7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
chức quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm
2.3.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy
Với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, Sở LĐTBXH Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố QLNN về lao động, việc làm, dạy nghề và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. Sở LĐTBXH Hà Nội đã được cải cách, sắp xếp theo hướng gọn
56
nhẹ, tinh giản biên chế và thu gọn các phòng ban, đầu mối (Từ 13 phòng bao gồm: Phòng Hành chính, tổng hợp; Phòng Tổ chức; Phòng Kế toán; Phòng Người có công; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; Phòng Dạy nghề; Phòng Tiền lương; Phòng Bảo hiểm xã hội; Phòng Thanh tra; Phòng Kế hoạch, tài chính; Phòng Chính sách Việc làm; Phòng An toàn lao động xuống còn 9 phòng – theo Sơ đồ 2.1).
Giám đốc Sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và các công việc được UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố phân công hoặc ủy quyền.
Sơ đồ tổ chức của Sở LĐTBXH Hà Nội:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
1. Văn Phòng Sở 2. Phòng Ngƣời có công 3. Phòng Bảo trợ xã hội 4. Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới 5. Phòng Dạy nghề GIÁM ĐỐC SỞ Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở 6. Phòng Tiền lƣơng – BHXH 7. Phòng Thanh tra. 8. Phòng Kế hoạch – Tài chính 9. Phòng Việc làm – An toàn lao động
10. Chi cục Phòng, chống TNXH
57
Theo phân cấp quản lý, Sở LĐTBXH là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố trong lĩnh vực LĐTBXH, còn Phòng việc làm, An toàn lao động có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực việc làm, TTLĐ, BHTN; bảo hộ, an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.
2.3.3.2. Phát triển đội ngũ cán bộ
Tính đến hết quý III năm 2020, Sở LĐTBXH có 134 cán bộ, trong đó Phòng Việc làm, An toàn Lao động có 15 cán bộ. TTDVVL Hà Nội có tổng số: 195 cán bộ, nhân viên trong đó có 186 người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học [43]. Tính đến nay, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ của Sở LĐTBXH Hà Nội và TTDVVL Hà Nội đều đã được cấp chứng chỉ tin học do Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.
Đối với các DNDVVL có tổng số 1.765 cán bộ, nhân viên, trong đó có 1.136 người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học [42].
Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp cùng các tổ chức, đơn vị như Trường đào tạo cán bộ lao động xã hội, Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng, Tổ chức Lao động quốc tế,… tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn dưới hình thức tập trung và trực tuyến về công nghệ thông tin; kỹ năng lãnh đạo, quản lý; nghệ thuật quản lý nhân viên; quản lý tư vấn; quản lý dự án; quản lý mâu thuẫn; phân tích nhu cầu các dự án phát triển; xây dựng chiến lược phát triển tổ chức; phân tích nhu cầu và xây dựng chương trình đào tạo và các khóa tập huấn kỹ năng mềm khác.
Sở LĐTBXH Hà Nội cùng các TTDVVL đã cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, viên chức và NLĐ. Chủ yếu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứng, NLĐ được Sở LĐTBXH và TTDVVL Hà Nội chú trọng, còn đối với các DNDVVL, việc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ vẫn chưa được quan tâm.
58
Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ tham gia các lớp đào tạo được thống kê tại bảng sau:
Bảng 2.2. Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ tham gia các lớp đào tạo từ năm 2016 đến hết quý III/2020
STT
Hình thức học
Số liệu qua các năm
2016 2017 2018 2019 Quý III/2020 Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) Số lớp Học viên (lượt) 1 Tập trung 56 2.040 54 2.455 33 1.061 35 1.132 8 25 2 Trực tuyến 0 0 0 0 0 0 0 0 25 190 Tổng số 56 2.040 54 2.455 33 1.061 35 1.132 33 215
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ tham gia các lớp tập huấn với các nội dung khác nhau qua các năm có nhiều biến động.
Trước năm 2018, số lượng các DNDVVL còn tương đối lớn nên số lớp được tổ chức và số lượt học viên tham gia hàng năm là tương đối lớn, 100% là đạo tạo tập trung, cụ thể: Năm 2017 số lớp tuy giảm 2 lớp so với năm 2016 nhưng số lượt học viên tăng 415 lượt (tăng 20,3%). Đến năm 2018, sau khi phát hiện và thanh lọc 677 DNDVVL trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện hoạt động, số lượt học viên tham gia các lớp tập huấn cũng giảm đáng kể, giảm 1.394 lượt (56,8%). Năm 2019, số lượt học viên tăng 71 lượt (6,69%). Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các lớp đào tạo chuyển đổi từ tập trung chủ yếu sang hình thức đào tạo trực tuyến với tổng số lớp là 33 và tổng số lượt học viên tham dự là 215 lượt.
