2.3.3.1. Thực trạng
không có ai tốt nghiệp chuyên ngành Thống Kê. Lý do các cơ sở đaò tạo trình độ sau đại học tại Đà Nẵng và Miền Trung không có đào tạo chuyên ngành thống kê. Hiện nay toàn quốc chỉ có trường Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là đào tạo có chuyên ngành Thống kê sau đại học.Do điều kiện thời gian và thu nhập của công chức ngành Thống Kê Đà Nẵng hiện nay không thể theo học được tại các trường này. Do vậy, việc có cơ sở đào tạo chuyên ngành thống kê sau đại học đối với khu vực Miền Trung – Tây Nguyên là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, đội ngũ công chức của Cục Thống kê Đà Nẵng có xu hướng được trẻ hóa qua các năm (năm 2016, tỷ lệ công chức từ 40 tuổi trở xuống chiếm 63,5%), đây là xu hướng chung của toàn quốc. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho ngành thống kê, với đội ngũ công chức trẻ sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào công việc chuyên môn nhiều hơn tạo nên năng suất lao động cao hơn. Ngược lại đây cũng là một khó khăn mà ngành phải có kế hoạch bồi dưỡng và khắc phục, đó là thiếu kinh nghiệm trong công tác xử lý, phân tích và dự báo trong công tác thống kê.
Một đặc điểm đáng chú ý nữa, số lượng nữ chiếm tỷ trọng khá lớn (52,4%) và có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt ở độ tuổi dưới 40. Đây vừa là lợi thế nhưng cũng là một khó khăn đối với Cục Thống Kê Đà Nẵng. Căn cứ vào nhiệm vụ thực tế của công chức thống kê cấp tỉnh và cấp huyện, thì đức tính cẩn thận, chi tiết, chịu khó, kiên nhẫn là cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao, những đức tính này thường thấy ở nữ giới nhiều hơn là nam. Tuy nhiên, phụ nữ thì cũng có những hạn chế nhất định như: lập gia đình, sinh con, nuôi con nhỏ,… điều này ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn lao động trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch công tác tại đơn vị. Tuy nhiên, đây không phải là rào cản quá lớn hiện nay, khi trình độ
khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, máy móc hỗ trợ con người khá nhiều thì thời gian của phụ nữ dành cho các công việc gia đình ít hơn. Bên cạnh đó, nhận thức tiến bộ về bình đẳng giới của xã hội ngày nay tiến bộ, sự thông cảm chia xẻ của nam giới trong công việc gia đình càng nhiều, nhất là sự quan tâm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội đã tạo động lưc để nữ giới sẽ khắc phục được những hạn chế này.
Theo bộ máy tổ chức hiện nay thì ngành thống kê của Thành phố chia làm 2 cấp: Thành phố gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ (gọi tắt là văn phòng Cục) và cấp quận, huyện bao gồm các Chi Cục Thống kê các quận, huyện (gọi tắt là cấp Chi cục). Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố có ít đơn vị hành chính (6 quận, 2 huyện) nên nhìn chung nguồn nhân lực giữa 2 cấp này không có sự khác biệt nhau nhiều về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực.
Tổng số công chức khối Văn phòng cục là 32 người, khối Chi cục 31 người; trình độ đại học trở lên hơn 96%. Công chức khối Chi cục trẻ hơn và tỷ lệ công chức nữ nhiều hơn so với khối Văn phòng cục: tỷ lệ công chức có độ tuổi từ 40 trở xuống khối chi cục là 74,2% thì khối văn phòng cục chỉ có 53,1%; tỷ lệ nữ ở chi cục là 64,5% thì tỷ lệ này ở văn phòng cục chỉ chiếm 40,6%. Điều này tương đối hợp lý so với chức năng, nhiệm vụ được phân công như hiện nay.
