Đánh giá Kết quả và hạn chế của chính sách

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 29 - 31)

8. Kết cấu bài nghiên cứu

2.5.2Đánh giá Kết quả và hạn chế của chính sách

2.5.2.1 Chính sách tài khóa

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020

Chính sách này vẫn chưa lan tỏa được hết đến các đối tượng chịu tác động đại dịch bởi thời gian hoãn quá ngán nên doanh nghiệp không được hưởng lợi nhiều. Một số doanh nghiệp đã hoàn thành việc nộp thuế cho nên không làm giấy đề nghị; nhiều doanh nghiệp đã không xin gia hạn nộp tiền thuê đất do đã nộp một lần

Nghị quyết 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 và quy định chi tiết thi hành theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

Những đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp có lãi trong đại dịch, điều này chứng tỏ chính sách vẫn chưa hướng đến những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra. Phương thức hỗ trợ này làm lãng phí nguồn lực hiện có, tạo dựng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau.

2.5.2.1 Chính sách tiền tệ

- Chính sách lãi suất:

Các doanh nghiệp hầu hết đều chịu ảnh hưởng cả đầu vào lẫn đầu ra do vậy giải pháp hạ lãi suất vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Không chỉ vậy, việc giảm lãi suất mới chỉ áp dụng cho các khoản vay mới vì thế mà các doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn vay vốn mới hay có nợ quá hạn không thể vay vốn mới đều không được hưởng lợi. Theo thời gian, tác động thực tế của việc cắt giảm lãi suất ngày một hạn chế.

- Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp

Trong giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành hiện tại thì đây là biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát nợ xấu. Chính sách giúp các ngân hàng tránh trích các khoản tiền dự phòng rủi ro, không phải thoái thu lãi. Không chỉ vậy, khác với các dự án bất động sản bị thổi phồng giá trị, có rủi ro lớn về định giá tài sản và thiếu cơ sở pháp lý làm cho ngân hàng mất vốn thì các tài sản như nhà xưởng, hàng hóa có tính đảm bảo, giá trị sát với thực tế. Những tài sản này dễ tìm đối tác khác muốn mua lại nếu các doanh nghiệp trong ngành đóng cửa hay thoát ngành do ngân hàng có mối quan hệ sâu rộng. Đây là giải pháp tích cực cho cả ngân hàng và khách hàng khi khách hàng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn còn ngân hàng thu được nợ

Song chính sách này chỉ có các khoản giải ngân trước thời gian quy định, sau thời gian quy định nhóm nợ vẫn bị giữ nguyên làm cho tỉ lệ nợ xấu không được phản ánh hết.

- Chính sách hỗ trợ tín dụng từ ngành ngân hàng

Các doanh nghiệp muốn tiếp cận phải đáp ứng được các thủ tục vô cùng phức tạp với chi phí lớn làm cho các nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành nhóm khó tiếp cận nhất.

CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG VÀ ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19 (Trang 29 - 31)