59
Đội ngũ nhân lực làm việc tại các Điểm, Sàn GDVL vệ tinh và công tác phân tích – dự báo từng bước được đào tạo bài bản, nâng cao tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
2.3.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối với trung tâm dịch vụ việc làm trung tâm dịch vụ việc làm
Việc hỗ trợ về tài chính cho các TTDVVL để đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị còn rất hạn chế, chủ yếu là đầu tư nâng cấp các hạng mục đã xuống cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của TTLĐ. Điều đó dẫn đến một số TTDVVL cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị sơ sài, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể tại trụ sở chính và hai cơ sở làm việc của TTDVVL Hà Nội cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế: toàn bộ hệ thống phòng làm việc được đưa vào sử dụng trong các hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, phòng dành cho hoạt động của phiên giao dịch chưa được nâng cấp, sửa chữa và mang tính chuyên nghiệp, các hoạt động của khu vực thông tin và tư vấn của phiên diễn ra ngoài trời, thậm chí có phiên giao dịch trung tâm phải bố trí bàn tuyển dụng lao động tại khu vực nhà để xe của Trung tâm, hoạt động điều hành, giám sát phiên giao dịch việc làm hiện nay còn phải làm thủ công, trực tiếp, chưa có máy móc, thiết bị công nghệ hỗ trợ.
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với trung tâm dịch vụ việc làm dịch vụ việc làm
Hàng năm, Sở LĐTBXH đã xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra các đơn vị đang hoạt động; thực hiện kiểm tra định kỳ, thực hiện thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ (theo mẫu quy định) của các TTDVVL để báo cáo các cơ quan chức năng như Bộ LĐTBXH, UBND Thành phố và Tổng cục Thống kê. Phòng Việc làm, An toàn Lao động được Sở LĐTBXH giao nhiệm vụ đề xuất kế hoạch kiểm tra, trong đó nêu phương án kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra cụ thể.
80
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm, tính đến giữa tháng 4 năm 2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030 năm 2030
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như phân tích các thuận lợi, khó khăn, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thành phố quyết tâm phấn đấu đến năm 2030, xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị thông minh, thành phố đổi mới, sáng tạo; duy trì tăng trưởng kinh tế cao hơn so với trung bình cả nước và cao hơn giai đoạn 2015 - 2020. Hà Nội cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 200 triệu đến 205 triệu đồng.
Để cụ thể hóa các mục tiêu này, thành phố xác định tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra. Nâng cao giá trị sáng tạo và hàm lượng văn hóa trong hoạt động kinh tế; khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, dịch vụ. Hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ưu tiên thu hút mạnh các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường.
81
- Trong công tác xây dựng Đảng: Tiếp tục thực hiện kiên trì, có hiệu quả Nghị quyết TW 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, tính chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mô hình tổ chức mới và phù hợp với tình hình thực tiễn của Thủ đô. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đề cao tính nêu gương, gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy đoàn kết, dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, coi trọng kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2025 đạt khoảng 11 - 12 % và thời kỳ 2025 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Hà Nội khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 đến 17.000 USD (tính theo giá thực tế). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế Thành phố [49].
Phấn đấu đến năm 2030, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5%. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 13 - 14% thời kỳ 2020 - 2030 [49].
- Về xã hội: Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 7,9 - 8,0 triệu người, đến năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70 -75% vào năm 2030. Phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực. Tỷ lệ trường (từ mầm non đến trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia đạt 65 - 70% vào năm 2030; chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô và phục vụ xuất khẩu lao động [49].
82
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.
Phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, tăng tuổi thọ cho nhân dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân còn dưới 11% vào năm 2025 và dưới 8% vào năm 2030 [49].
Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 khoảng 46 - 47%, năm 2025 đạt 58 - 60%, đến năm 2030 đạt khoảng 65 - 68%. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [49].
- Về hạ tầng và vấn đề bảo vệ môi trường:
Xây dựng Thành phố Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 - 45% nhu cầu đi lại của nhân dân. Hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông [49].
Phát triển hệ thống cấp nước, bảo đảm cơ bản tất cả các hộ gia đình được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia; cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước, từng bước giải quyết tình trạng ngập úng. Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và xử lý 100% nước thải các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Nâng diện tích nhà ở lên 23 - 24m2/người vào năm 2030 (tính trung bình cả khu vực đô thị và nông thôn). Phát triển vườn hoa, cây xanh, công viên, phấn đấu nâng diện tích đất cây xanh đạt 10 - 12m2/người vào năm 2030 [49].
- Về xây dựng an ninh quốc phòng:
Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng Hà Nội trở thành khu vực phòng thủ vững chắc.
83
3.2.3. Mục tiêu phát triển đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
Thứ nhất, định hướng tăng cường QLNN đối với các TTDVVL của thành phố Hà Nội.
Bộ máy quản lý cần có sự điều chỉnh đối với việc mất cân đối giữa số người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý với số lượng cán bộ, công chức, chuyên viên giúp việc và thực thi nhiệm vụ theo hướng ngược lại là giảm số cán bộ giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý, tăng số lượng cán bộ, công chức, chuyên viên giúp việc và thực thi nhiệm vụ; Bố trí đầy đủ nhân sự hoạt động của các TTDVVL theo hướng tinh giản biên chế nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Thứ hai, định hướng về xác định mục tiêu đối với các TTDVVL của thành phố Hà Nội.
TTDVVL ra đời nhằm mục đích GQVL cho NLĐ, góp phần giảm tình trạng thất nghiệp, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện các mục tiêu về kinh tế - chính trị của Thành phố. Để đạt được mục tiêu đó, hệ thống TTDVVL cùng với các tổ chức lao động khác phải tích cực hỗ trợ NLĐ tìm việc làm, định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là trợ giúp những NLĐ ít có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin việc làm. Vì vậy, QLNN đối với các