Nói tóm lại, trong gần 10 năm trở lại đây số lượng nhân lực tăng không nhiều nhưng chất lượng công chức của Cục Thống kê Đà Nẵng đã và đang có nhiều cải thiện,góp phần quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trong thời gian tới, khối lượng công việc mà Tổng cục Thống kê cũng như UBND Thành phố Đà Nẵng giao chắc chắn sẽ nhiều hơn, chất lượng công tác thống kê đòi hỏi cấp thiết phải được cải thiện để đáp ứng nhu cầu người dùng tin, Cục TK Đà Nẵng phải có một hệ thống giải pháp đồng
bộ, đặc biệt là giải pháp về nhân lực thống kê.
Các nội dung đào tạo nguồn nhân lực hiện nay:
Đào tạo nguồn về mặt chính trị và lý luận
Mục đích:
Nâng cao phẩm chất chính trị, nắm vững lý luận, hoàn thiện nhân cách cho các thành viên trong đơn vị, nhằm tạo ra con người hoàn thiện.
Nội dung:
- Nghị quyết, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. - Chính sách Pháp luật và lao động.
- Đạo đức cán bộ và trách nhiệm xã hội của đơn vị. - Các học thuyết về kinh tế, quản trị.
- Các quy luật kinh tế, tự nhiên và xã hội. - Các phương pháp tư duy khoa học.
Đào tạo nguồn về mặt chuyên môn nghiệp vụ.
Mục đích:
Giúp người cán bộ liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để thực hiện tốt nhất công việc hiện tại, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhu cầu phát triển tương lai.
Nội dung:
- Đào tạo kiến thức căn bản và kiến thức chuyên sâu. - Các kỹ năng cần đào tạo cho nhà quản trị là:
+ Kỹ năng nhân sự: khả năng làm việc với người khác, năng lực giao tiếp, khả năng thuyết phục.
+ Kỹ năng tư duy: biết nhìn xa trong rộng, hình dung và trình bày vấn đề.
+ Kỹ năng thông tin: thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đạt thông tin.
Bảng 2.5. Quy mô đào tạo cán bộ
Các chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016
2016/201 5
Tổng chi phí đào tạo Triệu 25 28 35 7
Tổng số LĐ được đào tạo Người 12 13 15 2
Chi phí đào tạo trung bình
Triệu/ người/nă
m
2.08 2.15 2.33 0.18
(Nguồn : Phòng Tổ chức Hành chính)
Quy mô đào tạo qua các năm có tăng: tổng số lao động được đào tạo năm 2015 tăng so với năm 2014 và năm 2016 tăng so với năm 2015 tương ứng tăng 7 người. Điều đó chứng tỏ đào tạo cũng được coi trọng trong ngành. Tổng chi phí chi cho công tác đào tạo năm 2016 so với 2015 tăng 125% tương ứng là 35 triệu tăng 7 triệu so với 28 triệu trong năm 2015, nhưng vẫn là con số thấp so với các chi phí đào tạo cần thiết tại địa phương.
2.3.3.2. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo tại Cục Thống kê Đà nẵng
Theo kế hoạch, tình hình công tác và nhu cầu thực tế về chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức hiện có mà hàng năm đơn vị đã xác định được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, cụ thể như sau:
Từ năm 2014 – 2016 số lượng cán bộ của đơn vị giảm 5 cán bộ, trong đó số cán bộ nghỉ việc 05(hợp đồng) và đơn vị tuyển dụng mới 2, bao gồm cả cán bộ qua đào tạo và cán bộ chưa qua đào tạo. Tất cả những cán bộ chưa qua đào tạo họ đều mong muốn có một chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn và phù hợp với môi trường làm việc của đơn vị.
Qua quá trình tổng hợp các nguồn thì năm 2016 Cục Thống kê có đưa ra kế hoạch đào tạo nhưng chưa chú trọng nhiều và quan tâm đến nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực như sau:
Cán bộ cấp quản lý: Hàng năm cử cán bộ lãnh đạo thuộc các phòng, theo học các lớp nghiệp vụ ngắn ngày và các lớp lý luận chính trị cao cấp. Trong năm 2016 có 02 cán bộ cấp quản lý và lãnh đạo đã được Cục Thống kê cử đi đào tạo.
Cán bộ: Mỗi phòng ban cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ. Tính tới năm 2016, trung bình mỗi cán bộ trong đơn vị đều được cử đi đào tạo một lần.
