Đánh giá Kết quả và hạn chế của chính sách

2.5.2.1 Chính sách tài khóa

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020

Chính sách này vẫn chưa lan tỏa được hết đến các đối tượng chịu tác động đại dịch bởi thời gian hoãn quá ngán nên doanh nghiệp không được hưởng lợi nhiều. Một số doanh nghiệp đã hoàn thành việc nộp thuế cho nên không làm giấy đề nghị; nhiều doanh nghiệp đã không xin gia hạn nộp tiền thuê đất do đã nộp một lần

Nghị quyết 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 và quy định chi tiết thi hành theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

Những đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp có lãi trong đại dịch, điều này chứng tỏ chính sách vẫn chưa hướng đến những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra. Phương thức hỗ trợ này làm lãng phí nguồn lực hiện có, tạo dựng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau.

2.5.2.1 Chính sách tiền tệ

- Chính sách lãi suất:

Các doanh nghiệp hầu hết đều chịu ảnh hưởng cả đầu vào lẫn đầu ra do vậy giải pháp hạ lãi suất vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Không chỉ vậy, việc giảm lãi suất mới chỉ áp dụng cho các khoản vay mới vì thế mà các doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn vay vốn mới hay có nợ quá hạn không thể vay vốn mới đều không được hưởng lợi. Theo thời gian, tác động thực tế của việc cắt giảm lãi suất ngày một hạn chế.

- Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp

Trong giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành hiện tại thì đây là biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát nợ xấu. Chính sách giúp các ngân hàng tránh trích các khoản tiền dự phòng rủi ro, không phải thoái thu lãi. Không chỉ vậy, khác với các dự án bất động sản bị thổi phồng giá trị, có rủi ro lớn về định giá tài sản và thiếu cơ sở pháp lý làm cho ngân hàng mất vốn thì các tài sản như nhà xưởng, hàng hóa có tính đảm bảo, giá trị sát với thực tế. Những tài sản này dễ tìm đối tác khác muốn mua lại nếu các doanh nghiệp trong ngành đóng cửa hay thoát ngành do ngân hàng có mối quan hệ sâu rộng. Đây là giải pháp tích cực cho cả ngân hàng và khách hàng khi khách hàng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn còn ngân hàng thu được nợ

Song chính sách này chỉ có các khoản giải ngân trước thời gian quy định, sau thời gian quy định nhóm nợ vẫn bị giữ nguyên làm cho tỉ lệ nợ xấu không được phản ánh hết.

- Chính sách hỗ trợ tín dụng từ ngành ngân hàng

Các doanh nghiệp muốn tiếp cận phải đáp ứng được các thủ tục vô cùng phức tạp với chi phí lớn làm cho các nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành nhóm khó tiếp cận nhất.

CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG VÀ ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

3.1. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính phủ đối với các doanhnghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản

- Tiến hành thực hiện thêm các gói hỗ trợ về giảm thuế, giảm chi phí xét nghiệm bảo hiểm xã hội miễn giảm lãi suất vốn vay và các gói tín dụng ưu đãi… cho doanh nghiệp hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản nói riêng, nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

- Đề xuất chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp cụ thể như được giảm, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế liên quan và hoãn nộp bảo hiểm xã hội;tiếp tục được tiếp cận với nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo việc chi trả cho người lao động.

- Thống nhất phương thức kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa, tạo điều

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)