8. Kết cấu bài nghiên cứu
3.1. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính phủ đối với các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản
- Tiến hành thực hiện thêm các gói hỗ trợ về giảm thuế, giảm chi phí xét nghiệm bảo hiểm xã hội miễn giảm lãi suất vốn vay và các gói tín dụng ưu đãi… cho doanh nghiệp hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản nói riêng, nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
- Đề xuất chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp cụ thể như được giảm, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế liên quan và hoãn nộp bảo hiểm xã hội;tiếp tục được tiếp cận với nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo việc chi trả cho người lao động.
- Thống nhất phương thức kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện tối đa cho phương tiện vận chuyển lưu thông khi đáp ứng đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định chung.
- cần tiếp tục chủ động rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý và các chính sách cho phù hợp với bối cảnh mới; loại bỏ những quy định chồng chéo, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Cho phép doanh nghiệp phối hợp với công đoàn sở sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.
- Lùi thời hạn áp dụng Luật Bảo vệ môi trường dự kiến được áp dụng vào 1/1/2022 trong khi thực tế hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh, đã phát sinh rất nhiều khoản chi phí liên quan đến chống dịch Covid-19, không còn nguồn lực cho việc phục hồi sản xuất sau đại dịch chứ chưa tính đến nguồn lực cho việc tuân thủ luật này.