Bảng 2.6. Kế hoạch đào tạo cán bộ năm 2016
Nội dung chương trình đào tạo Đối tượng Số lượng (người)
Đào tạo lý luận chính trị Cán bộ lãnh đạo 4
Học lớp quản lý, tổ chức Cán bộ quản lý 2
Đào tạo nghiệp vụ thống kê
Công nhân viên 6
Tổng số lượng 12
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Trong năm 2016 có 12 người đã được cử đi đào tạo. Và có 6 người đào tạo tại trường Cao đẳng thống kê, đi học lớp cấp cao lý luận chính trị, các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Qua khảo sát trên 63 cán bộ công chức tại đơn vị, để đánh giá mức độ cần thiết của công tác đào tạo:
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ cần thiết của công tác đào tạo
STT Mức độ Số ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
1 Rấtcần thiết 12 19.05 2 Cần thiết 35 55.55 3 Bìnhthường 15 23.81 4 Khôngcần thiết 1 1.59 5 Khôngcóýkiến 0 0.00 Tổngcộng 63 100 (Nguồn:Xửlýsốliệuđiềutra)
Quabảng2.8 tathấycó 19.05 %sốlaođộng chorằnghọcàm thấy công tác đào tạo rất cần thiết đối với bản thân,55.55%cholàcần thiết,23.81%thìthấyrằngbìnhthường, còn lại 1.59 % không cân thiết.Phầnlớncán bộtrongđơn vịđềucảmthấy công tác đào tạo nhân lực cần thiết đối với họ và mong muốn được đào tạo thêm.Điềunàythể hiện đúng với mong muốn nghề nghiệp trong tương lai của người cán bộ, phần lớn mong muốn có đầy đủ chuyên môn trình độ để đáp ứng hoàn thành công việc và có những thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên đơn vị chưa dựa vào nhu cầu của cán bộ công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo mà chỉ dựa vào định hướng phát triển của đơn vị, đơn vị để lập kế hoạch đào tạo.
2.3.3.3. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo tại chi nhánh Đà Nẵng:
- Hàng năm đơn vị định hướng cập nhập thêm Kỹ năng cho cán bộ cấp quản lý và cán bộ về các lĩnh vực quản lý.
- Trang bị thêm kiến thức cho cán bộ về các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ như xử lý số liệu, nghiệp vụ điều tra.
2.3.3.4. Thực trạng lựa chọn đối tượng được đào tạo tại Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Đơn vị đang lựa chọn đối tượng đào tạo với các tiêu chí sau: - Đối tượng đào tạo là lãnh đạo, phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Phải có khả năng lãnh đạo tốt.
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị, đạt chỉ tiêu đề ra. + Được sự tín nhiệm của cán bộ công chức trong đơn vị .
- Đối với cán bô công chức phải đảm bảo những yêu cầu về trình độ và phẩm chất:
+ Hoàn thành tốt công việc
+ Có trình độ và khả năng đáp ứng được chương trình đào tạo + Có sức khoẻ và điều kiện gia đình cho phép
+ Cam kết làm việc lâu dài với đơn vị sau khi đã được đơn vị cử đi đào tạo.
Đối tượng được đào tạo của đơn vị được thể hiện qua số lượng cán bộ được đào tạo ở các phòng ban trong bảng 2.10.
