Các chính sách đã thực hiện:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 26 - 29)

8. Kết cấu bài nghiên cứu

2.5.1 Các chính sách đã thực hiện:

2.5.1.1 Các chính sách chung:

- Thực hiện quyết liệt và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, sản xuất kinh doanh phải đi liền với an toàn phòng chống dịch:

Bộ Y tế được Chính phủ giao cho việc chủ trì và phối hợp với các bộ, các ngành, địa phương và các cơ quan đơn vị. Nguồn vaccine được phân bổ hiệu quả và ưu tiên tiêm cho những đối tượng như người lao động thuộc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã của những vùng kinh tế trọng điểm; khu công nghiệp, khu vực sản xuất chế biến và kinh doanh thủy hải sản; các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoạt động xuất nhập khẩu, linh vực lưu thông hàng hóa. Sau đó, tiếp tục bổ sung những đối tượng ưu tiên để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Bộ Y tế còn tạo sự thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu vaccine; Nhà nước mua máy móc, thiết bị, thuốc điều trị chống dịch và kiểm định, cho phép, bảo quản, tổ chức, giám sát việc tiêm vaccine miễn phí cho mọi người dân; hướng dẫn cụ thể các địa phương về việc xét nghiệm và các điều kiện cần thiết đối với người lao động làm việc tại các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh để sớm được tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới toàn bộ các địa phương, hỗ trợ làm việc trực tuyến, quản lý thông tin tuyên truyền, xử phạt các thông tin sai lệch, thiếu tính chính xác, không được hay chưa được kiểm chứng và xuyên tạc sự thật gây hoang mang cho dư luận và người dân theo các quy định của pháp luật.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành, cơ quan, các doanh nghiệp liên quan nghiên cứu, tìm hiểu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19.

- Khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng và đảm bảo tính ổn định trong sản

xuất, lưu thông hàng hóa hiệu quả, an toàn:

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương thống nhất các tuyến đường lưu thông với các khu vực đã được phép hoạt động an toàn, lưu thông thông suốt nhằm vận chuyển hàng hóa được bảo đảm, các thủ tục được đơn giản hóa hết mức có thể giúp các hoạt động nhanh chóng, thuận lợi; không để hiện tượng tăng chi phí tiêu cực xảy ra.

Bộ Công Thương cũng đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát, quản lý thị trường chặt chẽ hơn, không để tình hình dịch bệnh bị lợi dụng mà tăng giá; hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến các chương trình thương mại, kết nối cung cầu. Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp để quan sát, tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ để nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc tồn tại.

Tổng cục Hải quan được chỉ đạo cho phép các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh nộp bản sao scan có xác nhận chữ ký đối với các chứng từ phải nộp bản

giấy làm bản chính để tránh ách tắc thông quan hàng hóa; các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh sẽ nộp sau khi được thông quan.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc sát sao các tổ chức tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, thương nhân.

- Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành chính sách giảm mức đóng và hỗ trợ bảo hiểm xã hội ngắn hạn cho các doanh nghiệp và người lao động; hướng dẫn Bảo hiểm Xã hội Việt nam nghiên cứu miễn giảm tiền phạt nộp chậm bảo hiểm xã hội.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp vận tải niêm yết giá công khai, minh bạch tránh tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp mà tăng giá cước ảnh hưởng đến các hoạt động khác

Bộ Tài chính triển khai các chính sách giảm, giãn thuế, phí và tiền thuê đất, tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế đối với các ngành đặc biệt là ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho những doanh nghiệp làm trong ngành này cho đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ xuống 30 ngày.

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay; khẩn trương sửa đổi và bổ sung các chính sách cơ cấu lại nợ cho phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 dang diễn ra phức tạp.

2.5.1.2 Chính sách tài khóa:

- Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020, Chính phủ ban hành gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các đối tượng được áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong một số ngành kinh tế.

- Chính phủ ban hành theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/08/2020, quyết định tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 giảm 15% có đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

- Theo Nghị quyết 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 và quy định chi tiết thi hành theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng

2.5.1.3 Chính sách tiền tệ - Chính sách lãi suất

Nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính quốc tế trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chủ động giảm mức lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Lãi suất tái chiết khấu hiện ở mức 2,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 4,0%/năm.

- Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 được Chính phủ ban hành nhằm tái cơ cấu thời hạn nợ, miễn hay giảm lãi vay tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Chính sách hỗ trợ tín dụng từ ngành ngân hàng NHNN đã ban hành các văn bản: Văn bản 479/NHNN-VP ngày 3/1/2020, 541/NHNN-TD ngày 4/2/2020, Thông báo số 35/TB NHNN ngày 7/2/2020, Văn bản 1117/NHNN-TD ngày 24/2/2020, 1425/NHNN-TCKT ngày 6/3/2020 để chỉ đạo các ngân hàng cân đối nguồn vốn giúp tái cơ cấu nợ, miễn hay giảm lãi vay, phí thanh toán đồng thời cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình vay vốn để triển khai kịp thời và hiệu quả các biện pháp hỗ trợ; ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Ngân hàng Thương mại đưa ra gói hỗ trợ có trị giá 250.000 nghìn tỷ, theo đó, các ngân hàng cam kết triển khai gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất thấp hơn 2%/năm so với thời điểm trước dịch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)