Bảng 2.8. Thống kê số lượng cán bộ được đào tạo ở các phòng, ban
Các Phòng/ Ban Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 so với 2015 Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng số lao động 13 15 2 15.38 Lãnh đạo Cục 1 2 1 100 Phòng Tổng hợp 1 1 0 0 Phòng Công nghiệp XD 0 1 1 0 Phòng Thương mại 1 1 0 0 Phòng Nông nghiệp 1 1 0 0 Phòng Tổ chức Hành chính 1 1 0 0 Phòng Dân số Văn xã 1 1 0 0 Phòng Thanh tra 1 1 0 0
Chi cục Thống kê Hải Châu 1 1 0 0
Chi cục Thống kê Thanh khê 1 1 0 0
Chi cục Thống kê Sơn Trà 1 1 0 0
Chi cục Thống kê Liên Chiểu 0 1 1 0
Các Phòng/ Ban Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 so với 2015 Tuyệt đối Tương đối (%) Chi cục Thống kê Cẩm Lệ 1 1 0 0
Chi cục Thống kê Hòa Vang 1 0 0 0
(Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự)
Qua bảng trên ta lãnh đạo có số lượng được đào tạo nhiều nhất. Tuy nhiên, năm 2016 so với năm 2015 tỉ lệ đào tạo tăng đối với khối Ban lãnh đạo (tăng 100%), nhưng số lượng cán bộ được đào tạo chưa nhiều tăng 01 người, nghĩa là công tác đào tạo cho cán bộ các phòng ban, chi cục khác còn lại chưa được chú ý và đầu tư đúng mức.
2.3.3.5. Thực trạng xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo tại Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng.
Xác định địa điểm đào tạo
Đào tạo tại đơn vị:
- Báo cáo viên chính là cán bộ lãnh đạo tại đơn vị. Đơn vị không mời báo cáo viên từ bên ngoài vào để giảng dạy.
- Hiện tại, đơn vị sử dụng các phòng Hội trường tại đơn vị để đào tạo các khóa đông người. Đối với các khóa chuyên đề, đon vị sử dụng các phòng hội trường của đơn vị để thực hiện. Tại các phòng này có hệ thống LAN, Tivi và các máy tính phục vụ cho đơn vị đào tạo được thuận lợi.
Đào tạo ở bên ngoài đơn vị:
- Đơn vị cử cán bộ công chức tới các trường cao đẳng, đại học để đào tạo.
- Địa điểm đào tạo: thường căn cứ trên kế hoạch đào tạo của Tổng cục Thống kê.
+ Đơn vị tự bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ mới: Đối với cán bộ mới, đơn vị đều tổ chức hướng dẫn bồi dưỡng. Đơn vị lựa chọn cán bộ lãnh đạo có thâm niên trong ngành kinh nghiệm lâu năm và có trình độ để hướng dẫn hoặc kèm cặp những cán bộ có nhu cầu và được bồi dưỡng. Năm 2016 của Cục Thống kê tp Đà Nẵng có 2 nhân viên mới, đều vừa mới tốt nghiệp đại học nên kinh nghiệm làm việc chưa có, đồng thời chưa có kiến thức vững chắc về nghiệp vụ thống kê.
+ Đơn vị tổ chức các lớp tập huấn:
Đào tạo nội bộ: với báo cáo viên là cán bộ của đơn vịhoặc là chuyên viên của một một số phòng ban cử đến bồi dưỡng nghiệp vụ.
Đào tạo bên ngoài: Đơn vị thuê giảng viên bên ngoài về đào tạo.
Đào tạo phát triển nhân tài: Đơn vị thỉnh thoảng có 1, 2 khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao một cách toàn diện năng lực của cán bộ tiềm năng cho các vị trí công việc trọng yếu của đơn vị .
Lựa chọn phương pháp đào tạo:
Có rất nhiều phương pháp đào tạo nhưng tại đơn vị, hiện tại chủ yếu sử dụng hai phương pháp chủ yếu đó là phương pháp kèm cặp và phương pháp cử đi học tại các trường.
+ Phương pháp kèm cặp, chỉ bảo: Những cán bộ lãnh đạo giỏi tiến hành hướng dẫn và giám sát trực tiếp các cán bộ cấp dưới.
+ Phương pháp cử người đi học: Đơn vị cử các học viên tới các trường đại học, cao đẳng tạo để học tập tiếp thu những kiến thức kĩ năng mới.
2.3.3.6. Thực trạng công tác dự trù chi phí đào tạo tại chi nhánh Đà Nẵng:
Trong năm 2016 đơn vị có 12 cán bộ công chức được tham gia đào tạo trong đó có 6 người đào tạo tại trường cao đẳng thống kê (Theo bảng 2.7. Kế hoạch đào tạo cán bộ năm 2016) còn 6 cán bộ lãnh được đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng. Ta có bảng chi phí sau:
Bảng 2.9. Thống kê chi phí đào tạo năm 2016
Nội dung đào tạo
Số lượn g Chi phí/ 1 người (đồng) Tổng chi phí
Đào tạo lý luận chính trị 4 3,500,000 14,000,000 Học lớp quản lý, tổ chức 2 1,500,000 3,000,000 Đào tạo nghiệp vụ thống kê 6 3,000,000 18,000,000
Tổng : 35,000,000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tổng chi phí cho công tác đào tạo năm 2016 là: 35.000.000 đồng, chi phí của các khóa học trên đơn vị dựa vào kết quả khảo sát tại các cơ sở đào tạo.
Nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực được trích từ các nguồn quỹ và tài trợ sau:
+ Nguồn chi phí đào tạo từ đơn vị được cấp trên giao hàng năm. + Nguồn hỗ trợ từ các nguồn tài trợ khác.
2.3.3.7.Thực trạng công tác lựa chọn giáo viên và triển khai công tác đào tạo tại chi nhánh Đà Nẵng
Công tác lựa chọn giáo viên
Vì đơn vị đang sử dụng hai phương pháp đào tạo chủ yếu là kèm cặp và cử đi học nên giáo viên của đơn vị có hai nguồn chính:
Tại đơn vị: đơn vị chọn và cử những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm hiểu ro và nắm chắc mọi nghiệp vụ của đơn vị. Những người này sẽ làm cùng để chỉ bảo cho những cán bộ mới, những người yếu kém có nhu cầu được đào tạo.Truyền cho họ những kinh nghiệm làm việc mà giảng viên đã tích lũy được từ trước.
Tại các trung tâm đào tạo: thì giáo viên do trung tâm lựa chọn, những giáo viên này là người đã có nhiều năm giảng dạy và được nhiều tin tưởng. Các giảng viên uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực liên quan…
Sau khi lựa chọn học viên, giảng viên và các hình thức đào tạo phù hợp, chương trình đào tạo sẽ được triển khai thực hiện .
Đối với các lớp mở tại đơn vị:
Phòng tổ chức hành chính sẽ là đơn vị thực hiện trực tiếp các chương trình đào tạo: thông báo cho học viên thông qua hình thức gửi thư điện tử ( E- mail), mời giáo viên báo cáo viên, chuẩn bị địa điểm, đèn chiếu phương tiện và trang thiết bị học tập, theo doi quá trình tham gia của các học viên.
Hình thức này chủ yếu sử dụng đối với cán bộ mới (vừa được tuyển dụng) của đơn vị.Bên cạnh đó cũng áp dụng đối với khối văn phòng, khối chi cục quận huyện,…khi nội dung đào tạo không cần kiến thức hệ thống mà có thể sử dụng phương thức đào tạo chỉ bảo tại chỗ, kèm cặp như: đào tạo về văn hóa đơn vị, các quy định của đơn vị, nghiệp vụ điều tra, xử lý số liệu điều tra, … Đây là hình thức xây dựng đội ngũ kế cận qua việc cấp trên trực tiếp đào tạo cho cấp dưới của mình, do đó giúp cho cấp trên và cấp dưới hiểu nhau hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc và đội ngũ cán bộ quản lý.
Đào tạo bên ngoài đơn vị
Đơn vị sẽ hỗ trợ cho cán bộ về thời gian cũng như chi phí trong quá trình đi đào tạo.
2.3.3.8. Đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực
Tại Cục Thống kê Đà nẵng, sau mỗi khóa học để đánh giá kết quả đào tạo thì mỗi học viên sẽ phải làm bài kiểm tra. Nhưng nhìn chung, việc dựa vào bài tập kiểm tra để đánh giá thường là không chính xác, chưa phản ánh đúng nhất. Có đánh giá chương trình bằng việc sử dụng bảng câu hỏi sau khóa học. Muốn đánh giá được thực chất kết quả của quá trình đào tạo thì phải nhìn nhận thông qua hiệu quả làm việc sau đào tạo.